Cập nhật:  GMT+7

Những người “đi trước” ở Vĩnh Ô

Sau khi được người quen giới thiệu 2 tấm gương điển hình trong phát triển kinh tế gia đình và có nhiều đóng góp đối với xã hội là anh Hồ Văn Tốt (sinh năm 1973), Bí thư chi bộ, người có uy tín, Giám đốc Hợp tác xã (HTX) nông nghiệp thôn Cây Tăm và chị Hồ Thị Hiếu (sinh năm 1989), Trưởng thôn Xóm Mới, xã Vĩnh Ô, huyện Vĩnh Linh, tôi lập tức lên đường.

Những người “đi trước” ở Vĩnh Ô

Chị Hiếu tuyên truyền, vận động người dân mạnh dạn phát triển kinh tế gia đình - Ảnh: Trần Tuyền

Tiên phong trong làm kinh tế

Đầu năm 2000, vì hoàn cảnh gia đình khó khăn nên chàng thanh niên Hồ Văn Tốt đành nghỉ học. Ngoài thời gian phụ giúp bố mẹ phát triển kinh tế gia đình, anh tích cực tham gia các hoạt động đoàn, hội tại địa phương. Năm 2004, anh được bầu làm Trưởng thôn Cây Tăm. Sau hơn 1 năm phấn đấu, rèn luyện, anh được kết nạp vào Đảng, là một trong những đảng viên trẻ tuổi trong cộng đồng người Vân Kiều nơi thượng nguồn Bến Hải lúc bấy giờ.

Sau khi lập gia đình, anh Tốt chăm chỉ khai hoang, phục hóa, phạt lau lách cỏ dại nơi vùng đồi thôn Cây Tăm để trồng rừng tràm. Với sức khỏe tốt, cộng thêm đức tính siêng năng, cần cù, diện tích rừng của gia đình anh cũng vì thế mà tăng dần theo thời gian. Không chỉ trồng cây gây rừng, vợ chồng anh còn trồng 300 cây chuối theo tiêu chuẩn VietGAP, chăn nuôi gia súc, gia cầm, đa dạng hóa cây trồng vật nuôi và mua sắm máy xay xát lúa gạo, phục vụ nhu cầu của gia đình cũng như người dân trong thôn bản.

“Mình vừa làm vừa học. Nghe cấp trên mở lớp tập huấn, hướng dẫn về chăn nuôi, trồng trọt là mình đăng ký tham gia ngay. Cái nào chưa hiểu thì mình tìm đọc qua sách báo và mạng internet. Mày mò làm rồi quen. Nay mình có thể tự chăm sóc cây, con trong gia đình rất tốt”, anh Tốt thật thà.

Hiện nay, gia đình anh Tốt có 8 ha rừng tràm đã cho khai thác; đàn trâu 6 con. Sau khi trừ các chi phí, mỗi năm anh thu lãi ròng trên 50 triệu đồng. Mới đây, anh xây hệ thống chuồng trại khép kín nuôi 4 cặp dúi má đào và 8 cặp thỏ với tổng kinh phí khoảng 100 triệu đồng. “Mô hình này tôi đang nuôi thử nghiệm, nếu thành công sẽ nhân rộng”, anh Tốt chia sẻ.

Phía bên kia dòng Bến Hải là nhà của chị Hồ Thị Hiếu, Trưởng thôn Xóm Mới, đại biểu HĐND xã Vĩnh Ô nhiệm kỳ 2020 - 2025, ủy viên MTTQ Việt Nam huyện Vĩnh Linh nhiệm kỳ 2024 - 2029. Chị Hiếu vừa được huyện Vĩnh Linh tặng giải thưởng “Bông sen hồng” lần thứ XVII năm 2024.

“Năm 2014, sau khi tốt nghiệp ngành giáo dục tiểu học Trường Cao đẳng Sư phạm Hải Dương, tôi trở về quê lập gia đình và buôn bán tại nhà. Đến năm 2017, tôi được bầu làm Trưởng Ban công tác mặt trận thôn Xóm Mới 1. Năm 2020, 2 thôn Xóm Mới 1 và Xóm Mới 2 sáp nhập thành thôn Xóm Mới với 73 hộ, trên 200 nhân khẩu, tôi được bầu làm trưởng thôn”, chị Hiếu kể.

