Cập nhật:  GMT+7

Lồng ghép các nguồn lực để giảm nghèo vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị có 3 xã miền núi, gồm: Vĩnh Hà, Vĩnh Khê, Vĩnh Ô. Thời gian qua, với sự hỗ trợ nhiều mặt của Đảng và Nhà nước, chính quyền địa phương đã lồng ghép các nguồn lực để giúp người dân từng bước thoát nghèo, vươn lên làm giàu.

Lồng ghép các nguồn lực để giảm nghèo vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Người dân xã Vĩnh Hà, huyện Vĩnh Linh đầu tư làm trang trại chăn nuôi, nâng cao thu nhập - Ảnh: TRẦN TUYỀN

Vĩnh Ô có tỉ lệ đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) chiếm 97% dân số, kinh tế chủ yếu dựa vào sản xuất nông, lâm nghiệp. Năm 2023, toàn xã có 383 hộ, 1.485 nhân khẩu; trong đó, có 27 hộ nghèo (chiếm 7,04%), 42 hộ cận nghèo (chiếm 10,9%). 2 năm gần đây, từ nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) giảm nghèo bền vững, xã Vĩnh Ô đã mở nhiều lớp đào tạo nghề và cấp chứng chỉ cho khoảng 100 người dân trên địa bàn.

Song song đó, 100% người dân thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo được hỗ trợ BHYT; tỉ lệ trẻ em đi học đúng độ tuổi đạt 100%; tỉ lệ người lao động (NLĐ) thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo qua đào tạo đạt 30%; 40% NLĐ thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo có nhu cầu được hỗ trợ kết nối, tư vấn, định hướng nghề nghiệp, cung cấp thông tin thị trường lao động, hỗ trợ tìm việc làm. Riêng trong năm 2023, UBND xã đã triển khai xây dựng 3 mô hình sinh kế cộng đồng chăn nuôi trâu, bò với 24 hộ nghèo tham gia để thoát nghèo.

Bằng nguồn vốn của các chương trình MTQG, xã Vĩnh Ô đã đầu tư xây dựng, hoàn thiện cơ sở hạ tầng nông thôn; hỗ trợ xây mới nhà ở, công trình nước sinh hoạt, đất sản xuất, chuyển đổi ngành nghề, khoán bảo vệ rừng phục vụ đời sống, sản xuất trong vùng đồng bào DTTS, giải quyết cơ bản tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt cho người dân.

Chủ tịch UBND xã Vĩnh Ô Trần Văn Tặng cho hay: Trong quá trình thực hiện các chương trình MTQG, xã đã tăng cường công tác tuyên truyền, quán triệt các nghị quyết, chính sách của Đảng, Nhà nước và của tỉnh để cán bộ, đảng viên và Nhân dân hiểu rõ. Nhờ đó, nhận thức của cấp ủy, chính quyền và Nhân dân có những chuyển biến rõ nét.

Cán bộ, đảng viên phát huy vai trò tiên phong trong thực hiện đời sống văn hóa, nói đi đôi với làm. Nhân dân hăng hái hiến đất, hiến cây, chung sức xây dựng nông thôn mới, tích cực tham gia các mô hình sinh kế để cải thiện đời sống, từng bước thoát nghèo, vươn lên ổn định cuộc sống. Thường trực Đảng uỷ, HĐND, UBND xã đoàn kết, thống nhất trong lãnh đạo, chỉ đạo, tăng cường kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện các chương trình ở từng thôn, bản.

Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và lồng ghép các nguồn lực một cách hiệu quả, hiện nay, cơ sở hạ tầng trên địa bàn xã Vĩnh Ô được đầu tư xây dựng đồng bộ, KT-XH có chuyển biến rõ nét.

Người dân mạnh dạn áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực. Các phong trào xây dựng đời sống văn hóa trên địa bàn được đẩy mạnh và đi vào chiều sâu. Hệ thống chính trị từ xã đến cơ sở được củng cố, kiện toàn. QP-AN đảm bảo, trật tự an toàn xã hội ổn định.

Ông Trần Văn Tặng thông tin: “Đến nay, xã Vĩnh Ô có 4/7 thôn, bản đạt chuẩn thôn NTM. Thu nhập bình quân đầu người đạt 45,2 triệu đồng/người/năm. Tỉ lệ lao động qua đào tạo đạt trên 75%; tỉ lệ lao động qua đào tạo có chứng chỉ đạt trên 25,12%. Từ những kết quả đã đạt được, ngày 17/5/2024 xã Vĩnh Ô được UBND tỉnh công nhận xã đạt chuẩn NTM”.

Phó trưởng Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Vĩnh Linh Võ Thị Hằng cho biết: Trên địa bàn huyện Vĩnh Linh có 4 nguồn lực để hỗ trợ 3 xã miền núi, gồm 3 chương trình MTQG: giảm nghèo bền vững; phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS và miền núi; xây dựng NTM và Đề án “Phát triển KTXH, xây dựng NTM 3 xã Vĩnh Ô, Vĩnh Khê, Vĩnh Hà giai đoạn 2021- 2025” của huyện Vĩnh Linh.

Để thực hiện có hiệu quả các chương trình, UBND huyện Vĩnh Linh đã thành lập Ban chỉ đạo các chương trình MTQG huyện giai đoạn 2021-2025. Đồng thời, chỉ đạo 18/18 xã, thị trấn thành lập ban chỉ đạo, ban quản lý các chương trình, 100% thôn, bản, khu phố đều thành lập ban phát triển và ban hành kế hoạch hoạt động.

