Cập nhật:  GMT+7

Nỗ lực giảm nghèo bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số ở Đakrông

Để từng bước giảm nghèo bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), những năm qua huyện Đakrông đã khắc phục mọi khó khăn, không ngừng sáng tạo trong tổ chức thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là chương trình).

Nỗ lực giảm nghèo bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số ở Đakrông

Giống lúa nếp than mang lại hiệu quả kinh tế cao cho đồng bào dân tộc thiểu số ở huyện Đakrông - Ảnh: S.H

Đến nay, chương trình đã đạt được những kết quả tích cực với việc tỉ lệ hộ nghèo đa chiều giảm bình quân 5,3% giai đoạn năm 2021 - 2023 và dự báo giảm bình quân 5,15% giai đoạn năm 2021 - 2025, đạt mục tiêu quy định tại Quyết định số 90/QĐ - TTg ngày 18/1/2022 của Thủ tướng Chính phủ (tỉ lệ hộ nghèo tại các huyện nghèo giảm 4% - 5%/năm).

Bắt đầu từ năm 2022, huyện Đakrông đã xây dựng đề án thực hiện chương trình với mục tiêu khai thác tiềm năng, lợi thế của huyện; đổi mới, sáng tạo và đẩy nhanh phát triển kinh tế; đảm bảo an sinh xã hội; giảm nghèo nhanh, bền vững và thu hẹp dần khoảng cách về mức sống, thu nhập của đồng bào DTTS trên địa bàn huyện Đakrông so với bình quân chung của cả tỉnh. Phấn đấu đến năm 2025 giảm 50% số xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn.

Đến năm 2030, huyện Đakrông cơ bản không có xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn; quy hoạch, sắp xếp ổn định dân cư; xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ, liên vùng, kết nối với các vùng phát triển; chú trọng phát triển toàn diện giáo dục - đào tạo, y tế, văn hóa; cải thiện rõ rệt đời sống của Nhân dân; nâng cao số lượng, chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động là đồng bào DTTS; giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của đồng bào DTTS đi đôi với việc dần xóa bỏ phong tục, tập quán lạc hậu; thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ, trẻ em...

Thực hiện các mục tiêu của chương trình đặt ra, huyện Đakrông đã tiến hành thành lập ban chỉ đạo các chương trình mục tiêu quốc gia của huyện và UBND xã, thị trấn thành lập các ban quản lý các chương trình MTQG cấp xã để tổ chức triển khai thực hiện; xây dựng và ban hành quy chế hoạt động. Hằng năm, UBND huyện Đakrông chỉ đạo các xã, thị trấn tổ chức rà soát, kiện toàn ban quản lý các chương trình MTQG cấp xã để hoạt động liên tục, hiệu quả.

Sau khi thành lập, ban chỉ đạo huyện, ban quản lý cấp xã đã bám sát nhiệm vụ được phân công, ban hành văn bản liên quan để hướng dẫn các cơ quan, đơn vị triển khai thực hiện các dự án, tiểu dự án thành phần mà cơ quan, đơn vị mình phụ trách; các thành viên ban chỉ đạo huyện, ban quản lý cấp xã bám sát địa bàn, hướng dẫn, đôn đốc triển khai các nhiệm vụ được giao cũng như nắm bắt tình hình thực hiện các chương trình MTQG ở địa bàn được phân công...

UBND huyện Đakrông đã chỉ đạo xây dựng và ban hành nhiều kế hoạch cụ thể để chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện nhằm đạt được các mục tiêu đề ra; ban hành nhiều công văn, quyết định cụ thể về từng dự án, tiểu dự án thành phần; chỉ đạo các phòng, ban chuyên môn ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn cụ thể từng dự án, tiểu dự án thành phần do các phòng, ban trực tiếp phụ trách để các địa phương có cơ sở triển khai thực hiện.

Việc phối hợp triển khai thực hiện chương trình được cấp ủy, chính quyền các cấp triển khai đồng bộ, hiệu quả; các cơ quan, đơn vị, địa phương đã có sự phối hợp, hỗ trợ lẫn nhau trong việc triển khai thực hiện các dự án, tiểu dự án thành phần có liên quan... UBND huyện Đakrông đã chỉ đạo các phòng, ban chuyên môn tham mưu và ban hành kế hoạch cụ thể về kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện chương trình để nắm bắt những thuận lợi, khó khăn của các cơ quan, đơn vị, địa phương trong quá trình tổ chức thực hiện các dự án, tiểu dự án thành phần.

Đến nay, huyện Đakrông đã đạt được nhiều mục tiêu quan trọng của chương trình. Cụ thể, về kinh tế với việc tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất từ năm 2021 - 2023 đạt bình quân 15,56%/năm và dự báo giai đoạn từ năm 2021 - 2025 đạt bình quân 16,05%/ năm. Thu nhập bình quân đầu người đến năm 2023 đạt 32,8 triệu đồng/người/năm; dự báo đến cuối năm 2025 đạt khoảng 42,1 triệu đồng/người/năm.

Tỉ trọng công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp - xây dựng trong cơ cấu kinh tế đến cuối năm 2023 đạt 49,52% và dự báo đến cuối năm 2025 đạt 50,81%. Đến cuối năm 2023, tỉ lệ lao động qua đào tạo trên địa bàn huyện là 76,5%. Tỉ lệ hộ nghèo đa chiều giảm bình quân 5,3% giai đoạn năm 2021 - 2023 và dự báo giảm bình quân 5,15% giai đoạn năm 2021 - 2025...