Những người “đi trước” ở Vĩnh Ô

Đầu năm 2024, chị Hiếu đầu tư xây dựng trang trại chăn nuôi bò sinh sản - Ảnh: TRẦN TUYỀN

Trong quãng thời gian này, chị Hiếu huy động nguồn vốn để mua 4 ha đất rừng trồng tràm. Chị mạnh dạn đề xuất cấp trên hỗ trợ xây dựng trang trại nuôi bò nhốt chuồng nhằm nâng cao thu nhập và góp phần thay đổi nhận thức canh tác của người dân. Đầu năm 2024, chị Hiếu vay 200 triệu đồng đầu tư xây dựng trang trại chăn nuôi bò sinh sản.

Tổng đàn bò của chị có 20 con, trong đó 5 con giống được Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện hỗ trợ. Tiếp đó, chị thuê máy múc cải tạo gần 1 ha đất để trồng cỏ voi, lắp đặt hệ thống nước tưới và trồng khoảng 1 ha cây chuối làm thức ăn cho đàn bò.

“Từ xưa đến nay, dân bản có thói quen nuôi gia súc, gia cầm thả rông, được chăng hay chớ nên tôi muốn thông qua mô hình chăn nuôi bò nhốt chuồng, áp dụng khoa học kỹ thuật để thay đổi cách nghĩ, cách làm của đồng bào.

Được sự hỗ trợ, giúp đỡ của cán bộ thú y xã, huyện nên đàn bò không bị bệnh tật, hiện phát triển rất tốt. Từ nay đến cuối năm, đàn bò giống sẽ sinh sản thêm nhiều con bò nữa”, chị Hiếu phấn khởi. Từ những mô hình sản xuất của gia đình, hằng năm sau khi trừ các chi phí, chị Hiếu thu lãi ròng khoảng 200 triệu đồng.

Điểm tựa của bản làng

Năm 2022, chính quyền địa phương có chủ trương xây dựng đường bê tông nội thôn góp phần xây dựng thôn nông thôn mới. Chị Hiếu tích cực tuyên truyền, vận động 10 hộ dân tự nguyện hiến khoảng 2.000 m2 đất để đơn vị thi công triển khai thực hiện dự án. Với những đóng góp này, năm 2023 thôn Xóm Mới được Ban Tuyên giáo chọn là tập thể tiêu biểu để đưa vào tập sách “Làm theo lời Bác”.

Dự án đường nối đường Hồ Chí Minh nhánh Đông với đường Hồ Chí Minh nhánh Tây giai đoạn 1 có điểm đầu tại xã Vĩnh Ô, huyện Vĩnh Linh, kết thúc trên đường Hồ Chí Minh nhánh Tây tại xã Hướng Lập, huyện Hướng Hóa. Thực hiện chủ trương của cấp trên, năm 2023 chị Hiếu tích cực tuyên truyền, thuyết phục 10 gia đình tự nguyện hiến khoảng 3.000 m2 đất, trong đó có nhiều chỗ đi qua “rú ma” của thôn. Nhờ đó, tiến độ thi công dự án được đẩy nhanh.

Ngày 26/3/2024, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải tặng Bằng khen cho xã Vĩnh Ô vì đã có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua xây dựng và phát triển giao thông nông thôn - miền núi năm 2023. Trong thành tích chung này, có sự đóng góp không nhỏ của cá nhân chị Hiếu.

Trước đó, vào tháng 10/2023, mưa lớn kéo dài, nước từ thượng nguồn đổ về khiến Bản 8 bị cô lập. Chị Hiếu đã vận động người dân đóng góp gần 2 tấn lương thực, thuốc men và nhu yếu phẩm để hỗ trợ người dân Bản 8. Sau đó ít lâu, ở Bản 4 xảy ra đám cháy lớn tại khu vực rừng tràm với diện tích hơn 3 ha, chị nhanh chóng huy động lực lượng địa phương ứng cứu. Sau 4 giờ đồng hồ, đám cháy được dập tắt.

Những người “đi trước” ở Vĩnh Ô

Anh Tốt xây hệ thống chuồng trại khép kín nuôi dúi má đào và thỏ - Ảnh: TRẦN TUYỀN

Đối với anh Hồ Văn Tốt, năm 2008 anh được bầu làm người có uy tín của thôn Cây Tăm. Từ năm 2010 đến nay, anh là Bí thư chi bộ thôn. Trong các cuộc họp chi bộ, họp thôn và những buổi sinh hoạt của các hội, đoàn thể, anh Tốt luôn có mặt để tuyên truyền, vận động người dân mạnh dạn phát triển kinh tế gia đình, chung sức xây dựng nông thôn mới, bảo vệ an ninh trật tự tại địa phương.

