Cập nhật:  GMT+7

Đất lạ hóa quê hương

Tỉnh Quảng Trị hiện có 6.836 cán bộ của các cơ quan Đảng, cơ quan chuyên môn và đơn vị trực thuộc UBND tỉnh, các tổ chức chính trị-xã hội, Văn phòng HĐND tỉnh và Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh. Trong đó, có 1.194 người di chuyển về làm việc tại trung tâm hành chính tỉnh (phường Đồng Hới) và có nhu cầu bố trí nhà công vụ. Theo khảo sát, hiện nay, trên địa bàn phường Đồng Hới có 11 cơ sở nhà, đất đủ điều kiện bố trí nhà ở công vụ. Trong đó, có 3 cơ sở nhà, đất cơ bản đủ điều kiện bố trí nhà công vụ với 137 phòng; 8 cơ sở nhà, đất trụ sở dôi dư, dự kiến cải tạo làm nhà công vụ để bố trí 528 phòng ở cho cán bộ, viên chức.

Đất lạ hóa quê hương

Thu dọn trang thiết bị văn phòng đưa ra làm việc ở Đồng Hới.-Ảnh: X. LỘC

Khó khăn ban đầu

Từ nhu cầu chỗ ở và kết quả khảo sát cho thấy, dự kiến nguồn cung đáp ứng nhu cầu nhà ở cho cán bộ Quảng Trị khi di chuyển về trung tâm hành chính tỉnh là chưa đủ. Số liệu khảo sát về nhà ở công vụ chỉ mới trên lý thuyết, thực tế nhiều trụ sở dôi dư tính đến ngày 2/7/2025 vẫn đang trong quá trình tu sửa, nâng cấp. Do đó, phải mất một khoảng thời gian nữa mới hoàn thành đưa vào sử dụng.

Tìm hiểu thực tế tiến độ sửa chữa nhà công vụ hiện nay trên địa bàn phường Đồng Hới, chúng tôi có mặt tại khu nhà C, Trường đại học Quảng Bình, là một trong những địa điểm được chọn để sửa chữa giảng đường thành nhà công vụ phục vụ cho cán bộ, công chức, viên chức. Khu nhà được chia thành 2 dãy, mỗi dãy 5 tầng với hơn 60 phòng có sức chứa khoảng 100 người. Sau khi hoàn thiện, mỗi phòng có diện tích khoảng 34m2 với 2 giường đôi được hoàn thiện nội thất và có khu vệ sinh khép kín.

Để đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu cuối tháng 7/2025 bàn giao công trình, đơn vị thi công đã huy động nhân lực, máy móc làm liên tục 2-3 ca mỗi ngày, sớm hoàn thiện để tạo điều kiện thuận lợi nhất về nơi ở cho các cán bộ, công chức, viên chức. Ông Trương Văn Tuân, Giám đốc Công ty Đức Giang-đơn vị được nhận thi công sửa chữa, cho biết: “Trên công trường và tại xưởng gia công của công ty, có khoảng 100 nhân công đang làm việc liên tục để bảo đảm tiến độ. Mặc dù áp lực về thời gian, tiến độ nhưng chúng tôi luôn kiểm soát, giám sát chặt chẽ từng khâu, từng giai đoạn của công trình, để nhà sửa chữa xong phải bảo đảm chất lượng”.

Bắt đầu từ giữa tháng 4/2025, khi có thông tin cán bộ, viên chức di chuyển ra trung tâm hành chính mới làm việc thì nhu cầu tìm nơi trọ và nhà ở tại phường Đồng Hới gia tăng. Trên khắp các trang facebook, zalo như: Nhà đất Quảng Bình, Tìm nhà Quảng Bình, Rao vặt Quảng Trị..., câu chuyện tìm nhà, giá cả, cách ở ghép tiết kiệm... rôm rả hơn bao giờ hết với hàng trăm lượt thích, bình luận và trao đổi.

Có mặt tại trụ sở của UBND phường Phú Hải (cũ), nơi đang được sửa chữa, sắp xếp để trở thành nơi làm việc của Văn phòng Đăng ký đất đai tỉnh Quảng Trị đúng lúc bao bề bộn, ngổn ngang trong công tác sắp xếp cơ sở vật chất cho cán bộ. Trụ sở này được thiết kế cho khoảng 25-28 người làm việc nhưng hiện nay, nếu toàn bộ cán bộ của văn phòng ra làm việc thì phải đáp ứng cho hơn 80 cán bộ. Do đó, quá tải về chỗ làm việc là điều thấy rõ. Để bảo đảm tiến độ xử lý công việc cho người dân, tất cả các phòng, hội trường, ngay cả phần sân khấu hội trường của trụ sở UBND phường Phú Hải (cũ) đều đã được trưng dụng để có chỗ bố trí cho cán bộ làm việc.

