{title}
{publish}
{head}
Điện lực Vĩnh Linh được giao nhiệm vụ quản lý vận hành lưới điện ở 15 xã, 3 thị trấn với dân số 91.000 người. Vượt qua bao khó khăn, thử thách trong hơn 30 năm từ khi Chi nhánh điện Vĩnh Linh được thành lập, đến nay hạ tầng lưới điện đã cơ bản hoàn thiện, đảm bảo cung cấp điện an toàn, liên tục phục vụ cho sự phát triển kinh tế-xã hội của địa phương.
Công nhân Điện lực Vĩnh Linh kiểm tra lưới điện trên địa bàn xã Vĩnh Ô, huyện Vĩnh Linh -Ảnh: L.K
Năm 1993, Chi nhánh điện Vĩnh Linh (nay là Điện lực Vĩnh Linh) được thành lập trên cơ sở tiếp nhận hệ thống lưới điện do Nhà đèn Vĩnh Linh bàn giao. Vào thời điểm đó, trên địa bàn huyện chỉ có một trạm biến áp (TBA) 3510kV dung lượng 1000kVA, 20km đường dây trung áp, 5 TBA phụ tải với khoảng 500 khách hàng. Nhiều xã ở địa bàn vùng sâu, vùng xa của huyện vẫn chưa có điện chiếu sáng. Phương tiện thi công, vận hành lưới điện thô sơ, công nghệ lạc hậu nên chất lượng điện năng không ổn định, sự cố lưới điện xảy ra thường xuyên ảnh hưởng đến đời sống dân sinh và sản xuất, kinh doanh của khách hàng sử dụng điện.
Những năm tiếp theo, nhờ sự quan tâm của ngành điện, sự chung tay của các cấp chính quyền địa phương và người dân nên nhiều công trình đường dây trung hạ áp được đầu tư theo nhiều nguồn khác nhau. Riêng trong năm 1993 đã có gần 10 km đường dây trung áp, 20 km đường dây hạ áp và 4 TBA trên địa bàn xã Vĩnh Thủy được đấu nối đóng điện kịp thời phục vụ sinh hoạt cho người dân. Năm 1995, hơn 50 km đường dây trung áp, gần 60 km và 25 TBA trên địa bàn 13 xã ở vùng Đông và vựa lúa Lâm - Sơn - Thủy được đóng điện.
Đặc biệt, ngành điện đã đầu tư 2 tuyến đường dây 35 kV và 2 TBA trung gian cấp điện cho khu vực thị trấn Bến Quan và khu vực miền biển xã Vĩnh Quang (cũ) được hoàn thành nhằm phát triển kinh tế - xã hội các xã miền biển và xã vùng sâu, vùng xa. Đến năm 2000, từ nguồn vốn vay của Ngân hàng Hợp tác quốc tế Nhật Bản-JBIC, Ngân hàng tái thiết Đức-KFW để tập trung đầu tư cải tạo, nâng cấp mở rộng mạng lưới điện trên địa bàn huyện gồm 7 TBA và 88 km đường dây hạ áp.
Đặc biệt là ở các xã miền núi, vùng sâu, vùng xa như xã Vĩnh Khê, Vĩnh Hà, Vĩnh Ô, Vĩnh Thái được đầu tư hoàn thiện hạ tầng lưới điện. Ngoài ra, các xã nằm trong dự án này được ngành điện tiếp nhận, lắp công tơ bán lẻ tận hộ, người dân được hưởng giá điện như giá bán điện Chính phủ ban hành, chất lượng điện năng được cải thiện rõ rệt.
Đến năm 2010, khi thực hiện chủ trương tiếp nhận lưới điện nông thôn, việc cùng lúc tiếp nhận một khối lượng lớn đường dây trung, hạ áp và TBA, hệ thống đo đếm từ các HTX dịch vụ điện ở các xã là một thách thức không nhỏ đối với Điện lực Vĩnh Linh. Bởi hiện trạng lưới điện qua nhiều năm vận hành đã xuống cấp nhưng không được duy tu bảo dưỡng; hệ thống đo đếm xuống cấp gây thất thoát điện năng, hồ sơ, thủ tục không đầy đủ.
Nhờ sự chung tay của các cấp chính quyền địa phương nên đã huy động nhiều nguồn lực tập trung cải tạo hệ thống đường dây trung, hạ áp và TBA, thay thế hệ thống đo đếm đúng tiêu chuẩn, tiến hành cải tạo nâng cấp, mở rộng lưới điện hạ áp nông thôn trên địa bàn 11 xã mới được tiếp nhận.
Những năm trở lại đây, khi nhu cầu điện trong sinh hoạt và sản xuất, kinh doanh tăng cao thì việc đầu tư hạ tầng lưới điện, nâng cao độ tin cậy cung cấp điện càng được chú trọng. Điện lực Vĩnh Linh cũng đã hoàn thành việc chuyển lưới điện trung thế về cấp điện áp 22kV và đưa vào vận hành an toàn, ổn định.
