Cập nhật:  GMT+7

Nỗ lực của một ngôi trường vùng miền núi đặc biệt khó khăn

Vĩnh Ô là xã miền núi phía Tây của huyện Vĩnh Linh, có khoảng 97% dân số là đồng bào dân tộc Bru - Vân Kiều. Trong thời kỳ chiến tranh, đồng bào Vĩnh Ô một lòng theo cách mạng, theo Đảng, Bác Hồ, kiên cường đấu tranh bám đất, giữ làng, góp sức bảo vệ quê hương. Khắc ghi lời Bác Hồ căn dặn, phải diệt cả “giặc đói” lẫn “giặc dốt”, ra sức học tập mới có hiểu biết, từng bước xây dựng đời sống mới ở vùng miền núi, được sự hỗ trợ của Ty Giáo dục Vĩnh Linh, vào năm 1954, 2 lớp học đầu tiên tại xã miền núi Vĩnh Ô hình thành ở bản Lền với 150 học sinh học vỡ lòng, lớp 1, lớp 2 và bình dân học vụ. Đây chính là tiền đề của giáo dục Vĩnh Ô và thành lập nên Trường Cấp 1 Vĩnh Ô vào năm 1965, nay là Trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học Vĩnh Ô.

Nỗ lực của một ngôi trường vùng miền núi đặc biệt khó khăn

Trường PTDTBT Tiểu học Vĩnh Ô được đầu tư cơ sở vật chất ngày càng đồng bộ, khang trang - Ảnh: N.Đ

Đóng trên địa bàn xã miền núi đặc biệt khó khăn, công tác dạy và học của thầy, trò Trường Cấp 1 Vĩnh Ô giai đoạn mới thành lập phải đối mặt với nhiều vất vả, gian nan. Nhưng từ sự quan tâm, chỉ đạo kịp thời của các cấp, chính quyền địa phương, mỗi thế hệ cán bộ, giáo viên Trường Cấp 1 Vĩnh Ô luôn nêu cao tinh thần đoàn kết, nhiệt huyết, nỗ lực bám bản, bám trường để hoàn thành tốt nhiệm vụ “trồng người” nơi vùng khó.

Ông Hồ Vĩnh Thành, bản Xóm Mới, xã Vĩnh Ô, nguyên giáo viên Trường Cấp 1 Vĩnh Ô, giai đoạn 1966 - 1990 nhớ lại: “Thời điểm chúng tôi mới nhận công tác, cơ sở vật chất nhà trường còn tạm bợ, trang thiết bị dạy học hầu như phải tùy vào tình hình để chủ động bố trí, sắp xếp.

Thêm nữa chiến tranh ác liệt, đường đến trường phải vượt sông, vượt núi nên ảnh hưởng không nhỏ đến công tác huy động và duy trì số lượng học sinh. Các giáo viên phải đi sâu vào từng bản, động viên bà con cho con em mình đi học. Vất vả là thế nhưng giáo viên vẫn chẳng nề hà, hết lòng yêu nghề, hăng hái thi đua dạy tốt. Các thế hệ học sinh cũng rất hiếu học, chăm ngoan”.

Năm 1994, Trường Cấp 1 Vĩnh Ô đổi tên thành Trường Tiểu học Vĩnh Ô. Đến ngày 7/3/2017, UBND huyện Vĩnh Linh có quyết định thành lập Trường Phổ thông dân tộc bán trú (PTDTBT) Tiểu học Vĩnh Ô trên cơ sở chuyển đổi từ Trường Tiểu học Vĩnh Ô.

Phát huy truyền thống giáo dục Vĩnh Ô, quyết tâm vượt khó, đổi mới để tạo những bước chuyển biến mới, Trường PTDTBT Tiểu học Vĩnh Ô đã xây dựng, triển khai Kế hoạch chiến lược nhà trường giai đoạn 2017 - 2027, tầm nhìn đến năm 2035, trọng tâm là xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia vào năm 2024.

Tuy xuất phát điểm thấp nhưng dưới sự chỉ đạo sâu sát của Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), Phòng GD&ĐT huyện Vĩnh Linh và chính quyền địa phương, nhà trường không ngừng phấn đấu triển khai các giải pháp phù hợp, sát đúng để từng bước hoàn thành, đạt mục tiêu đề ra.