Sự sẻ chia ấm áp

Mỗi cán bộ, viên chức di chuyển công tác đợt này, ngoài sự hỗ trợ của gia đình thì trên hết đã có sự hỗ trợ, sẻ chia từ chính quyền địa phương, đơn vị cũng như người dân sở tại. Tình cờ gặp chị Trần Thị Mỹ Hồng-giáo viên Trường đại học Quảng Bình, tại quầy bán chăn, ga, gối, nệm, chị hồ hởi cho biết: “Nhà có 2 vợ chồng, mấy đứa con đi làm xa nên trọn cả tầng 2, gồm 2 phòng ngủ, lâu nay ít sử dụng nên vật dụng ẩm mốc. Đợt này, tôi có đứa bạn học thời sinh viên ở Huế ra công tác mà chưa thuê được nhà, nên tôi đưa bạn về ở một thời gian. Vì thế, tôi thay mới toàn bộ chăn, ga, gối, nệm để có nơi ở tươm tất cho bạn. Thật vui, bởi trái đất xoay tròn gắn kết mãi tình bạn, tình đời...”.

Chúng tôi tìm đến khu trọ của chị Nguyễn Thị Cúc tại phường Đồng Hới. Khu trọ này hiện có 10 phòng thì có đến 2 phòng đã có cán bộ từ Đông Hà ra thuê. Nhanh tay dọn dẹp, lau chùi nhà cửa sạch sẽ, tinh tươm để đón chào người thuê mới, chị Cúc niềm nở chia sẻ: “Với mỗi phòng trọ, trung bình tôi thu 1.600.000 đồng/tháng, thế nhưng cứ là người từ Đông Hà ra làm việc tại Đồng Hới thuê, tôi giảm ngay 100.000 đồng/tháng trong vòng 6 tháng liên tục. Người cùng tỉnh với nhau cả, tôi cũng từng là người xa quê làm việc nên rất thấu hiểu sự bỡ ngỡ, khó khăn ban đầu. Với sự hỗ trợ này, hy vọng rằng, các cán bộ sẽ sớm ổn định nơi ăn, chốn ở để tiếp tục công tác."

Đất lạ hóa quê hương

Chị Cúc khẩn trương dọn dẹp phòng trọ để đón khách thuê.-Ảnh: THẾ AN

Ưu tiên người từ Đông Hà ra thuê phòng, giảm giá phòng, hỗ trợ dọn dẹp, lắp đặt thêm vật dụng..., rất nhiều những sự hỗ trợ tuy nhỏ, thầm lặng nhưng đã tiếp sức cho cán bộ, viên chức trên chặng đường làm việc tại địa bàn mới. Anh Lưu Đức Hùng, chủ nhà trọ ở phường Đồng Hới vui vẻ cho biết: “Khu trọ của tôi gồm hai nơi riêng biệt, một nơi gồm 14 phòng, một nơi 20 phòng, hiện tại, có khoảng 10 cán bộ từ Đông Hà đặt phòng rồi.

Phòng có đầy đủ điều hòa, khu vệ sinh khép kín, có nhà bếp chung. Đặc biệt, nếu nhà nào ở cả gia đình, tôi hỗ trợ lắp đặt khu bếp riêng để tiện cho việc nấu nướng của gia đình. Hy vọng rằng, với những sự hỗ trợ ban đầu như thế, mỗi cán bộ ra Đồng Hới sẽ nhanh chóng thích nghi với môi trường mới.”

Đồng Hới đang mùa du lịch nên vật giá có tăng nhẹ so với những ngày thường. Vì thế, không riêng câu chuyện ở đâu mà việc ăn uống như thế nào cũng phải suy tính. Vừa nhanh tay đảo dĩa rau xào, chị Diệu Thảo-chủ quán cơm Sơn Thủy ở đường Lý Thường Kiệt, phường Đồng Hới, rôm rả nói: “Không tăng giá đâu, bà con mình với nhau cả mà, ai mà từ Đông Hà ra đặt ăn trọn tháng thì còn giảm giá nữa chứ. Gia đình tôi từ Quảng Ngãi ra bán cơm tại Đồng Hới bao năm nay, đã quen với việc điều chỉnh gia vị cho người miền Trung đậm đà hương vị nên hy vọng sẽ làm vừa lòng khách”.

