{title}
{publish}
{head}
Cho đến tận bây giờ, trong ánh hồi quang ký ức chưa xa của Hồ Ước, Hồ Văn Cu Ta vẫn còn văng vẳng lời của già làng, dân bản rằng trong các hoạt động canh tác nương rẫy phải nghe theo “lời dạy” của Yàng thì mùa màng mới tốt tươi, đời sống mới no ấm. Nhưng những thanh niên này đã dám bước qua “lời dạy” của Yàng, vốn là sợi dây trói buộc qua mấy mùa du canh “phát, cốt, đốt, trỉa” của đồng bào dân tộc Vân Kiều, Pa Kô.
Anh Hồ Văn Cu Ta sở hữu hơn 10 ha rừng cho thu nhập cao - Ảnh: S.H
I. Tiếng nổ chát chúa của quả mìn Ríp (có tên gọi khác là M14) vang động núi rừng trong buổi sáng cách đây 39 năm (năm 1985) đã cướp đi cánh tay trái của anh Hồ Ước (sinh năm 1977) ở khóm Làng Cát, thị trấn Krông Klang, huyện Đakrông. Hồ Ước nhớ lại, sáng hôm ấy anh cùng với những đứa trẻ trong khóm Làng Cát lùa đàn trâu ra khu vực đồi Khe Ho chăn thả. Khi đàn trâu yên bình gặm cỏ, Hồ Ước quay trở về nhà. Trên đường về nhà, anh chợt nhìn thấy quả mìn Ríp nằm khuất trong lùm cây bên đường. Tò mò, Hồ Ước nhặt lên rồi dùng hòn đá đập mạnh vào quả mìn. Quả mìn Ríp phát nổ, người thanh niên này ngất lịm trong tiếng nhốn nháo, âu lo của gia đình cùng người dân ở phía khóm Làng Cát đang chạy lên khu vực đồi Khe Ho để tìm kiếm những đứa trẻ chăn trâu.
Đến khi tỉnh lại, hình ảnh đầu tiên mà Hồ Ước nhìn thấy là cánh tay trái của mình bê bết máu và không còn nguyên vẹn. Giọt nước mắt đã lăn dài trên má anh khi dự cảm về tương lai không còn tươi sáng như những đứa trẻ lành lặn khác. Thời gian trôi qua như bóng khói vướng vất trên nóc nhà sàn bạch phếch qua mấy mùa mưa rừng, nắng núi ở khóm Làng Cát. Đến năm 2002, hạnh phúc mỉm cười với Hồ Ước khi có người con gái Vân Kiều tự nguyện cùng anh san sẻ những buồn vui, sướng khổ của người khuyết tật. Đứa con đầu lòng ra đời cùng với nỗi lo cơm áo, khó nghèo của gia đình đặt nặng lên vai Hồ Ước. Cuối năm 2003, anh bắt đầu băm bổ những nhát cuốc phát quang cỏ dại, sim mua ở khu vực đồi Khe Ho để trồng sắn, tràm hoa vàng, keo tai tượng.
Anh Hồ Ước cho biết, hồi ấy khi thấy anh trồng sắn, trồng rừng trên diện tích trước đây vốn trồng lúa rẫy, nhiều người dân khóm Làng Cát tỏ ra lo lắng. Bởi từ thuở lập bản, lập làng, đồng bào dân tộc Vân Kiều, Pa Kô quen với tập quán du canh, đốt rừng làm nương rẫy. Cứ “phát, đốt, cốt, trỉa” từ cánh rừng này đến cánh rừng khác để trồng lúa, ngô. Đời sống của người dân ở các bản làng chủ yếu dựa vào rừng và không có chuyện trồng rừng.
Mãi đến năm 2003, nhiều người dân ở các bản làng vùng cao vẫn quan niệm việc trồng rừng là không làm theo “lời dạy” của Yàng Abon. Yàng Abon là vị thần gắn với hoạt động canh tác nương rẫy của đồng bào dân tộc Vân Kiều.
