
{title}
{publish}
{head}
Hơn 16 năm qua, Trường tiểu học thị trấn Krông Klang (xã Hướng Hiệp) đã triển khai nhiều giải pháp tích cực, hiệu quả trong đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục trên địa bàn vùng khó, với nhiều học sinh (HS) dân tộc Vân Kiều, Pa Kô theo học; đội ngũ cán bộ, giáo viên luôn dành nhiều tâm huyết, cống hiến không ngừng cho sự nghiệp trồng người và hết lòng hỗ trợ, tiếp sức cho HS bằng những việc làm thiết thực; các thế hệ HS biết cố gắng vượt khó, hiếu học... Với những kết quả đạt được trong công tác giáo dục, nhà trường ngày càng khẳng định uy tín, được các cấp, ngành tặng nhiều bằng khen cùng nhiều phần thưởng cao quý khác.
Học sinh Trường tiểu học thị trấn Krông Klang chủ động sử dụng tiếng Việt và mạnh dạn hơn trong giao tiếp.
Nâng cao kỹ năng sử dụng tiếng Việt
Ngày 23/6/2025, Trường tiểu học thị trấn Krông Klang được Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị tặng bằng khen vì đã có thành tích xuất sắc trong việc thực hiện đề án “Tăng cường tiếng Việt cho HS tiểu học vùng dân tộc thiểu số (DTTS) giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2025”. Đây là sự ghi nhận xứng đáng cho những nỗ lực không ngừng của tập thể nhà trường trong việc triển khai đồng bộ các giải pháp hỗ trợ HS DTTS nâng cao kỹ năng sử dụng tiếng Việt-một công cụ quan trọng giúp các em tiếp cận tốt hơn chương trình giáo dục phổ thông.
Hiệu trưởng Trường tiểu học thị trấn Krông Klang Hoàng Tuấn Kiệt cho biết, đối với HS DTTS, tiếng Việt không phải là tiếng mẹ đẻ, nên các em thường gặp khó khăn trong việc nghe, nói, đọc, viết. Đặc biệt, những HS bước vào lớp 1, vốn tiếng Việt rất hạn chế. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến việc tiếp thu kiến thức, khả năng giao tiếp và kết quả học tập của các em. Vì thế, việc tăng cường tiếng Việt không chỉ là nhiệm vụ quan trọng mà còn là trách nhiệm của nhà trường và đội ngũ giáo viên. Chúng tôi đã chủ động xây dựng kế hoạch cụ thể, phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường và đối tượng HS cho từng năm học.
Các hoạt động chính, như: Tổ chức tập huấn triển khai nhiệm vụ, cụ thể hóa các quyết định, kế hoạch của cấp trên; xây dựng kế hoạch dạy học, thời khóa biểu, lựa chọn các phương pháp dạy học tiếng Việt phù hợp với HS DTTS; tăng cường dạy từ vựng và luyện phát âm, ứng dụng công nghệ và phương tiện trực quan một cách hiệu quả; xây dựng “Góc tiếng Việt” tại trường, lớp nhằm tạo môi trường tiếng Việt phong phú cho HS.
Nhà trường tận dụng các điều kiện cơ sở vật chất sẵn có ở trường, lớp để giao nhiệm vụ, khuyến khích trẻ giao tiếp, tương tác bằng tiếng Việt theo chủ đề “Tiếng Việt của chúng em”, “Câu lạc bộ nói, viết bằng tiếng Việt”; tạo thói quen sử dụng tiếng phổ thông ở gia đình và cộng đồng cũng như khuyến khích giáo viên tự học tiếng dân tộc để phục vụ giảng dạy... Các hoạt động này được xây dựng theo hướng vui học, tạo cơ hội cho HS sử dụng tiếng Việt trong môi trường thân thiện, tự nhiên nhất. Trong đó, giải pháp thành công, hiệu quả nhất là tăng cường tiếng Việt thông qua việc tổ chức giao lưu tiếng Việt cho HS người DTTS và tổ chức các hoạt động đọc trong thư viện trường tiểu học.
