{title}
{publish}
{head}
Qua hơn 3 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, tỉ lệ giảm hộ nghèo của huyện Hướng Hóa luôn đạt và vượt mục tiêu nghị quyết của HĐND huyện đề ra. Đời sống người dân có nhiều chuyển biến tích cực, góp phần làm thay đổi diện mạo nông thôn vùng biên giới Hướng Hóa.
Lễ hội mừng lúa mới ở xã Hướng Phùng, huyện Hướng Hóa - Ảnh: K.N
Với mục tiêu phấn đấu tỉ lệ hộ nghèo toàn huyện giảm bình quân từ 2,5-3%/ năm, trong đó các xã khu vực III, thôn đặc biệt khó khăn giảm trên 5%, huyện Hướng Hóa đã triển khai thực hiện tốt công tác tuyên truyền về các chủ trương, chính sách của Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, những mô hình hay, cách làm hiệu quả, giới thiệu những gương điển hình thoát nghèo tiêu biểu, những hộ gia đình tự nguyện xin thoát nghèo trong cộng đồng nhằm nâng cao nhận thức, khơi dậy ý chí tự lực, tự cường, khát vọng vươn lên của người nghèo.
Cấp uỷ đảng, chính quyền các cấp huyện Hướng Hóa đưa chỉ tiêu giảm nghèo vào kế hoạch phát triển KT-XH ở địa phương ngay từ đầu năm; phân công trách nhiệm cụ thể cho cán bộ, công chức, các hội, đoàn thể phụ trách theo dõi địa bàn, chỉ đạo công tác giảm nghèo bền vững.
Đặc biệt, các chính sách hỗ trợ tăng thu nhập bền vững cho hộ nghèo; hướng dẫn các hộ nghèo, hộ cận nghèo vay vốn phát triển sản xuất; chuyển giao kiến thức khoa học kỹ thuật; hỗ trợdạy nghề gắn với giải quyết việc làm sau khi được đào tạo, đi lao động ở nước ngoài theo hợp đồng... đã giúp hộ nghèo có thêm nguồn lực, điều kiện vươn lên thoát nghèo.
Giai đoạn 2021 - 2024, huyện Hướng Hóa có 908 hộ nghèo được hỗ trợ xây mới và sửa chữa nhà ở, kinh phí thực hiện 41.055 triệu đồng. Công tác đào tạo nghề, tạo việc làm cho người nghèo, cận nghèo, người lao động nông thôn luôn được các cấp ủy, chính quyền địa phương quan tâm.
Trên địa bàn huyện hiện nay đang thực hiện cùng lúc nhiều chính sách hỗ trợ nhằm nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp và tỉ lệ lao động qua đào tạo. Kết quả từ năm 2021 đến nay, từ các nguồn ngân sách đã tổ chức 22 lớp đào tạo nghề cho 440 lao động; tạo việc làm cho 6.743 lao động.
Đến nay, tỉ lệ người lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo qua đào tạo đạt 19,98%, trong đó có bằng cấp chứng chỉ đạt 39%. Để tiếp thêm nguồn lực hỗ trợ giảm nghèo, nguồn vốn tín dụng ưu đãi Ngân hàng Chính sách xã hội đã cho 14.928 lượt hộ được vay, với tổng số tiền giải ngân là 782.168 triệu đồng, đưa tổng dư nợ lên là 2.487.268 triệu đồng.
Trong đó, cho vay hộ nghèo 4.316 lượt hộ, số tiền 242.487 triệu đồng; cho vay hộ cận nghèo 1.443 lượt hộ, số tiền 88.454 triệu đồng; cho vay học sinh sinh viên 336 hộ, số tiền 17.225 triệu đồng; cho vay xuất khẩu lao động đối với hộ nghèo 27 hộ, số tiền 2.055 triệu đồng; cho vay hộ gia đình sản xuất, kinh doanh vùng khó khăn 4.229 hộ, số tiền 223.190 triệu đồng; cho vay nước sạch, vệ sinh môi trường 2.585 hộ, số tiền 50.597 triệu đồng.
Cho vay hộ mới thoát nghèo 206 hộ, số tiền 14.782 triệu đồng; cho vay giải quyết việc làm 1.153 lượt hộ, số tiền 76.618 triệu đồng; cho vay đối với đồng bào dân tộc thiểu số theo NĐ 28/2022 với 548 hộ, số tiền 33.150 triệu đồng; cho vay người chấp hành xong án phạt tù theo QĐ 28/2023 với 11 lượt hộ, số tiền 960 triệu đồng. Từ nguồn vốn vay tín dụng ưu đãi, hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo tập trung đầu tư đa dạng hóa sinh kế, phát triển các mô hình giảm nghèo hiệu quả.
Bên cạnh đó, các dự án cải thiện sinh kế, hỗ trợ phát triển sản xuất đã hỗ trợ xây dựng, nhân rộng 58 mô hình phát triển sản xuất cộng đồng như nuôi bò, dê, lợn, trâu, trồng cây cao su, các loại cây ăn quả... nhằm tạo sinh kế, việc làm, tăng thu nhập cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo học tập làm theo. Nhờ đó, tỉ lệ hộ nghèo trên địa bàn huyện Hướng Hóa giảm nhanh qua các năm.