Nếu người nào có nhu cầu vay vốn để làm kinh tế hay cần con giống, cây giống, anh luôn sẵn sàng kết nối, hỗ trợ. “Với dân bản, nếu chỉ nói mà không làm thì họ sẽ không nghe và không tin. Muốn người dân làm theo thì mình phải làm trước. Có thể thu nhập của mình thua nhiều người trong thôn bản nhưng mình phải là người đi trước, làm trước để noi gương”, anh Tốt bộc bạch.

Mới đây, xã Vĩnh Ô thành lập HTX thôn Cây Tăm, anh Tốt được bầu làm giám đốc. Hiện nay, HTX có 8 hộ dân tham gia trồng chuối theo tiêu chuẩn VietGAP. Khi tham gia mô hình, người dân được Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện hỗ trợ nguồn vốn, cây giống, phân bón, kỹ thuật...

Sau cuộc chuyện trò, anh Tốt dẫn tôi lội băng qua dòng Bến Hải để đến rẫy chuối của HTX. Trên vùng đồi màu mỡ, hàng ngàn cây chuối xanh mướt được trồng thẳng tắp đang phát triển rất tốt, sắp cho thu hoạch.

Chung tay bảo vệ rừng

Ngoài nhiều điểm chung trên, anh Tốt và chị Hiếu đều là những người yêu rừng và có trách nhiệm với rừng. 16 năm nay, anh Tốt là Tổ trưởng Tổ bảo vệ rừng phòng hộ, thuộc Ban Quản lý Rừng phòng hộ lưu vực sông Bến Hải. Ban đầu, chỉ có 8 hộ trong tổ bảo vệ rừng. Tuy nhiên, sau khi được anh Tốt tuyên truyền, vận động, nhiều gia đình đã tự nguyện tham gia. Đến nay, tổ bảo vệ rừng có 52 hộ thuộc 3 thôn chung tay bảo vệ hơn 1.200 ha rừng phòng hộ.

Ngoài ra, anh Tốt còn là Tổ trưởng Tổ bảo vệ rừng của xã Vĩnh Ô. Tổ bảo vệ này được thành lập từ năm 2023. Hiện nay, tổ có 5 thành viên là trưởng thôn của 5 thôn. Tổ có nhiệm vụ bảo vệ hơn 130 ha rừng phòng hộ do UBND xã Vĩnh Ô quản lý.

Tổ bảo vệ rừng xã Vĩnh Ô có 5 nhóm, mỗi nhóm do các trưởng thôn làm nhóm trưởng. Là phụ nữ nhưng chị Hiếu cũng là nhóm trưởng của nhóm bảo vệ rừng thôn Xóm Mới. Đều đặn mỗi tháng, các thành viên trong tổ sẽ đi tuần tra, bảo vệ trên diện tích rừng phòng hộ đầu nguồn Bến Hải do xã quản lý.

Từ khi có tổ bảo vệ đến nay, những cánh rừng đã giữ được màu xanh, tình trạng chặt phá rừng được giảm thiểu, nhận thức của người dân về công tác bảo vệ rừng cũng được nâng cao.”Rừng gắn bó với dân bản nên bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của người dân. Vì thế, dù là phụ nữ, tôi không nề hà khó khăn, cùng góp tay cho những cánh rừng thêm xanh”, chị Hiếu chia sẻ về công việc của mình.

Trần Tuyền

Tin liên quan:
  • Những người “đi trước” ở Vĩnh Ô
    “Đảng viên đi trước” ở thôn Vĩnh Đại

    “Đảng viên đi trước, làng nước theo sau” không chỉ là yêu cầu đối với phong trào xây dựng nông thôn mới (NTM) ở thôn Vĩnh Đại, xã Cam Hiếu, huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị, ở đây, cán bộ, đảng viên luôn là người gương mẫu đi đầu trong các hoạt động, các khoản đóng góp. Điển hình là ông Nguyễn Văn Hậu (67 tuổi), Bí thư Chi bộ, Trưởng Ban công tác Mặt trận thôn, ngoài phát huy tinh thần, trách nhiệm người đứng đầu, ông luôn nêu gương trên tất cả các lĩnh vực, từ việc to đến việc nhỏ ông đều trực tiếp làm cùng người dân. Từ khi làm bí thư chi bộ cho đến nay, ông đã ủng hộ thôn xây dựng NTM hơn 325 triệu đồng. Tinh thần nêu gương của ông đã khơi dậy sự nỗ lực của cả cộng đồng để xây dựng khu dân cư kiểu mẫu”, đó là những nhận xét, đánh giá của Bí thư Đảng ủy xã Cam Hiếu Hoàng Quốc Anh khi chúng tôi hỏi về ông Nguyễn Văn Hậu.

