{title}
{publish}
{head}
Xác định cà phê là loại cây trồng chủ lực để thúc đẩy kinh tế - xã hội địa phương phát triển, nhiều năm qua, cùng với hỗ trợ nông dân ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, xây dựng vùng nông sản sạch, huyện Hướng Hóa đã tích cực phối hợp với các cơ quan chuyên môn trong chứng nhận mã số vùng trồng, chứng nhận hữu cơ, xây dựng chỉ dẫn địa lý (CDĐL) “Cà phê Khe Sanh”. Đây là những “tấm vé thông hành” giúp sản phẩm cà phê Khe Sanh chinh phục các thị trường lớn.
Việc sử dụng chỉ dẫn địa lý “Cà phê Khe Sanh” được kỳ vọng sẽ là giấy thông hành giúp cà phê Khe Sanh vươn xa -Ảnh: L.A
Được trồng trên địa bàn huyện Hướng Hóa cách đây gần 100 năm với rất nhiều loại cà phê khác nhau như cà phê mít (Liberia), cà phê vối (Robusta), cà phê chè (Arabica), qua thời gian, cây cà phê chè Arabica chứng tỏ là loại cây phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng tại địa phương. Cây cà phê từ lâu là nguồn thu nhập chính của một bộ phận người dân, là sản phẩm nông nghiệp chủ lực của huyện, của tỉnh.
Đến nay đã hình thành được vùng chuyên canh cà phê rộng lớn với diện tích hơn 4.600 ha, trong đó diện tích cho thu hoạch trên 3.900 ha, tập trung chủ yếu ở các xã Hướng Phùng, Hướng Lộc, Hướng Tân, Tân Hợp, Tân Lập, Húc, thị trấn Khe Sanh. Cây cà phê chè Arabica trở thành giống cà phê cho sản phẩm nổi tiếng không chỉ trong nước mà cả trên thế giới với thương hiệu cà phê Khe Sanh.
Với những nét đặc thù của cà phê Khe Sanh, trên thị trường đã xuất hiện nhiều nhãn hiệu hàng hóa của các doanh nghiệp có xuất xứ cà phê Khe Sanh như: Arabica coffee Khe Sanh, Khe Sanh coffee, Khe Sanh Origin coffee... Nhiều sản phẩm cà phê Khe Sanh đã được công nhận là sản phẩm OCOP cấp tỉnh.
Đặc biệt, trong các năm từ 2021 - 2024, các sản phẩm cà phê Arabica của các đơn vị trong huyện đã đạt được nhiều giải cao khi tham dự các cuộc thi cà phê đặc sản Việt Nam. Trên thực tế, khi tìm kiếm cụm từ “top rated cafe Khe Sanh”, chỉ sau 0,39 giây đã có hơn 19,3 triệu kết quả tìm kiếm. Như vậy, cà phê Khe Sanh đã chứng minh được danh tiếng thực sự trên thị trường trong và ngoài nước.
Phó Chủ tịch UBND huyện Hướng Hóa Phạm Trọng Hổ cho biết, nhằm đảm bảo vùng trồng và đáp ứng các yêu cầu của thị trường xuất khẩu, bảo vệ danh tiếng, chất lượng sản phẩm cà phê, những năm qua, huyện Hướng Hóa đã tích cực hỗ trợ nông dân ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, xây dựng vùng nông sản sạch; hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư công nghiệp chế biến sản phẩm từ các nguồn khuyến công, góp phần thúc đẩy quá trình phát triển vùng nguyên liệu, giải quyết việc làm cho người lao động, nâng cao giá trị gia tăng cho sản phẩm.
Đồng thời phối hợp với Viện Thổ nhưỡng nông hóa, Cục Sở hữu trí tuệ, Sở Khoa học và Công nghệ thực hiện nhiệm vụ “Đăng ký bảo hộ, quản lý và phát triển CDĐL cho sản phẩm cà phê Khe Sanh của tỉnh Quảng Trị”. Theo đó, các sản phẩm được đăng ký CDĐL gồm: cà phê nhân, cà phê hạt rang, cà phê bột đáp ứng những tiêu chí về cảm quan, chất lượng. Được trồng, chăm sóc, thu hoạch, chế biến, bảo quản theo đúng kỹ thuật. Khu vực sản xuất sản phẩm mang CDĐL gồm các xã: Hướng Phùng, Húc, Hướng Tân, Ba Tầng, Tân Liên, Tân Hợp, Tân Lập, Hướng Linh, Hướng Sơn, Hướng Lộc, A Dơi và thị trấn Khe Sanh.
Theo ông Nguyễn Quang Hải, Phó Viện trưởng Viện Thổ nhưỡng nông hóa, CDĐL là dấu hiệu dùng để phân biệt các sản phẩm có nguồn gốc từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hay quốc gia cụ thể. Để được bảo hộ CDĐL thì các sản phẩm phải có danh tiếng, chất lượng hoặc đặc tính mà chủ yếu là do điều kiện địa lý mang lại. Chính vì yếu tố này, các sản phẩm được bảo hộ CDĐL sẽ dễ dàng nổi bật hơn, thậm chí có giá trị hơn so với các sản phẩm tương tự trên thị trường.
