{title}
{publish}
{head}
Tại buổi đối thoại doanh nghiệp tỉnh Quảng Trị năm 2024 được tổ chức vào giữa tháng 9/2024, vấn đề được nhiều doanh nghiệp quan tâm kiến nghị là cần tăng cường công tác trợ giúp pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) trên địa bàn tỉnh, nhằm hỗ trợ cộng đồng DNNVV nâng cao hiểu biết, kiến thức, ý thức chấp hành pháp luật. Thực tế cho thấy, hỗ trợ pháp lý luôn là nhu cầu thiết thực của các doanh nghiệp, trong bối cảnh hoạt động sản xuất, kinh doanh, đầu tư trong nền kinh tế thị trường luôn phải đối mặt với nhiều rủi ro về pháp lý trong quản lý, điều hành, sử dụng lao động... như hiện nay.
Chương trình hỗ trợ pháp lý doanh nghiệp được triển khai trên cơ sở Luật Hỗ trợ DNNVV năm 2017, Nghị định số 55/2019/NĐCP ngày 24/6/2019 về hỗ trợ pháp lý cho DNNVV, Quyết định số 345/QĐ-TTg ngày 5/4/2023 của Thủ tướng về việc phê duyệt đề án “Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp, giai đoạn 2021-2030 (sau đây gọi là Đề án) và nhiều văn bản khác, cho thấy công tác hỗ trợ doanh nghiệp, đặc biệt DNNVV được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm.
Triển khai thực hiện Đề án, các sở, ngành, UBND cấp huyện đã thường xuyên cập nhật những quy định mới của pháp luật và đưa các thông tin về những chính sách mới được ban hành trên Cổng thông tin điện tử tỉnh Quảng Trị và các sở, ngành, UBND cấp huyện. Hiện nay, ngoài việc tổ chức xây dựng chuyên trang hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp trên cổng thông tin điện tử của tỉnh để tiếp nhận và xử lý phản ánh, kiến nghị của doanh nghiệp cũng như cung cấp thông tin về các hoạt động liên quan đến doanh nghiệp, một số sở, ban, ngành, cơ quan trung ương đóng trên địa bàn và UBND cấp huyện đã lập cơ sở dữ liệu riêng như các sở: Tư pháp; Kế hoạch và Đầu tư; Thông tin và Truyền thông; Công thương; Lao động, Thương binh và Xã hội và Cục Thuế tỉnh...
Các cơ quan, đơn vị, địa phương đã tổ chức đa dạng các hình thức phổ biến pháp luật phù hợp với tình hình thực tế , lựa chọn và giới thiệu các văn bản pháp luật có nội dung liên quan trực tiếp đến hoạt động của doanh nghiệp như Luật Lao động, Luật Dân sự, Luật Doanh nghiệp, Luật Thương mại, Luật Sở hữu trí tuệ, Luật Bảo hiểm xã hội, công tác an toàn - vệ sinh lao động... để người quản lý doanh nghiệp nhận thức, nâng cao hiểu biết về pháp luật.
Hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp cũng được chú trọng thực hiện thông qua tư vấn, giải đáp pháp luật và các nội dung liên quan đến các lĩnh vực pháp luật, lao động, đầu tư, thủ tục hành chính... Đối với những trường hợp doanh nghiệp có nhiều vấn đề pháp lý phức tạp, liên quan đến nhiều doanh nghiệp, các cơ quan, đơn vị, địa phương đã phối hợp, tổ chức giải đáp bằng văn bản, đồng thời tổ chức giải đáp tại buổi làm việc.
Mặc dù các sở, ngành, địa phương đã có nhiều nỗ lực, đa dạng hóa các hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp, tuy nhiên, thực tế triển khai công tác này thời gian qua cho thấy vẫn còn nhiều bất cập. Vấn đề khó khăn nhất mà các đơn vị, địa phương đều phản ánh là đội ngũ công chức làm công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp còn thiếu về số lượng, kiêm nhiệm nhiều hoạt động chuyên môn nên công tác hỗ trợ pháp lý còn hạn chế. Mặt khác, đội ngũ này chưa thường xuyên được đào tạo, bồi dưỡng về kiến thức pháp luật và kỹ năng hỗ trợ nên còn lúng túng trong triển khai thực hiện.
Nhiều doanh nghiệp khi tìm đến các sở, ngành, địa phương để được hỗ trợ, tư vấn pháp lý chưa nhận được câu trả lời thỏa đáng khi phần giải đáp vướng mắc được trả lời chung chung, điều đó phần nào ảnh hưởng đến việc khai thác cũng như tiếp cận các quy định pháp luật. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật còn nhiều chồng chéo, thường xuyên thay đổi dẫn đến một số cơ chế, chính sách chưa thực thi hoặc khó thực thi. Vì vậy, có nhiều tình huống pháp lý chưa thể giải đáp kịp thời, thỏa đáng theo yêu cầu của doanh nghiệp.