Ngành điện tăng cường đầu tư xây dựng mạch vòng liên lạc kết nối các xuất tuyến bằng các thiết bị tự động đóng lại và điều khiển từ xa nhằm giảm thiểu sự cố mất điện diện rộng. Đến nay, hạ tầng lưới điện huyện Vĩnh Linh đã được đầu tư đồng bộ với 1 TBA 110kV, hơn 362 TBA phụ tải tổng công suất 102.827 kVA với 350,51 km đường dây trung áp, 745 km đường dây hạ áp, đảm bảo cung cấp điện cho 33.631 khách hàng.
Sản lượng điện tiêu thụ hằng năm khoảng 112,89 triệu kWh. Trong đó, điện dùng trong sản xuất CN-TTCN khoảng 42,76 triệu kWh, chiếm tỉ trọng 37,87% trong tổng sản lượng điện thương phẩm. 6 tháng đầu năm 2024, sản lượng điện tiêu thụ trên toàn huyện là 55,78 triệu kWh, trong đó điện sản xuất CN-TTCN hơn 20,56 triệu kWh, chiếm 36,85%.
Nguồn điện trên địa bàn không ngừng được cải thiện, chất lượng điện ngày càng tăng nên hiện nay không còn diễn ra tình trạng thiếu điện; nguồn điện năng có chất lượng tốt phục vụ cho sinh hoạt của người dân và sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Chỉ số tin cậy cung cấp điện được cải thiện rõ nét. Công tác kinh doanh, dịch vụ khách hàng có nhiều đổi mới; tích cực ứng dụng công nghệ thông tin nhằm khai thác các tiện ích, tính năng hỗ trợ sản xuất, kinh doanh.
Bên cạnh việc sản xuất, kinh doanh điện, Điện lực Vĩnh Linh còn tích cực tham gia vào các hoạt động xã hội từ thiện như tặng học bổng cho trẻ em nghèo vượt khó, tặng sổ tiết kiệm cho các gia đình có công cách mạng, đồng hành với quá trình xây dựng và phát triển huyện Vĩnh Linh ngày càng giàu đẹp, văn minh.
Lâm Khanh
QTO - “Ăn đi vài con cá/ Dăm bảy cái chột nưa...”, anh Nguyễn Hữu Trung, Trưởng Phòng Văn hóa và Thông tin huyện Hải Lăng đọc một đoạn trong bài thơ “Con...
QTO - Phát triển du lịch nông nghiệp, nông thôn gắn với tiêu thụ nông đặc sản và sản phẩm OCOP không những nâng cao giá trị kinh tế, hiệu quả sản xuất nông...
QTO - Trong công tác quản lý vận hành lưới điện thì bảo vệ hành lang an toàn lưới điện là một nhiệm vụ quan trọng và cần thiết. Vì thế, bên cạnh việc tuyên...
QTO - Làm ra chiếc chổi với người mắt sáng đã là chuyện không dễ, với người khiếm thị lại khó khăn muôn phần. Thế nhưng bằng nghị lực vươn lên, khát khao...
QTO - 15 năm, với nhiều giải pháp thiết thực, hiệu quả, cuộc vận động (CVĐ) “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” trên địa bàn tỉnh ngày càng lan...
QTO - Tỉnh Quảng Trị có bờ biển dài 75 km với ngư trường rộng hơn 9.000 km2 , có trữ lượng hải sản dồi dào và có giá trị kinh tế cao. Vùng ven biển có điều...
QTO - Thời gian qua, một số ngư dân vì lợi ích trước mắt đã bất chấp quy định của pháp luật, sử dụng phương tiện trái phép như thuốc nổ, xung điện để đánh...
QTO - Bệnh lở mồm long móng (LMLM) là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, có khả năng lây lan rất nhanh. Tiêm phòng là biện pháp tốt nhất để dập tắt bệnh lây lan...
QTO - Bằng nhiều cách làm hay, sáng tạo, cùng với các nội dung phù hợp với tình hình thực tế của địa phương gắn liền với lợi ích của người dân, thời gian...
QTO - Xác định nhiệm vụ quản lý, bảo vệ rừng chỉ thực hiện tốt khi Nhân dân hiểu, tham gia, đặc biệt là người dân sống gần rừng, do đó cần tăng cường cung...
QTO - Từ vùng đất đồi dốc bỏ hoang, nông dân Hồ Xa Nát, người dân tộc Vân Kiều ở thôn Ra Ly Rào, xã Hướng Sơn, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị đã quyết tâm...
QTO - Đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng là hướng giải quyết việc làm hiệu quả và giảm nghèo bền vững. Những năm qua thị trấn Cửa...