Hơn 29 năm gắn bó với giáo dục miền núi, cô giáo Hoàng Thị Nhật Thu nắm rõ các phong tục tập quán, đời sống của người đồng bào DTTS, hiểu rõ những khó khăn trong đời sống và giao tiếp của trẻ em người Vân Kiều, Pa Kô. “Có nhiều năm chủ nhiệm lớp 1, tôi nhận thấy năng lực tiếng Việt đầu vào của HS rất thấp, gây khó khăn trong việc tiếp thu kiến thức. Nhờ nói lưu loát tiếng của người đồng bào, bản thân đã phát huy được vai trò cầu nối với các em HS trong giải thích khái niệm mới, hướng dẫn bài học ban đầu bằng tiếng mẹ đẻ của các em. Sau đó, tôi chuyển dần sang sử dụng tiếng Việt trong giao tiếp, học tập để tạo môi trường ngôn ngữ phong phú cho HS”, cô Thu cho hay.
Nhờ tăng cường dạy học tiếng Việt theo hướng tích hợp và thực hành việc lồng ghép kỹ năng nghe, nói, đọc, viết trong quá trình dạy học thường xuyên, HS được tiếp cận tiếng Việt một cách tự nhiên, sinh động hơn, mạnh dạn hơn trong giao tiếp, chủ động sử dụng tiếng Việt trong học tập và sinh hoạt. Vốn từ vựng của các em cũng được mở rộng rõ rệt, đặc biệt là từ ngữ về các lĩnh vực đời sống. Kỹ năng nghe, nói, đọc, viết tiếng Việt được cải thiện với HS lớp 1, 2. Từ đó, hình thành thói quen đọc sách tích cực và thường xuyên, góp phần tăng cường mối quan hệ thân thiện giữa HS, giáo viên trong nhà trường.
Trường tiểu học thị trấn Krông Klang-điểm sáng trong công tác nâng cao chất lượng giáo dục cho học sinh đồng bào dân tộc thiểu số.
Gặt hái nhiều “quả ngọt”
Năm học 2024-2025 ghi dấu thành công của Trường tiểu học thị trấn Krông Klang trên nhiều phương diện. Trong đó, nổi bật là thực hiện hiệu quả công tác nâng cao chất lượng giáo dục đại trà. Nhà trường đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ trong việc dạy phụ đạo cho HS yếu; trao tặng quà, hỗ trợ cho học sinh nghèo; bố trí giáo viên đến từng nhà để vận động, giúp đỡ HS có nguy cơ bỏ học đến trường lớp đầy đủ...
Nhờ vậy, kết quả học tập của HS khẳng định rõ tính thực chất. Bên cạnh việc nâng cao chất lượng đại trà, nhà trường đã tổ chức các phong trào thi đua làm tăng chất lượng mũi nhọn; chú trọng giúp đội ngũ giáo viên tiếp cận nhanh với phương pháp dạy học hiện đại; nâng cao chuyên môn nghiệp vụ.
Năm học vừa qua, tỉ lệ hoàn thành chương trình lớp học đạt 99.14%. Thành tích của HS trong các sân chơi, như: Tham gia sân chơi Trạng nguyên Tiếng Việt cấp tỉnh có 56 HS đoạt giải; thi IOE qua mạng cấp tỉnh đoạt 18 giải; có 1 HS tham gia thi IOE cấp quốc gia đoạt huy chương đồng; đoạt giải nhất toàn đoàn hội thi “Trưng bày sản phẩm STEM” cấp huyện; đoạt giải nhất toàn đoàn hội thi “Văn hóa học đường” cấp huyện...
Ngày 16/6/2025, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tặng bằng khen cho tập thể Công đoàn cơ sở Trường tiểu học thị trấn Krông Klang vì đã có thành tích xuất sắc trong hoạt động công đoàn và phong trào thi đua năm học 2024-2025. Tháng 6 vừa qua cũng là một thời gian đặc biệt khi nhà trường liên tục gặt hái nhiều “quả ngọt”.