Thực hiện Đề án, tỉnh Quảng Trị đặt mục tiêu phấn đấu 100% quy định pháp luật về doanh nghiệp, về quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp được thông tin kịp thời, đầy đủ; 100% doanh nghiệp có yêu cầu, phản ánh, kiến nghị được hỗ trợ, giải quyết kịp thời, triệt để.
Muốn đạt được các mục tiêu này, các sở, ngành, địa phương cần tăng cường hơn nữa công tác phổ biến giáo dục pháp luật, truyền thông về các quy định của pháp luật, các chương trình, sản phẩm, hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp trên các phương tiện thông tin đại chúng và thông qua các tài liệu phổ biến bằng hình thức phù hợp.
Hoàn thiện khung pháp lý về tăng cường hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp, truyền tải thông tin pháp lý đến với doanh nghiệp một cách kịp thời, đầy đủ, phát huy được quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp trong hoạt động hỗ trợ pháp luật. Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu cần thiết, tiện ích, nhất là cơ sở dữ liệu về vụ việc, vướng mắc pháp lý và cách giải quyết hiệu quả.
Thông qua đó, tạo điều kiện thuận lợi cho người làm công tác hỗ trợ pháp lý cũng như doanh nghiệp dễ dàng khai thác khi cần thiết, đảm bảo 100% doanh nghiệp được hỗ trợ khi có đề xuất, giải quyết, tháo gỡ vướng mắc, khó khăn về mặt pháp lý.
Sở Tư pháp là cơ quan thường trực trong thực hiện Đề án cần tăng cường hoạt động tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật và kỹ năng nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, công chức, người làm công tác hỗ trợ pháp lý, đội ngũ tư vấn viên, đặc biệt là đội ngũ tuyên truyền viên pháp luật; đồng thời tham mưu đề xuất có chính sách hỗ trợ cho người làm công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp.
Bảo Bình
QTO - Phát biểu tại Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII, Tổng Bí...
QTO - Mê đắm vào thế giới hấp dẫn của các trò chơi điện tử, nhiều đứa trẻ mắc bệnh tâm thần, học hành sa sút, thậm chí trở thành tội phạm. Ranh giới giữa...
QTO - Cổng Thông tin điện tử Chính phủ vừa tổ chức tọa đàm “Tăng trưởng xanh - Xu thế toàn cầu, sự lựa chọn tất yếu” với sự tham gia của đại diện các bộ,...
QTO - Những ngày qua, người dân, nhất là doanh nghiệp rất quan tâm đến thông tin Trường Tiểu học, THCS & THPT Trưng Vương (Trường Trưng Vương) ở TP....
QTO - Từ nhiều tháng nay, câu chuyện về sắp xếp tinh gọn tổ chức bộ máy đã trở thành mối quan tâm lớn của cộng đồng. Điều này thực sự đáng quan tâm bởi đây...
QTO - Thời gian qua, từ nền tảng mối quan hệ hữu nghị truyền thống, đoàn kết đặc biệt Việt Nam - Lào, hợp tác đầu tư, thương mại và du lịch ba tỉnh Quảng...
QTO - Với quan điểm phát triển năng lượng là tiền đề quan trọng và ngành công nghiệp năng lượng là lĩnh vực đột phá để phát triển KT-XH của tỉnh, trong...
QTO - “...Không, em là lãnh đạo rồi, em không làm những việc cụ thể... cái này phải có cán bộ trình lên em em mới ký, em bây giờ lãnh đạo mà đi làm cái thủ...
QTO - Xóa nhà tạm, nhà dột nát là một trong những chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước nhằm giúp người nghèo có điều kiện thoát nghèo, ổn định cuộc sống. Đây...
QTO - Trong báo cáo công tác xây dựng Đảng của Đảng bộ tỉnh Quảng Trị thời gian qua có một con số rất đáng quan tâm, đó là từ đầu nhiệm kỳ đến nay, toàn...
QTO - Sau vụ nhóm thanh thiếu niên (mà nhiều trong số đó chưa đủ tuổi điều khiển phương tiện mô tô) phóng nhanh, vượt ẩu, đâm vào một cô gái đứng chờ đèn...
QTO - Theo số liệu của Cục Sở hữu trí tuệ, tính đến năm 2023, tỉnh Quảng Trị có gần 70 sản phẩm, dịch vụ được cấp bằng nhãn hiệu tập thể (năm 2024 chưa có...