  • Những người “đi trước” ở Vĩnh Ô
    Người luôn “đi trước” ở Bản Chùa

    Gặp nhau tại trụ sở UBND xã Cam Tuyền, huyện Cam Lộ, sau khi nghe tôi chia sẻ cảm xúc vừa đi qua những làng quê thanh bình, xe bon bon như trôi trên tuyến đường nhựa rộng rãi, êm thuận dẫn vào tận từng ngõ nhà nằm lẫn giữa bóng cây và bóng nắng, Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐND xã Cam Tuyền Lê Văn Tỵ rủ rê: “Anh đã cất công lên đến đây rồi, dấn thêm chút nữa, vào thôn Bản Chùa, gặp Bí thư Chi bộ Hồ Văn Một - người có uy tín của địa phương, anh sẽ có câu trả lời vì sao trong hút tầm mắt từ vùng bán sơn địa này lên tít tắp chân núi Phu Lơ, đồng xanh, rừng xanh, bản làng đổi mới, lòng người bình yên như bây giờ”...


Trần Tuyền

 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Ngọn đuốc sáng ở thôn Xung Phong

Ngọn đuốc sáng ở thôn Xung Phong
2024-10-19 05:00:00

QTO - Người dân thôn Xung Phong, xã Vĩnh Khê, huyện Vĩnh Linh, luôn ví già làng Hồ Phay như ngọn đuốc sáng, bởi những việc làm của ông luôn được xem là mẫu...

Hà Nội trong từng màu sắc, thanh âm

Hà Nội trong từng màu sắc, thanh âm
2024-10-12 05:45:00

QTO - Hà Nội những ngày này rộn ràng với lễ kỷ niệm 70 năm ngày giải phóng Thủ đô 10/10 (1954-2024), nhưng trên những con phố cổ rêu phong vẫn có hình ảnh...

Đông Hà chiều sâu của đất

Đông Hà chiều sâu của đất
2024-10-11 13:50:00

QTO - Nhớ lại 95 năm trước, ngày 5/9/1929, Khâm sứ Trung Kỳ đã ký quyết định thành lập thị trấn Đông Hà thuộc phủ Triệu Phong. Cho đến nay trong 63 tỉnh...

Màu bằng lăng nhung nhớ

Màu bằng lăng nhung nhớ
2024-10-10 14:46:00

QTO - Chiều nay chợt thấy lòng man mác. Gió hát khúc giao mùa gọi sắc tím đong đưa. Bằng lăng soi bóng bên dòng nước trong lành, yên ả. Nhịp chèo khua mênh...

Sông Hiếu một thời dậy sóng

Sông Hiếu một thời dậy sóng
2024-10-09 13:54:00

QTO - Cũng như bao con sông chảy qua những làng quê trên nước Việt thân thương, sông Hiếu an nhiên sống một đời sông nhưng đời sông lại gắn chặt với tình...

Đông Hà, tình yêu của tôi

Đông Hà, tình yêu của tôi
2024-10-08 10:03:00

QTO - Tôi là một đứa con của Đông Hà sinh ra trong chiến tranh, lớn lên cùng sắn khoai và gian lao, vất vả. Trưởng thành một chút, tôi đã cùng hòa giọng...

Đông Hà, đường lên đô thị loại II

Đông Hà, đường lên đô thị loại II
2024-10-08 10:00:00

QTO - Mảnh đất Đông Hà có bề dày lịch sử hình thành và phát triển đã 95 năm và ngày 8/8/2024, thành phố Đông Hà được Chính phủ công nhận là đô thị loại II....

9x Pa Kô tình nguyện xuyên biên giới

9x Pa Kô tình nguyện xuyên biên giới
2024-09-28 05:00:00

QTO - Không ngại đường sá xa xôi, nguy hiểm để giúp đỡ những bản làng nghèo của nước bạn Lào, dành thời gian để xóa mù chữ cho người dân trong thôn, cô gái...

Tin liên quan

Gợi ý

Thời tiết