Cập nhật:  GMT+7

Tăng trưởng xanh, sự lựa chọn tất yếu

Cổng Thông tin điện tử Chính phủ vừa tổ chức tọa đàm “Tăng trưởng xanh - Xu thế toàn cầu, sự lựa chọn tất yếu” với sự tham gia của đại diện các bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp. Nhìn chung, các đại biểu đều khẳng định tăng trưởng xanh là xu thế không thể đảo ngược và là lựa chọn tất yếu để Việt Nam đạt được các mục tiêu phát triển bền vững trong tương lai. Tăng trưởng xanh không chỉ là mục tiêu mà còn là cam kết mạnh mẽ của Việt Nam đối với cộng đồng quốc tế trong việc giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường và hướng tới mục tiêu Net Zero vào năm 2050.

Tăng trưởng xanh, sự lựa chọn tất yếu

Việt Nam là quốc gia có tốc độ phát triển nhanh chóng trong khu vực và cũng là một trong các quốc gia tuyên bố về tăng trưởng xanh của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD). Thời gian qua, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách để phát triển kinh tế xanh và xây dựng Bộ tiêu chí tăng trưởng xanh, một công cụ quan trọng nhằm hướng đến chiến lược phát triển bền vững. Chính phủ đã ban hành Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, đồng thời xây dựng các kế hoạch hành động quốc gia nhằm thúc đẩy việc áp dụng các giải pháp xanh trong mọi lĩnh vực kinh tế.

Hiện nay, các hiệp định thương mại tự do (FTA) mà Việt Nam đang tham gia như Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA) không chỉ mở ra cơ hội xuất khẩu cho doanh nghiệp Việt Nam mà còn yêu cầu các doanh nghiệp phải nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng các tiêu chuẩn môi trường khắt khe hơn. Điều này đặt ra thách thức lớn cho các doanh nghiệp trong việc duy trì lợi thế cạnh tranh về giá trong khi vẫn phải tuân thủ các tiêu chuẩn môi trường quốc tế. Chính vì vậy, việc chuyển đổi sang mô hình tăng trưởng xanh không chỉ là một xu thế mà còn là một yêu cầu tất yếu để doanh nghiệp Việt Nam có thể hội nhập và phát triển bền vững trong môi trường kinh tế toàn cầu.

Một vấn đề đặt ra là tăng trưởng xanh đòi hỏi sự nỗ lực từ Chính phủ và sự đồng hành, sáng tạo của các địa phương, cộng đồng doanh nghiệp trong việc phát triển các mô hình kinh tế xanh; xây dựng một chiến lược phát triển bền vững lâu dài, hướng tới một tương lai xanh và thịnh vượng cho đất nước.

Một dẫn chứng từ địa phương mà các nơi khác cần tham khảo, đó là tỉnh Hưng Yên đã chuyển dịch từ kinh tế nâu sang kinh tế xanh. Thời gian qua, tỉnh này đã tích cực triển khai các giải pháp đồng bộ nhằm thúc đẩy tăng trưởng bền vững. Các chương trình bảo vệ môi trường được thực hiện như Đề án phát triển nông nghiệp bền vững và giảm phát thải khí nhà kính... đã giúp Hưng Yên không chỉ phát triển mạnh về kinh tế mà còn bảo vệ được môi trường, đồng thời đóng góp vào mục tiêu chung của Việt Nam trong việc đạt được các cam kết về tăng trưởng xanh.

Ở Quảng Trị, những năm qua tỉnh đã lồng ghép các mục tiêu về tăng trưởng xanh trong quy hoạch, kế hoạch phát triển KT-XH 5 năm và hằng năm; tập trung cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, giảm cường độ phát thải nhà kính thông qua khai thác và sử dụng tiết kiệm, hiệu quả năng lượng, tài nguyên, tăng tỉ trọng các nguồn năng lượng tái tạo. Phát triển nông nghiệp theo hướng hiện đại, nông nghiệp sạch, hữu cơ bền vững; trồng rừng, nâng cao chất lượng rừng; đi đầu trong việc quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ FSC...

Tuy nhiên, nhìn tổng thể, trong tiến trình tăng trưởng bền vững và tăng trưởng xanh hiện nay vẫn còn nhiều rào cản, thách thức. Trong đó, các doanh nghiệp chưa thể xác định được mình sẽ được hưởng cơ chế ưu đãi nào. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến quyết định đầu tư mà còn làm giảm động lực của doanh nghiệp trong việc chuyển đổi mô hình kinh doanh sang bền vững và xanh. Việc thay đổi dây chuyền công nghệ hay đầu tư vào công nghệ xanh có thể tốn kém rất nhiều chi phí. Ngoài ra, sự thiếu hụt các nguồn tài chính hỗ trợ cho chuyển đổi xanh cũng là một yếu tố cản trở lớn.

Vì vậy, trong thời gian tới, cần cải thiện khung khổ pháp lý để thúc đẩy hơn nữa tăng trưởng xanh, tăng trưởng bền vững. Phát triển nguồn nhân lực để có thể triển khai việc phát triển bền vững, phát triển xanh. Xây dựng những sáng kiến, mô hình ở địa phương, bởi những mô hình tăng trưởng bền vững, mô hình tăng trưởng xanh thường thấy trên thế giới cũng phải điều chỉnh cho phù hợp với từng địa phương, chứ không phải bê nguyên mẫu để áp dụng.