Năm 2021 tỉ lệ hộ nghèo giảm 2,81%; năm 2022 tỉ lệ hộ nghèo giảm 3,24%; năm 2023 tỉ lệ hộ nghèo giảm 4,44%; ước năm 2024 tỉ lệ hộ nghèo giảm là 4,%. Tỉ lệ hộ nghèo giảm trong 4 năm là 14,49%, trung bình mỗi năm giảm 3,62%/ năm; các xã, thôn đặc biệt khó khăn tỉ lệ giảm nghèo trên 7,%, vượt mục tiêu nghị quyết HĐND huyện đề ra.
Trưởng Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội huyện Hướng Hóa Trần Trọng Kim cho biết: Qua hơn 3 năm triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, mặc dù trong bối cảnh còn nhiều khó khăn, ảnh hưởng của dịch bệnh và tình hình suy thoái kinh tế, nhưng chương trình đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của cả hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở; người dân đồng tình hưởng ứng và phát huy vai trò tham gia, giám sát của cộng đồng từ xây dựng kế hoạch, đề xuất đến thực hiện các dự án, tiểu dự án...
Các chính sách giảm nghèo đã góp phần thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu phát triển KT-XH của huyện, làm thay đổi diện mạo nông thôn, đời sống người nghèo từng bước được cải thiện. Các dự án, tiểu dự án thuộc chương trình như đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo; hỗ trợ phát triển sản xuất; phát triển giáo dục nghề nghiệp, việc làm bền vững; truyền thông và giảm nghèo về thông tin, nâng cao năng lực và giám sát đánh giá chương trình... được các ngành, địa phương tập trung nguồn lực thực hiện, tạo động lực giúp người dân vươn lên thoát nghèo bền vững.
“Công tác giảm nghèo bền vững là chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước nhằm thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân. Phát huy những kết quả đạt được, huyện Hướng Hóa tiếp tục tập trung các nguồn lực triển khai thực hiện các mục tiêu giảm nghèo bền vững để hạn chế tái nghèo và phát sinh nghèo; hỗ trợ người nghèo, hộ nghèo vươn lên, tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản, góp phần đảm bảo an sinh xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống cho các tầng lớp nhân dân ” ông Trần Trọng Kim cho biết thêm.
Khánh Ngọc
QTO - Đến bây giờ, đồng ruộng Hải Lăng đã trở thành vựa lúa của tỉnh. Nông dân Hải Lăng nơi vùng đồng nổi danh là người làm ruộng với kỹ năng thâm canh cao...
QTO - Những ngày này, không khí thu hoạch gừng ở huyện miền núi Hướng Hóa đang hết sức nhộn nhịp. Cây gừng với năng suất cao và giá bán ổn định đang mang...
QTO - Xác định cà phê là loại cây trồng chủ lực để thúc đẩy kinh tế - xã hội địa phương phát triển, nhiều năm qua, cùng với hỗ trợ nông dân ứng dụng các...
QTO - Năm 2024, tỉnh Quảng Trị đề ra mục tiêu phấn đấu tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng đạt 34 nghìn tỉ đồng. Để đạt mục tiêu đề ra, bên cạnh...
QTO - Bò lớn nhanh, thích nghi tốt với điều kiện môi trường; trọng lượng bình quân đạt gần 480 kg/con; doanh thu trên 400 triệu đồng, thu lãi gần 100 triệu...
QTO - Hiện nay, việc đẩy mạnh phát triển nền nông nghiệp hiệu quả, bền vững theo hướng sinh thái, nông nghiệp tuần hoàn, thuận thiên, ứng dụng đồng bộ khoa...
QTO - Thống kê đến ngày 30/7/2024, toàn tỉnh có tổng số tài sản công là cơ sở nhà, đất phục vụ hoạt động quản lý và cung cấp dịch vụ công được rà soát...
QTO - Mặc dù đối diện với nhiều khó khăn, thách thức nhưng với những quyết sách đúng đắn, triển khai đồng bộ các giải pháp từ thành phố tới cơ sở, kinh tế...
QTO - Đakrông là huyện miền núi có điều kiện KTXH đặc biệt khó khăn nhưng với mục tiêu nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân, địa phương nỗ...
QTO - Xác định giải ngân vốn đầu tư công tốt là động lực quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội, năm 2024, thành phố Đông Hà đã triển khai nhiều giải...
QTO - Để đạt được mục tiêu thay đổi “nếp nghĩ, cách làm” lạc hậu từ bao đời đã ăn sâu trong ý thức của đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) nói chung và phụ nữ...
QTO - Xác định chuyển đổi số là xu thế tất yếu nhằm phục vụ tốt hơn cho người nghèo và các đối tượng chính sách, thời gian qua, Ngân hàng Chính sách xã hội...