Không làm theo “lời dạy” sẽ bị Yàng Abon trách phạt. Lúc ấy, trong thâm tâm của Hồ Ước cũng có chút e sợ. Nhưng rồi, nhìn cảnh vợ con nheo nhóc, đời sống gia đình túng quẩn, khó khăn trăm bề, nên anh bỏ qua
sự e sợ để tiếp tục mở rộng diện tích trồng sắn, trồng rừng. Bản thân bị cụt cánh tay trái nên khi đào hố để trồng cây bằng cuốc, xẻng cũng khó khăn, vất vả gấp nhiều lần người lành lặn. Trên diện tích 2 ha đất, cứ khoảng 3 năm trồng sắn (khi thấy đất dần bạc màu) thì Hồ Ước chuyển sang trồng rừng.
Trong năm 2023, Hồ Ước thu hoạch hơn 13 tấn sắn; dự kiến năm 2024 thu hoạch khoảng 8 - 9 tấn sắn. Bằng ý chí, nghị lực và quyết tâm vượt qua khuyết tật của bản thân, vượt qua “lời dạy” của Yàng Abon, đến nay Hồ Ước đã tự lo cho gia đình có cuộc sống đủ đầy, no ấm.
II. Đến bây giờ, khi ai đó nhắc đến quá khứ từng là “lâm tặc”, anh Hồ Văn Cu Ta (sinh năm 1983) ở bản Luồi, xã Mò Ó, huyện Đakrông cứ tỏ ra ngại ngùng rồi vội vàng giải thích rằng, đó là chuyện của 22 năm về trước. Anh Cu Ta nhớ lại, trước đây rừng còn hiện diện gần bản làng chứ không lùi xa như bây giờ. Lúc ấy, bởi cuộc sống khó nghèo, vất vả nên nhiều đồng bào dân tộc Vân Kiều, Pa Kô như anh ở các bản làng vùng cao đều sống dựa vào rừng.
Quanh năm suốt tháng, Cu Ta cùng với dân bản vào rừng để đào củ mài, chặt cây gỗ, mây, tre nứa... đem ra chợ bán. Người thanh niên dân tộc thiểu số này cứ “ngây thơ” nghĩ rằng, rừng là của tự nhiên, nên mạnh ai nấy chặt phá lấy gỗ, làm nương rẫy... Rồi một số dân bản thông thạo đường đi lối lại trong rừng sâu nên “lâm tặc” vào bản dụ dỗ thuê đi chặt cây rừng.
Thời điểm ấy, dân bản không ai nghĩ mình đang tiếp tay tàn phá, làm cạn kiệt tài nguyên rừng. Chỉ đến khi bị cơ quan chức năng phát hiện và được giải thích, tuyên truyền cặn kẽ về tác hại của việc phá rừng và chứng kiến hậu quả nặng nề do cây rừng bị đốn hạ hiển hiện ra trước mắt, họ mới suy nghĩ lại và bắt tay vào hành trình “trả nợ” rừng xanh.
Anh Hồ Ước chăm sóc cây sắn trên vùng đồi Khe Ho - Ảnh: S.H
Hành trình “trả nợ” rừng của Hồ Văn Cu Ta bắt đầu từ 1 ha đất rẫy trước đây trồng lúa, ngô... Trên diện tích này, từ tờ mờ sáng đến tối mịt, Hồ Văn Cu Ta quăng quật phát cỏ dại để trồng tràm hoa vàng, keo tai tượng...
Sau 5 năm, 1 ha rừng tràm hoa vàng, keo tai tượng đã mang lại hiệu quả kinh tế cao, là động lực để anh tiếp tục mua thêm diện tích đất rẫy trồng lúa, ngô của người dân bản Luồi để tiếp tục mở rộng diện tích trồng rừng. Đến nay, Hồ Văn Cu Ta đã có diện tích rừng trên 10 ha. Trên diện tích này, anh cứ luân phiên khai thác để bán cho thương lái rồi trồng mới lại rừng với thu nhập bình quân 100 - 150 triệu đồng/năm.