Vững niềm tin ở tương lai

Sau hợp nhất, tỉnh Quảng Trị có diện tích 12.700 km2, dân số 1.845.335 người, gồm 78 đơn vị hành chính cấp xã (69 xã, 8 phường, 1 đặc khu), với nhiều tiềm năng to lớn, như: Di sản thiên nhiên thế giới Vườn Quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng, nhiều di tích lịch sử, văn hóa có giá trị... Bên cạnh đó, còn có 3 cửa khẩu quốc tế Lao Bảo, La Lay, Cha Lo, cảng nước sâu Hòn La, Mỹ Thủy và 2 cảng hàng không.

Hệ thống giao thông liên vùng, đồng bộ sẽ tạo điều kiện thuận lợi để tích hợp, quy hoạch tổng thể và phát triển mạnh mẽ các lĩnh vực kinh tế biển, kinh tế cửa khẩu, logistics; tạo điều kiện hình thành các chuỗi giá trị liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ. Đây là cơ sở để nâng cao sức cạnh tranh vùng, tăng khả năng thu hút đầu tư quy mô lớn và hình thành một cực tăng trưởng mới ở Bắc Trung Bộ.

Vì vậy, để phát huy được các lợi thế và dư địa phát triển mới, tỉnh Quảng Trị cần xây dựng một lộ trình phát triển, tích hợp quy hoạch, phân bổ nguồn lực và xây dựng bản sắc địa phương. Đồng thời, nghiên cứu đề xuất các cơ chế đặc thù nhằm xây dựng các khu kinh tế tổng hợp ven biển, các cụm đô thị công nghiệp-dịch vụ gắn với logistics, các chính sách thu hút đầu tư ở lĩnh vực công nghệ cao và kinh tế số... Tất cả đều phụ thuộc vào cơ chế chính sách đủ linh hoạt, ưu tiên các chương trình đột phá và sự đồng thuận xã hội, đặc biệt từ đội ngũ cán bộ và người dân.

Ông Lê Chí Bính, ở khu phố 3, phường Đông Hà cho rằng, việc hợp nhất đơn vị hành chính là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước. Người dân đã nhận thấy tinh thần quyết tâm cao độ, thấy được cơ hội và tiềm năng phát triển đối với tỉnh Quảng Trị. Vì vậy, chúng tôi tin tưởng rằng, cuộc cách mạng hợp nhất đơn vị hành chính sẽ thành công.

Cùng quan điểm với ông Bính, anh Mai Anh Tuấn, công tác ở Cục Thi hành án dân sự tỉnh, cho rằng: “Với trách nhiệm của một đảng viên, bản thân tôi đã tiên phong trong việc chuyển ra Đồng Hới làm việc. Buổi đầu còn gặp một số khó khăn về nơi ở cũng như nơi làm việc. Nhưng với tinh thần hăng hái, sự dấn thân của tuổi trẻ, cá nhân tôi từng bước vượt qua những khó khăn ban đầu. Với quyết tâm vượt khó của mỗi cán bộ, viên chức và sự đồng thuận của người dân, tôi luôn tin tưởng vào tương lai phát triển của tỉnh Quảng Trị”.

Đứng trước thời cơ, vận hội mới và trong niềm hứng khởi của những ngày đầu hợp nhất, hợp sức, hợp lực để kiến tạo và dựng xây, mỗi một cá nhân trong tập thể lớn Quảng Trị đã xác định rõ những mục tiêu và định hướng cho tương lai. Bởi, hợp nhất đơn vị hành chính cấp tỉnh không đơn thuần là sự thay đổi về địa giới hành chính mà còn là cơ hội lịch sử để thiết kế lại không gian kinh tế theo hướng tích hợp, hiện đại và bền vững.

Với tầm nhìn chiến lược, tư duy quy hoạch mở, liên kết vùng và chú trọng các giá trị dài hạn, tỉnh Quảng Trị hội đủ các yếu tố để vươn lên thành một cực tăng trưởng mới ở khu vực Bắc Trung Bộ và phát triển vững chắc trong tương lai.

Nguyên Kha-Nhị An

Tin liên quan:
  • Đất lạ hóa quê hương
    Nơi “đất lạ hóa quê hương”...