Hiệu trưởng Trường PTDTBT Tiểu học Vĩnh Ô Nguyễn Văn Thông cho biết: “Với nguồn vốn được hỗ trợ, huy động hơn 25 tỉ đồng và tích cực vận động mở rộng nguồn quỹ đất trong Nhân dân, từ năm 2017 đến nay, Trường PTDTBT Tiểu học Vĩnh Ô đã đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cả 3 điểm trường tại: bản Xóm Mới, bản Xà Lời và bản Mít khang trang, đồng bộ với đầy đủ hệ thống phòng chức năng, phòng học, sân chơi, công trình phụ trợ... phục vụ hiệu quả công tác dạy và học. Tuy là trường miền núi nhưng học sinh cả 3 điểm trường đều được học bán trú 2 buổi/ngày. Cùng với đó, nhà trường chú trọng công tác chuyên môn, 19 cán bộ, giáo viên của trường đạt trình độ chuẩn, đáp ứng yêu cầu phát triển và đổi mới chương trình giáo dục phổ thông 2018. Nhờ đó, chất lượng giáo dục ngày càng nâng cao, năm sau cao hơn năm trước. Năm học 2023 - 2024, trường có 9 lớp với 150 học sinh. Về chất lượng đại trà, mức độ hoàn thành nhiệm vụ học tập: môn Tiếng Việt hoàn thành tốt đạt tỉ lệ 42%, hoàn thành đạt tỉ lệ 58%; môn Toán hoàn thành tốt đạt tỉ lệ 37,5%, hoàn thành đạt tỉ lệ 62,5%. Về mức độ hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất: 100% học sinh được đánh giá mức đạt trở lên. 100% học sinh hoàn thành chương trình bậc tiểu học. Chất lượng mũi nhọn học sinh giỏi ngày càng được quan tâm”.

70 năm xây dựng và phát triển, giáo dục Vĩnh Ô đã trải qua một hành trình dài gắn với những bước tiến đáng ghi nhận của một ngôi trường vùng miền núi đặc biệt khó khăn. Trưởng Phòng GD&ĐT Vĩnh Linh Lê Thanh Hải cho hay: “Nhờ tranh thủ tối đa mọi nguồn lực, cùng với sự đoàn kết, nỗ lực không ngừng của tập thể hội đồng sư phạm, Trường PTDTBT Tiểu học Vĩnh Ô đã duy trì và phát huy những kết quả đạt được.

Trường nhiều năm liên tục được Chủ tịch UBND tỉnh, UBND huyện Vĩnh Linh biểu dương, khen thưởng tập thể, cá nhân cán bộ, giáo viên, nhân viên. Đặc biệt, trải qua 70 năm bền bỉ phấn đấu, ngày 8/5/2024, UBND tỉnh Quảng Trị đã ra Quyết định số 1076/ QĐ-UBND công nhận Trường PTDTBT Tiểu học Vĩnh Ô đạt chuẩn quốc gia mức độ 1”.

Bước vào giai đoạn mới với niềm tự hào về truyền thống giáo dục của địa phương và những thành tích quan trọng đã đạt được sẽ là nền tảng, động lực để Trường PTDTBT Tiểu học Vĩnh Ô tiếp tục đẩy mạnh các phong trào thi đua của ngành, địa phương phát động, giữ vững, nâng mức trường đạt chuẩn quốc gia, xây dựng, phát triển môi trường giáo dục theo hướng toàn diện. Từ đó, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi phía Tây huyện Vĩnh Linh, nâng bước trên chặng đường học tập, rèn luyện, hướng đến tương lai tươi sáng cho các thế hệ con em người đồng bào dân tộc Bru - Vân Kiều.

Nguyên Đồng

Tin liên quan:
  • Nỗ lực của một ngôi trường vùng miền núi đặc biệt khó khăn
    Hỗ trợ thôn, bản vùng đặc biệt khó khăn đạt chuẩn nông thôn mới

    Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) giai đoạn 2021 - 2025, năm 2022, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 2052/QĐ-UBND về bộ tiêu chí thôn, bản đạt chuẩn NTM thuộc xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; Quyết định số 2053/QĐ-UBND về bộ tiêu chí thôn, bản đạt chuẩn NTM kiểu mẫu.


Nguyên Đồng

 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Nghĩ và làm như chị Hồ Thị Duyên

Nghĩ và làm như chị Hồ Thị Duyên
2024-08-27 05:07:00

QTO - “Mấy năm gần đây, xã Linh Trường có bước đổi thay tích cực trong xây dựng nông thôn mới. Đạt được kết quả này có vai trò quan trọng của đội ngũ cán...

“xóm chạy thận” ở thôn Húc Nghì

“xóm chạy thận” ở thôn Húc Nghì
2024-08-24 06:00:00

QTO - Nhiều người dân trong một xóm nhỏ của thôn Húc Nghì, xã Húc Nghì, huyện Đakrông, nhiều năm nay phải vật lộn trong khốn khổ với căn bệnh suy thận...

Tin liên quan

Gợi ý

Thời tiết

POWERED BY
Việt Long