Cập nhật:  GMT+7

Nỗ lực giảm nghèo bền vững ở các xã đặc biệt khó khăn vùng ven biển

Thực hiện Dự án 1 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025 về hỗ trợ đầu tư phát triển hạ tầng KT-XH các huyện nghèo, các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo, các địa phương vùng dự án trên địa bàn tỉnh Quảng Trị tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng nhằm tạo mọi điều kiện thuận lợi thúc đẩy phát triển KT-XH. Qua đó, góp phần đạt các tiêu chí nông thôn mới (NTM), làm cho bộ mặt vùng bãi ngang, ven biển của tỉnh ngày càng khởi sắc.

Nỗ lực giảm nghèo bền vững ở các xã đặc biệt khó khăn vùng ven biển

Nhờ hỗ trợ từ nguồn vốn giảm nghèo, hệ thống đường liên thôn ở xã Gio Hải được xây dựng khang trang -Ảnh: N.T

Theo Quyết định 353/QĐ-TTg, ngày 15/2/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh sách huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo giai đoạn 2021 - 2025, Quảng Trị gồm có huyện đảo Cồn Cỏ và 3 xã: Hải An, Hải Khê (huyện Hải Lăng) và Gio Hải (huyện Gio Linh). Đây là những địa phương bị ảnh hưởng nặng nề bởi sự cố môi trường biển năm 2016, đời sống của Nhân dân khó khăn, tỉ lệ mất việc làm tăng đột biến; cơ bản thiếu hụt về tiêu chí cơ sở hạ tầng...

Việc đề xuất Chính phủ đưa huyện đảo Cồn Cỏ và 3 xã nói trên vào danh sách xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển để được ưu tiên hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu của Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021- 2025, thực hiện chính sách an sinh xã hội và giảm nghèo đa chiều, bao trùm, bền vững, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân.

Qua hơn 2 năm Chính phủ phê duyệt đưa vào danh sách, các xã vùng bãi ngang, ven biển đặc biệt khó khăn đã huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự hưởng ứng tích cực của người dân trong việc nỗ lực thực hiện Dự án 1.

Nhờ vậy, cơ sở hạ tầng ở các xã được đầu tư xây dựng đồng bộ hơn, góp phần thực hiện tốt các tiêu chí xây dựng NTM, đáp ứng mục tiêu phát triển KT-XH ở địa phương. Đến thời điểm này, tất cả 3 xã đều về đích NTM. Như vậy, Quảng Trị vượt chỉ tiêu “30% xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo thoát khỏi tình trạng nghèo, đặc biệt khó khăn” của trung ương giao.

Điển hình, Gio Hải là 1 trong 3 xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo của Quảng Trị giai đoạn 2021 - 2025. Được sự quan tâm của các cấp, trong đó có Dự án 1 hỗ trợ kinh phí đầu tư cơ sở hạ tầng, xã nghiêm túc triển khai thực hiện đảm bảo chất lượng, đúng tiến độ đề ra. Nhờ vậy, kết cấu hạ tầng KT-XH ở địa phương được đầu tư cơ bản đáp ứng yêu cầu phát triển của địa phương, phục vụ trực tiếp cho sản xuất và đời sống của Nhân dân.

Phó Chủ tịch UBND xã Gio Hải Hồ Xuân Thùy cho hay: “Quá trình thực hiện Dự án 1, xã triển khai đầy đủ, kịp thời các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của cấp trên. Với mục tiêu các công trình được đầu tư xây dựng trên địa bàn đều hướng đến phục vụ cho toàn dân nên tất cả các tiểu dự án của chương trình xã đều lấy ý kiến đóng góp của Nhân dân. Mỗi công trình đều có ban giám sát cộng đồng của xã và thôn giám sát các bước thực hiện công trình. Hằng năm, xã tổ chức kiểm tra bảo hành công trình để sửa chữa nếu bị hư hỏng. Với sự đồng sức, đồng lòng của cả hệ thống chính trị từ xã đến cơ sở, hiện nay xã đạt 19/19 tiêu chí NTM”.

Cùng với nhiều nguồn vốn của các chương trình giảm nghèo khác, Dự án 1 đã góp phần đổi mới khá toàn diện bộ mặt các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển của tỉnh. Đến nay, ở các xã này đường trục xã, liên xã cơ bản đã được nhựa hóa hoặc bê tông hóa; đường trục thôn, xóm được cứng hóa hoặc bê tông từ 80%-100%. Hệ thống kênh mương tưới tiêu, cống thoát nước được xây dựng theo quy hoạch.

Riêng ở xã Gio Hải, tỉ lệ diện tích đất sản xuất nông nghiệp được tưới tiêu chủ động đạt 98%, đáp ứng yêu cầu tưới tiêu cho sản xuất và có hệ thống kè, đảm bảo phòng, chống bão lũ theo phương châm “4 tại chỗ”. Hệ thống điện đạt chuẩn theo quy định. Các trường học được đầu tư cơ sở vật chất khá đồng bộ, đáp ứng yêu cầu dạy và học, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục ở địa phương. Trạm y tế xã được đầu tư xây dựng khang trang, đạt chuẩn quốc gia, ngày càng phục vụ tốt hơn nhu cầu khám, chữa bệnh của Nhân dân.