Hiệu trưởng Trường tiểu học thị trấn Krông Klang Hoàng Tuấn Kiệt tự hào nói: “Trường tiểu học thị trấn Krông Klang được công nhận là trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia mức độ 2. Sự kiện này ghi dấu một dấu mốc quan trọng trong suốt quá trình xây dựng, phấn đấu và phát triển của tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên và HS. Nhà trường cũng đã được tặng danh hiệu điển hình tiên tiến vì “Đã có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua yêu nước ngành Giáo dục và Đào tạo giai đoạn 2020-2025”. Niềm vui tiếp tục đến với thầy và trò khi được Chủ tịch UBND tỉnh tặng cờ thi đua vì đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, dẫn đầu phong trào thi đua yêu nước năm học 2024-2025. Những “quả ngọt” này là động lực để chúng tôi tiếp tục nỗ lực hơn nữa nâng cao chất lượng giáo dục, tô thắm thêm bề dày truyền thống của ngôi trường trên vùng đất khó”.
Minh Đức
QTO - Thành thông lệ, tháng 7 tri ân, dòng Thạch Hãn, tỉnh Quảng Trị lại được thắp sáng bởi vô vàn ngọn hoa đăng tưởng nhớ các anh hùng liệt sĩ đã ngã...
QTO - Tỉnh Quảng Trị hiện có 6.836 cán bộ của các cơ quan Đảng, cơ quan chuyên môn và đơn vị trực thuộc UBND tỉnh, các tổ chức chính trị-xã hội, Văn phòng...
QTO - Sinh năm 1981, anh Ngô Dũng Cường, ở phường Đồng Sơn, là một trong những gương mặt tiêu biểu trong phong trào HMTN của tỉnh. Anh để lại ấn tượng sâu...
QTO - Sau khi tốt nghiệp đại học năm 1973, chàng trai quê ở Quảng Bình và cô gái quê ở Nghệ An được điều động vào “đất lửa” Quảng Trị “gieo chữ, trồng...
QTO - Kỳ nghỉ hè chỉ vừa diễn ra được hơn một tháng nhưng số lượng ca tai nạn thương tích ở trẻ ghi nhận tại các bệnh viện trên địa bàn toàn tỉnh đang có...
QTO - Sống trong nghịch cảnh, nhưng chưa bao giờ đầu hàng số phận, Nguyễn Văn Thương, cậu học trò nghèo ở xã Tân Ninh, huyện Quảng Ninh (nay là xã Ninh...
QTO - Cách đây 49 năm, tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế hợp nhất thành tỉnh Bình Trị Thiên. Thời điểm đó, ông Mai Xuân Thu (SN 1950, nguyên Phó...
QTO - Gặp gỡ thầy giáo Trương Đình Hùng, Tổ trưởng chuyên môn Tổ Vật lý - Công nghệ, Trường THPT chuyên Võ Nguyên Giáp (phường Đồng Hới), một trong những...
QTO - Trong những năm tháng gian khó, từ Quảng Bình, nhiều giáo viên trẻ đã vượt núi, băng rừng vào Quảng Trị (nay hai tỉnh đã sáp nhập thành tỉnh Quảng...
QTO - Nhân vật được tôi trân quý đề cập đến trong bài viết này chính là ông Phạm Phước, nguyên Chủ tịch UBND huyện Lệ Ninh, nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Quảng...
QTO - Sáp nhập hai tỉnh Quảng Bình và Quảng Trị là quyết sách mang tính chiến lược, mở ra cơ hội tái định vị một không gian phát triển mới, sâu sắc hơn về...
QTO - Trong cảm xúc lưu luyến đan xen giữa cũ và mới, tâm khảm của người Đồng Hới vẫn dâng lên niềm vui, tự hào của thời khắc thiêng liêng ngày Quảng Bình...