“Những ngày đầu đào hố để trồng tràm hoa vàng, keo tai tượng trên diện tích đất rẫy, đồi trọc, tôi luôn bắt gặp những ánh nhìn nghi ngờ, e ngại của người dân bản Luồi. Cũng dễ hiểu bởi người dân nơi đâytừ xưa đến thời điểm ấy, hầu như đời sống hoàn toàn phụ thuộc vào rừng. Không có cái ăn thì vào rừng đào củ mài; làm nhà cửa thì vào rừng chặt cây lấy gỗ; phá rừng làm nương rẫy trồng lúa, ngô...
Trong sản xuất nông nghiệp, dân bản luôn tin vào sự “cai quản” của Yàng Abon. Họ tin Yàng Abon không muốn trồng rừng trên đất rẫy trồng lúa, ngô.
Bên cạnh việc trồng rừng trên đất rẫy, đồi trọc... tôi không ngại hôm sớm, đường xa đi vận động bà con trong bản kiên quyết không nghe theo lời xúi giục, dụ dỗ của “lâm tặc” vào rừng chặt gỗ trái phép.
Dân bản lúc đầu còn nghi ngại, nhưng rồi bằng những việc làm cụ thể của mình, dân tin tưởng và bắt đầu trồng rừng. Bằng sự hăng hái, nhiệt tình, quyết một lòng “trả nợ” rừng nên tôi được tín nhiệm bầu làm Trưởng bản Luồi từ năm 2010 đến nay”, anh Hồ Văn Cu Ta chia sẻ.
Sỹ Hoàng
QTO - Cuối năm là thời điểm nhu cầu tiêu dùng tăng cao, tập trung ở một số mặt hàng thiết yếu phục vụ tết Nguyên đán Ất Tỵ - 2025. Nhằm bảo đảm cân đối...
QTO - Mặc dù tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 đang cận kề, nhưng với quyết tâm hoàn thành dự án đúng tiến độ, trên công trường dự án Cảng hàng không Quảng Trị...
QTO - Sau gần 20 năm thực hiện việc đưa người lao động sang Hàn Quốc làm nghề ngư nghiệp theo chương trình cấp phép việc làm cho lao động nước ngoài (gọi...
QTO - Qua hơn 3 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, tỉ lệ giảm hộ nghèo của huyện Hướng Hóa luôn đạt và...
QTO - Xác định cà phê là loại cây trồng chủ lực để thúc đẩy kinh tế - xã hội địa phương phát triển, nhiều năm qua, cùng với hỗ trợ nông dân ứng dụng các...
QTO - Năm 2024, tỉnh Quảng Trị đề ra mục tiêu phấn đấu tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng đạt 34 nghìn tỉ đồng. Để đạt mục tiêu đề ra, bên cạnh...
QTO - Bò lớn nhanh, thích nghi tốt với điều kiện môi trường; trọng lượng bình quân đạt gần 480 kg/con; doanh thu trên 400 triệu đồng, thu lãi gần 100 triệu...
QTO - Hiện nay, việc đẩy mạnh phát triển nền nông nghiệp hiệu quả, bền vững theo hướng sinh thái, nông nghiệp tuần hoàn, thuận thiên, ứng dụng đồng bộ khoa...
QTO - Thống kê đến ngày 30/7/2024, toàn tỉnh có tổng số tài sản công là cơ sở nhà, đất phục vụ hoạt động quản lý và cung cấp dịch vụ công được rà soát...
QTO - Mặc dù đối diện với nhiều khó khăn, thách thức nhưng với những quyết sách đúng đắn, triển khai đồng bộ các giải pháp từ thành phố tới cơ sở, kinh tế...
QTO - Đakrông là huyện miền núi có điều kiện KTXH đặc biệt khó khăn nhưng với mục tiêu nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân, địa phương nỗ...
QTO - Xác định giải ngân vốn đầu tư công tốt là động lực quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội, năm 2024, thành phố Đông Hà đã triển khai nhiều giải...