Cơ sở vật chất văn hóa ở các xã đảm bảo, có trung tâm học tập cộng đồng đa năng và sân thể thao phục vụ sinh hoạt văn hóa, thể thao của Nhân dân. Các xã đều có chợ trung tâm được xây dựng kiên cố, đáp ứng nhu cầu mua, bán của người dân. Hệ thống thông tin và truyền thông xã được đầu tư theo quy định. Nhiều nhà ở của dân đầu tư khang trang, chất lượng nhà đảm bảo. Tỉ lệ hộ nghèo giảm qua các năm. 100% xã đạt tiêu chí xây dựng NTM.

Việc thực hiện xây dựng các công trình từ nguồn hỗ trợ của Dự án 1 tại các xã nói trên thời gian qua đảm bảo về chất lượng, phù hợp với nhu cầu của từng địa phương. Nhờ vậy, bộ mặt nông thôn vùng bãi ngang, ven biển các xã đặc biệt khó khăn ngày càng thay đổi theo hướng tích cực, đời sống Nhân dân ngày càng ổn định, khoảng cách chênh lệch giàu, nghèo được thu hẹp.

Ngọc Trang

Tin liên quan:
  • Nỗ lực giảm nghèo bền vững ở các xã đặc biệt khó khăn vùng ven biển
    Gio Linh nỗ lực giảm nghèo bền vững

    Thông qua thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) giảm nghèo bền vững, nhận thức, vai trò, trách nhiệm của các cấp, ngành và người dân huyện Gio Linh ngày càng được nâng cao. Những kết quả đạt được trong thực hiện các nội dung của chương trình thời gian qua đã góp phần cải thiện đời sống và sản xuất; các chính sách về giảm nghèo, nâng cao sinh kế được thực hiện nghiêm túc, cơ sở hạ tầng được tăng cường; hầu hết người nghèo chủ động tiếp cận các chính sách và nguồn lực hỗ trợ của nhà ...

  • Nỗ lực giảm nghèo bền vững ở các xã đặc biệt khó khăn vùng ven biển
    Nỗ lực của một ngôi trường vùng miền núi đặc biệt khó khăn

    Vĩnh Ô là xã miền núi phía Tây của huyện Vĩnh Linh, có khoảng 97% dân số là đồng bào dân tộc Bru - Vân Kiều. Trong thời kỳ chiến tranh, đồng bào Vĩnh Ô một lòng theo cách mạng, theo Đảng, Bác Hồ, kiên cường đấu tranh bám đất, giữ làng, góp sức bảo vệ quê hương. Khắc ghi lời Bác Hồ căn dặn, phải diệt cả “giặc đói” lẫn “giặc dốt”, ra sức học tập mới có hiểu biết, từng bước xây dựng đời sống mới ở vùng miền núi, được sự hỗ trợ của Ty Giáo dục Vĩnh Linh, vào năm 1954, 2 lớp học đầu tiên tại xã miền núi Vĩnh Ô hình thành ở bản Lền với 150 học sinh học vỡ lòng, lớp 1, lớp 2 và bình dân học vụ. Đây chính là tiền đề của giáo dục Vĩnh Ô và thành lập nên Trường Cấp 1 Vĩnh Ô vào năm 1965, nay là Trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học Vĩnh Ô.

  • Nỗ lực giảm nghèo bền vững ở các xã đặc biệt khó khăn vùng ven biển
    Để hộ nghèo đồng bào dân tộc thiểu số, hộ nghèo vùng đặc biệt khó khăn “an cư ...

    Nhằm giúp đồng bào các dân tộc thiểu số ổn định sản xuất, cải thiện đời sống, ngày 18/7/2018, HĐND tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 10/2018/ NQ-HĐND về chính sách hỗ trợ đất ở và kinh phí cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng (CNQSD) đất ở, đất sản xuất cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo và hộ nghèo ở các xã khu vực III, thôn, bản đặc biệt khó khăn tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2019 - 2022 (Nghị quyết 10). Tuy nhiên, đến nay tại một số địa phương vẫn chưa hoàn thành việc cấp giấy CNQSD đất cho người dân vì gặp nhiều khó khăn, vướng mắc.


Ngọc Trang

 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Chổi đót của...người khiếm thị

Chổi đót của...người khiếm thị
2024-09-07 05:55:00

QTO - Làm ra chiếc chổi với người mắt sáng đã là chuyện không dễ, với người khiếm thị lại khó khăn muôn phần. Thế nhưng bằng nghị lực vươn lên, khát khao...

Để người Việt tin dùng hàng Việt

Để người Việt tin dùng hàng Việt
2024-09-06 05:25:00

QTO - 15 năm, với nhiều giải pháp thiết thực, hiệu quả, cuộc vận động (CVĐ) “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” trên địa bàn tỉnh ngày càng lan...

Biến đồi hoang thành nơi có của ăn của để

Biến đồi hoang thành nơi có của ăn của để
2024-09-04 05:10:00

QTO - Từ vùng đất đồi dốc bỏ hoang, nông dân Hồ Xa Nát, người dân tộc Vân Kiều ở thôn Ra Ly Rào, xã Hướng Sơn, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị đã quyết tâm...

Tin liên quan

Gợi ý

Thời tiết