Về giải quyết nhu cầu thiết yếu của các hộ đồng bào DTTS, huyện Đakrông đã giải quyết đất ở cho 70 hộ đồng bào DTTS và ước thực hiện đến năm 2025 là 126 hộ; giải quyết nhà ở cho 571 hộ đồng bào DTTS; chuyển đổi nghề, giải quyết sinh kế cho 126 hộ đồng bào DTTS; hỗ trợ nước sinh hoạt phân tán cho 715/1.695 hộ; xây dựng 6 công trình nước sinh hoạt tập trung cho 448 hộ đồng bào DTTS thụ hưởng.

Sắp xếp, ổn định dân cư tập trung cho 216 hộ và bố trí, sắp xếp ổn định dân cư vùng đặc biệt khó khăn và khu vực nguy cơ sạt lở cao cho 80 hộ đồng bào DTTS. Thực hiện đầu tư cơ sở hạ tầng cho 11 xã đặc biệt khó khăn và 2 thôn không thuộc địa bàn xã đặc biệt khó khăn; đầu tư và sửa chữa 27 công trình phục vụ giáo dục; đầu tư sửa chữa nâng cấp 4 trạm y tế xã; sửa chữa, cải tạo 30 nhà sinh hoạt cộng đồng và xây dựng mới 6 nhà văn hoá thôn; cải tạo, nâng cấp 1 chợ trung tâm huyện...

Huyện Đakrông cũng đã chú trọng bảo tồn và phát huy các giá trị, bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc với việc 100% thôn, bản có nhà sinh hoạt cộng đồng; 35,71% thôn, bản có đội văn hóa, văn nghệ truyền thống hoạt động thường xuyên, có chất lượng. Số lễ hội truyền thống được bảo tồn, khôi phục là 2 lễ hội; 100% nghệ nhân ưu tú là đồng bào DTTS được hỗ trợ chính sách trong việc lưu truyền, phổ biến hình thức sinh hoạt văn hóa truyền thống và đào tạo, bồi dưỡng, truyền dạy những người kế cận.

Tăng cường công tác y tế để đồng bào DTTS được tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe hiện đại; tiếp tục khống chế, tiến tới loại bỏ dịch bệnh ở vùng đồng bào DTTS và miền núi; 100% đồng bào DTTS tham gia bảo hiểm y tế. Quan tâm đào tạo, quy hoạch, xây dựng đội ngũ cán bộ là đồng bào DTTS. Bảo đảm tỉ lệ cán bộ, công chức, viên chức là người DTTS phù hợp với tỉ lệ dân số là đồng bào DTTS ở từng địa phương...

Sỹ Hoàng

Tin liên quan:
  • Nỗ lực giảm nghèo bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số ở Đakrông
    Lồng ghép các nguồn lực để giảm nghèo vùng đồng bào dân tộc thiểu số

    Huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị có 3 xã miền núi, gồm: Vĩnh Hà, Vĩnh Khê, Vĩnh Ô. Thời gian qua, với sự hỗ trợ nhiều mặt của Đảng và Nhà nước, chính quyền địa phương đã lồng ghép các nguồn lực để giúp người dân từng bước thoát nghèo, vươn lên làm giàu.

  • Nỗ lực giảm nghèo bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số ở Đakrông
    Đồng bào dân tộc thiểu số từng bước giảm nghèo nhờ xuất khẩu lao động

    Tỉnh Quảng Trị có khoảng 13% đồng bào dân tộc thiểu số, sinh sống chủ yếu ở huyện Hướng Hóa và Đakrông. Thời gian qua, hoạt động đưa người lao động là các thanh niên dân tộc thiểu số đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài được các địa phương, các đơn vị quan tâm triển khai hiệu quả, góp phần tăng thu nhập, giảm nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số.

  • Nỗ lực giảm nghèo bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số ở Đakrông
    Chăm sóc sức khỏe cho đồng bào dân tộc thiểu số ở huyện Đakrông

    Những năm qua, công tác y tế, chăm sóc sức khỏe đồng bào vùng dân tộc thiểu số(DTTS) luôn được huyện Đakrông quan tâm. Cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế được đầu tư, đội ngũ cán bộ y tế được kiện toàn nên chất lượng khám, chữa bệnh ở vùng DTTS ngày càng nâng cao.


Sỹ Hoàng

 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Bước qua “lời dạy” của Yàng

Bước qua “lời dạy” của Yàng
2024-11-30 05:55:00

QTO - Cho đến tận bây giờ, trong ánh hồi quang ký ức chưa xa của Hồ Ước, Hồ Văn Cu Ta vẫn còn văng vẳng lời của già làng, dân bản rằng trong các hoạt động...

Đi Hàn Quốc làm ngư nghiệp

Đi Hàn Quốc làm ngư nghiệp
2024-11-30 05:30:00

QTO - Sau gần 20 năm thực hiện việc đưa người lao động sang Hàn Quốc làm nghề ngư nghiệp theo chương trình cấp phép việc làm cho lao động nước ngoài (gọi...

Để cà phê Khe Sanh vươn xa

Để cà phê Khe Sanh vươn xa
2024-11-29 05:15:00

QTO - Xác định cà phê là loại cây trồng chủ lực để thúc đẩy kinh tế - xã hội địa phương phát triển, nhiều năm qua, cùng với hỗ trợ nông dân ứng dụng các...

Tin liên quan

Gợi ý

Thời tiết

POWERED BY
Việt Long