    Trong khuôn khổ Chương trình Hội thảo, hội chợ triển lãm trưng bày sản phẩm vật liệu xây dựng tỉnh Quảng Trị năm 2023 tổ chức tại TP. Đông Hà vừa qua, tôi may mắn được anh Nguyễn Hữu Chiến, Giám đốc Công ty TNHH MTV Nhất Long Quảng Trị chia sẻ về quá trình lập nghiệp của mình trên mảnh đất Cam Lộ. Với anh, tình yêu đã biến “đất lạ hóa quê hương” và giờ đây những sản phẩm từ đá mang thương hiệu Nhất Long Quảng Trị đã góp phần giải quyết công ăn việc làm cho nhiều lao động địa phương.

  • Đất lạ hóa quê hương
    Hiện thực hóa ước mơ lập nghiệp từ đất đai quê hương

    Từng có một thời gian ở thành phố học tập và làm việc nhưng cuối cùng anh Trần Văn Quốc (sinh năm 1992) lại quyết định trở về quê ở xã Hướng Phùng, huyện Hướng Hóa khởi nghiệp bằng nghề nông. Nhờ sự cần cù, chịu khó, biết cách tận dụng lợi thế về đất đai, khí hậu của địa phương nên bước đầu anh đã xây dựng được mô hình trồng trọt mang lại nguồn thu nhập khá.


Nguyên Kha-Nhị An

 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Đêm hoa đăng trên sông Thạch Hãn

Đêm hoa đăng trên sông Thạch Hãn
2025-07-05 09:20:00

QTO - Thành thông lệ, tháng 7 tri ân, dòng Thạch Hãn, tỉnh Quảng Trị lại được thắp sáng bởi vô vàn ngọn hoa đăng tưởng nhớ các anh hùng liệt sĩ đã ngã...

Hơn 30 năm lặng lẽ “ươm những mầm xanh”

Hơn 30 năm lặng lẽ “ươm những mầm xanh”
2025-07-05 05:30:00

QTO - Bà Trần Thị Mác ở xã Xuân Ninh (nay là xã Trường Ninh), hiện đã ngoài 80 tuổi. Dẫu tuổi cao sức yếu, cuộc sống còn nhiều khó khăn nhưng bà vẫn âm...

“Người thắp lửa” hiến máu tình nguyện

“Người thắp lửa” hiến máu tình nguyện
2025-07-04 05:35:00

QTO - Sinh năm 1981, anh Ngô Dũng Cường, ở phường Đồng Sơn, là một trong những gương mặt tiêu biểu trong phong trào HMTN của tỉnh. Anh để lại ấn tượng sâu...

Hạnh phúc từ “đất lửa”

Hạnh phúc từ “đất lửa”
2025-07-04 05:30:00

QTO - Sau khi tốt nghiệp đại học năm 1973, chàng trai quê ở Quảng Bình và cô gái quê ở Nghệ An được điều động vào “đất lửa” Quảng Trị “gieo chữ, trồng...

Bắt tay làm việc ngay khi nhập tỉnh

Bắt tay làm việc ngay khi nhập tỉnh
2025-07-02 06:10:00

QTO - Cách đây 49 năm, tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế hợp nhất thành tỉnh Bình Trị Thiên. Thời điểm đó, ông Mai Xuân Thu (SN 1950, nguyên Phó...

Thầy giáo với niềm đam mê Vật lý bất tận

Thầy giáo với niềm đam mê Vật lý bất tận
2025-07-02 05:20:00

QTO - Gặp gỡ thầy giáo Trương Đình Hùng, Tổ trưởng chuyên môn Tổ Vật lý - Công nghệ, Trường THPT chuyên Võ Nguyên Giáp (phường Đồng Hới), một trong những...

“Cõng chữ” lên non, thắp sáng đại ngàn

“Cõng chữ” lên non, thắp sáng đại ngàn
2025-07-01 05:35:00

QTO - Trong những năm tháng gian khó, từ Quảng Bình, nhiều giáo viên trẻ đã vượt núi, băng rừng vào Quảng Trị (nay hai tỉnh đã sáp nhập thành tỉnh Quảng...

Người của hai quê

Người của hai quê
2025-07-01 05:30:00

QTO - Nhân vật được tôi trân quý đề cập đến trong bài viết này chính là ông Phạm Phước, nguyên Chủ tịch UBND huyện Lệ Ninh, nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Quảng...

Tin liên quan

Gợi ý

POWERED BY
Việt Long