Đồng thời, cũng phải có sự ghi nhận, cổ vũ và hỗ trợ để tăng cường nhận thức và định hướng cho việc tiêu dùng và sản xuất bền vững, hướng tới hàng hóa, dịch vụ xanh, sạch. Cần tạo động lực cho doanh nghiệp đi đầu, tiên phong, giữ những vị trí đầu tàu, dẫn dắt, từ đó lan tỏa để thu hút các doanh nghiệp khác đi theo. Để hỗ trợ doanh nghiệp, Chính phủ, các bộ, ngành cần bổ sung, hoàn thiện cơ chế, chính sách đáp ứng với bối cảnh, tình hình mới của thế giới, đồng thời bảo vệ những lợi ích chính đáng của doanh nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp phát triển và hạn chế rủi ro.

Một trong những nhiệm vụ quan trọng trong thời gian tới là Chính phủ hoàn thiện hệ thống khung pháp lý dành cho phát triển bền vững và tăng trưởng xanh; có hệ thống phân loại xanh quốc gia, bởi đây là công cụ quan trọng để xác định các tiêu chí và tiêu chuẩn cho các doanh nghiệp và dự án đầu tư xanh. Các bộ ngành, cơ quan liên quan phối hợp để xây dựng hệ thống phân loại xanh đạt chuẩn mực quốc tế, đồng thời đảm bảo tính linh hoạt để cập nhật công nghệ mới và các mô hình kinh doanh xanh. Hệ thống phân loại xanh này cũng sẽ đảm bảo được tính tiến bộ và có thể linh hoạt thay đổi hoặc bổ sung.

Đối với cộng đồng, cần tăng cường nâng cao nhận thức về các vấn đề môi trường và thực hành bền vững thông qua các chiến dịch giáo dục về năng lượng sạch, phân loại rác, giảm thiểu chất thải và khuyến khích sự tham gia của cộng đồng thông qua các dự án như thích ứng dựa vào cộng đồng với biến đổi khí hậu. Bên cạnh đó, tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, phổ biến kiến thức để nâng cao nhận thức của các chủ thể về phát triển nền kinh tế xanh, đặc biệt là chủ doanh nghiệp và người tiêu dùng; thường xuyên cập nhật phổ biến trên các phương tiện thông tin đại chúng và trong hệ thống giáo dục các cấp học. Những kiến thức hiểu biết về nền kinh tế xanh sẽ tác động và dần thay đổi thói quen, hành vi sản xuất, tiêu dùng của các chủ thể.

Có thể thấy, mô hình khai thác tài nguyên thiên nhiên không bền vững ở nước ta thời gian qua đã gây hệ lụy tiêu cực đến môi trường, mất khả năng đa dạng sinh học, ô nhiễm khí hậu, làm mất đi cơ hội phát triển kinh tế cho thế hệ mai sau. Chính vì vậy, tăng trưởng xanh là xu thế tất yếu và là mục tiêu mà mọi quốc gia đang hướng đến nhằm đạt được sự phát triển KT-XH hài hòa với phục hồi và bảo tồn hệ sinh thái tự nhiên.

Phương Minh

Tin liên quan:
  • Tăng trưởng xanh, sự lựa chọn tất yếu
    Hướng đến tăng trưởng xanh

    Trong báo cáo chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2022, lần đầu tiên chỉ số Xanh cấp tỉnh (PGI) được giới thiệu và công bố. Đây là một hợp phần về môi trường được tích hợp trong điều tra PCI năm 2022 của Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) nhằm thúc đẩy cải thiện việc đầu tư kinh doanh thân thiện môi trường, đảm bảo phát triển bền vững tại Việt Nam. Qua đó, khuyến khích các địa phương quan tâm hơn đến yếu tố bảo vệ môi trường trong phát triển kinh tế.

  • Tăng trưởng xanh, sự lựa chọn tất yếu
    Xây dựng Đông Hà trở thành đô thị tăng trưởng xanh

    Ngày 8/8/2024, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 813/QĐ-TTg về việc công nhận thành phố Đông Hà đạt đô thị loại II, trực thuộc tỉnh Quảng Trị. Khát vọng về một thành phố trẻ năng động, đô thị động lực ở miền Trung, điểm khởi đầu về phía Đông từ Thái Bình Dương kết nối với các nước Lào-Thái Lan-Myanma trên Hành lang kinh tế Đông-Tây sang Ấn Độ Dương đang trở thành hiện thực.

  • Tăng trưởng xanh, sự lựa chọn tất yếu
    Đầu tư thành phố Đông Hà vì mục tiêu tăng trưởng xanh

    Chủ trương đầu tư Dự án “Phát triển đô thị ven biển miền Trung hướng đến tăng trưởng xanh và ứng phó với biến đổi khí hậu thành phố Đông Hà” bằng vốn vay của Cơ quan Phát triển Pháp vừa được HĐND tỉnh khóa VIII thông qua tại kỳ họp thứ 17, ngày 19/5/2023 (Nghị quyết số 40). Đây là một chủ trương nhằm phát triển trung tâm tỉnh lỵ Quảng Trị theo quy hoạch tổng thể phù hợp với chuỗi đô thị trong khu vực, cả nước và tăng trưởng bền vững.


Phương Minh

 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Chủ tịch cũng phải làm cụ thể!

Chủ tịch cũng phải làm cụ thể!
2024-11-23 07:55:00

QTO - “...Không, em là lãnh đạo rồi, em không làm những việc cụ thể... cái này phải có cán bộ trình lên em em mới ký, em bây giờ lãnh đạo mà đi làm cái thủ...

Tin liên quan

Gợi ý

Thời tiết

POWERED BY
Việt Long