Trên cơ sở các nghị quyết, quyết định của cấp trên, UBND huyện đã xây dựng phương án phân bổ, bổ sung nguồn vốn đầu tư phát triển thực hiện 3 chương trình MTQG giai đoạn 2021 - 2025 trình HĐND huyện cho ý kiến.

Trên cơ sở ý kiến của HĐND huyện, UBND huyện điều chỉnh và ban hành các quyết định giao, giao bổ sung nguồn vốn đầu tư phát triển thực hiện 3 chương trình. Đối với nguồn vốn sự nghiệp, tỉnh không giao kế hoạch vốn trung hạn mà giao theo từng năm. Trên cơ sở quyết định giao vốn của UBND tỉnh, UBND huyện tiến hành phân bổ chi tiết cho các đơn vị theo các nội dung cụ thể.

Tổng nguồn vốn phân bổ cho huyện Vĩnh Linh triển khai thực hiện 3 chương trình MTQG năm 2023 và 2024 là 152,187 tỉ đồng. UBND huyện bố trí vốn đối ứng theo từng dự án cụ thể để thực hiện các công trình, dự án phù hợp với đối tượng, phạm vi, mục tiêu, nhiệm vụ của chương trình được phê duyệt trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 của huyện. Đồng thời, huy động các nguồn lực khác, như: vốn lồng ghép các chương trình MTQG, nguồn lực của doanh nghiệp, hợp tác xã; đóng góp của người dân... để đầu tư thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững. Cùng với đó, hằng năm huyện Vĩnh Linh cũng ban hành kế hoạch triển khai thực hiện Đề án “Phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng NTM 3 xã Vĩnh Ô, Vĩnh Khê, Vĩnh Hà”.

Trong quá trình thực hiện 3 chương trình MTQG và 1 đề án, huyện đã ban hành nhiều văn bản, tổ chức nhiều cuộc họp, hội nghị để triển khai nhiệm vụ, đôn đốc giải ngân, hướng dẫn, tháo gỡ khó khăn vướng mắc; sơ kết, tổng kết, đánh giá hằng năm từng chương trình; lồng ghép việc kiểm tra, giám sát chương trình với các đoàn giám sát của tỉnh và thực hiện kế hoạch kiểm tra, giám sát hằng năm của huyện. Mặt khác, trong quá trình thực hiện, các nội dung vướng mắc, vượt thẩm quyền xử lý, huyện cũng gửi các văn bản đến cơ quan chủ trì để được hướng dẫn, xử lý.

“Các chính sách giảm nghèo đã góp phần làm thay đổi diện mạo nông thôn, tạo động lực giúp người dân vươn lên thoát nghèo. Đến nay, diện mạo nông thôn vùng đồng bào DTTS huyện Vĩnh Linh đã có nhiều khởi sắc. Hiện huyện có 49 vườn mẫu, 59 thôn NTM kiểu mẫu, 6 thôn, bản NTM, có 15/15 xã đạt chuẩn NTM, 4/15 xã NTM nâng cao”, bà Võ Thị Hằng cho hay.

Trần Thanh

Tin liên quan:
  • Lồng ghép các nguồn lực để giảm nghèo vùng đồng bào dân tộc thiểu số
    Để hộ nghèo đồng bào dân tộc thiểu số, hộ nghèo vùng đặc biệt khó khăn “an cư ...

    Nhằm giúp đồng bào các dân tộc thiểu số ổn định sản xuất, cải thiện đời sống, ngày 18/7/2018, HĐND tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 10/2018/ NQ-HĐND về chính sách hỗ trợ đất ở và kinh phí cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng (CNQSD) đất ở, đất sản xuất cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo và hộ nghèo ở các xã khu vực III, thôn, bản đặc biệt khó khăn tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2019 - 2022 (Nghị quyết 10). Tuy nhiên, đến nay tại một số địa phương vẫn chưa hoàn thành việc cấp giấy CNQSD đất cho người dân vì gặp nhiều khó khăn, vướng mắc.

  • Lồng ghép các nguồn lực để giảm nghèo vùng đồng bào dân tộc thiểu số
    Giúp đồng bào dân tộc thiểu số vượt khó, thoát nghèo

    Các chính sách tín dụng dành riêng cho người đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), trong đó có Nghị định số 28/2022/NĐ-CP ngày 26/4/2022 của Chính phủ thời gian qua đã tiếp sức cho người dân tại vùng đồng bào DTTS và miền núi trên địa bàn tỉnh có vốn để xây dựng, sửa chữa nhà ở; đầu tư sản xuất, kinh doanh; tạo việc làm, ổn định kinh tế gia đình, nâng cao đời sống.


Trần Thanh

 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Giúp thanh niên giảm nghèo bền vững

Giúp thanh niên giảm nghèo bền vững
2024-08-15 05:16:00

QTO - Không cam phận nghèo, thời gian qua, nhiều gia đình đoàn viên, thanh niên ở huyện Gio Linh đã quyết tâm vượt qua mọi khó khăn để làm giàu cho mình,...

“Đòn bẩy” để người nghèo vươn lên

“Đòn bẩy” để người nghèo vươn lên
2024-08-14 05:30:00

QTO - Nhờ có nguồn vốn chính sách làm “đòn bẩy”, nhiều hộ dân có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn huyện Gio Linh đã có cơ hội vươn lên phát triển kinh tế,...

“Quả ngọt” từ đam mê nông nghiệp

“Quả ngọt” từ đam mê nông nghiệp
2024-08-14 05:10:00

QTO - Mô hình kinh tế trồng trọt kết hợp chăn nuôi đạt năng suất, hiệu quả kinh tế cao chính là “quả ngọt” mà anh Trần Văn Hạnh (sinh năm 1977), hiện đang...

Thời tiết