Mặt khác, việc áp dụng bảo hộ CDĐL còn giúp ngăn ngừa và chống lại các hành vi sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng, làm mất đi giá trị và danh tiếng của sản phẩm mang CDĐL. Tính đến nay, cả nước đãcóhơn 130 CDĐL được bảo hộtại Việt Nam, trong đócó13 CDĐL nước ngoài. CDĐL giúp sản phẩm có thương hiệu không chỉ chinh phục tốt thị trường nội địa với 100 triệu dân mà còn là “giấy thông hành” cho sản phẩm thương hiệu Việt tiếp cận với thị trường có yêu cầu cao như EU, Nhật Bản... CDĐL còn là công cụ hữu hiệu để bảo hộ các đặc sản, nông sản chủ lực của nước ta. Đây cũng là động lực cho nông dân thúc đẩy sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, mở rộng quy mô thương mại.
Ông Phạm Trọng Hổ thông tin, nhằm tiếp tục thực hiện nhiệm vụ, đồng thời để quản lý và sử dụng CDĐL có hiệu quả, hiện tại huyện Hướng Hóa đang chỉ đạo các cơ quan chuyên môn kiện toàn Hội cà phê Khe Sanh để từng bước tham gia vào công tác quản lý ngay sau khi được Cục Sở hữu trí tuệ cấp văn bằng bảo hộ CDĐL.
Tích cực phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ, Viện Thổ nhưỡng nông hóa, đặc biệt là Cục Sở hữu trí tuệ đẩy nhanh tiến trình thẩm định đơn đăng ký CDĐL “Cà phê Khe Sanh” ngay trong mùa vụ cà phê năm 2024 để có thể ghi nhận quyền sử dụng CDĐL cho các tổ chức, cá nhân. Qua đó đưa sản phẩm cà phê Khe Sanh được bảo hộ CDĐL ra thị trường trong năm 2025.
“Việc đăng ký thành công CDĐL sẽ giúp người trồng, người kinh doanh sản phẩm đạt hiệu quả kinh tế cao, nâng cao nhận thức của người trồng theo quy trình chặt chẽ, tạo ra những sản phẩm giá trị; góp phần vào phát triển du lịch gắn với vùng địa danh, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương”, ông Hổ khẳng định.
Lê An
QTO - Đến bây giờ, đồng ruộng Hải Lăng đã trở thành vựa lúa của tỉnh. Nông dân Hải Lăng nơi vùng đồng nổi danh là người làm ruộng với kỹ năng thâm canh cao...
QTO - Những ngày này, không khí thu hoạch gừng ở huyện miền núi Hướng Hóa đang hết sức nhộn nhịp. Cây gừng với năng suất cao và giá bán ổn định đang mang...
QTO - Năm 2024, tỉnh Quảng Trị đề ra mục tiêu phấn đấu tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng đạt 34 nghìn tỉ đồng. Để đạt mục tiêu đề ra, bên cạnh...
QTO - Bò lớn nhanh, thích nghi tốt với điều kiện môi trường; trọng lượng bình quân đạt gần 480 kg/con; doanh thu trên 400 triệu đồng, thu lãi gần 100 triệu...
QTO - Hiện nay, việc đẩy mạnh phát triển nền nông nghiệp hiệu quả, bền vững theo hướng sinh thái, nông nghiệp tuần hoàn, thuận thiên, ứng dụng đồng bộ khoa...
QTO - Thống kê đến ngày 30/7/2024, toàn tỉnh có tổng số tài sản công là cơ sở nhà, đất phục vụ hoạt động quản lý và cung cấp dịch vụ công được rà soát...
QTO - Mặc dù đối diện với nhiều khó khăn, thách thức nhưng với những quyết sách đúng đắn, triển khai đồng bộ các giải pháp từ thành phố tới cơ sở, kinh tế...
QTO - Đakrông là huyện miền núi có điều kiện KTXH đặc biệt khó khăn nhưng với mục tiêu nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân, địa phương nỗ...
QTO - Xác định giải ngân vốn đầu tư công tốt là động lực quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội, năm 2024, thành phố Đông Hà đã triển khai nhiều giải...
QTO - Để đạt được mục tiêu thay đổi “nếp nghĩ, cách làm” lạc hậu từ bao đời đã ăn sâu trong ý thức của đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) nói chung và phụ nữ...
QTO - Xác định chuyển đổi số là xu thế tất yếu nhằm phục vụ tốt hơn cho người nghèo và các đối tượng chính sách, thời gian qua, Ngân hàng Chính sách xã hội...
QTO - Triển khai tinh thần chỉ đạo của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm trong chuyến thăm và làm việc với tỉnh Quảng Trị từ ngày 15-16/10/2024 nhằm hỗ...