{title}
{publish}
{head}
Từ nhiều tháng nay, câu chuyện về sắp xếp tinh gọn tổ chức bộ máy đã trở thành mối quan tâm lớn của cộng đồng. Điều này thực sự đáng quan tâm bởi đây là vấn đề liên quan trực tiếp tới từng con người trong bộ máy. Chính vì thế Tổng Bí thư Tô Lâm đã nêu rõ quan điểm tại hội nghị Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII hôm 25/11: “Nhiệm vụ sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy là công việc rất khó khăn, nhạy cảm, phức tạp, ảnh hưởng trực tiếp đến mỗi con người trong từng tổ chức, do đó đòi hỏi sự đoàn kết, quyết tâm cao, dũng cảm và cả sự hy sinh lợi ích cá nhân, vì lợi ích chung”.
Gần một tháng trước, tại phiên thảo luận tổ ở Quốc hội, góp ý xây dựng dự thảo Nghị quyết thí điểm chính quyền đô thị TP. Hải Phòng, ngày 31/10, Tổng Bí thư Tô Lâm cũng nhấn mạnh việc phải tiếp tục tinh gọn bộ máy, tinh giản biên chế, giảm chi thường xuyên để dành nguồn lực đầu tư phát triển.
Vì thế việc xây dựng thể chế, cơ cấu lại bộ máy quản lý nhà nước hiệu lực, hiệu quả là vấn đề rất lớn. Không xây dựng bộ máy hình thức mà cần đi vào thực chất! Tổng Bí thư cho rằng: “Ngay từ Đại hội 12, nghị quyết của trung ương đã đánh giá bộ máy nhà nước cồng kềnh, hoạt động kém hiệu quả, cần sắp xếp tinh gọn.
Tuy nhiên, việc sắp xếp hiện nay mới làm từ dưới lên, sáp nhập huyện xã chứ chưa làm tới tỉnh; sắp xếp ở một số vụ, cục, tổng cục của bộ, ngành chứ chưa làm ở trung ương. Trung ương mà gọn được thì tỉnh sẽ gọn. Không có bộ nữa thì làm sao tỉnh có sở? Không có sở nữa thì làm sao huyện có phòng?
Đây là vấn đề rất lớn, sắp tới phải bàn”. Con số tỉ lệ ngân sách chi trả lương cho bộ máy chính là minh chứng rõ ràng nhất về sự “cồng kềnh” này. “Ngân sách chi gần 70% để trả lương, chi thường xuyên, phục vụ các hoạt động. Nếu điều hành ngân sách như vậy thì sẽ không còn tiền chi cho đầu tư phát triển.
Đất nước muốn phát triển, muốn dự án này, dự án kia thì tiền ở đâu? Chỉ còn 30% ngân sách thì tiền đâu để phục vụ quốc phòng, an ninh, xóa đói giảm nghèo, an sinh xã hội”. “Các nước khác chi thường xuyên khoảng 40%, trên 50% ngân sách phục vụ cho phát triển, quốc phòng, an ninh, giáo dục, y tế, an sinh xã hội?”...
“Chúng ta so sánh thôi cũng vô cùng sốt ruột. Cứ phình ra như thế, cứ như thế... Vì sao không thể tăng lương, vì tăng lương trong khi bộ máy khổng lồ thì chi cho bộ máy sẽ lên đến 80% - 90% chi ngân sách. Làm gì còn tiền ngân sách để làm các hoạt động khác”, Tổng Bí thư phân tích.
Nhìn lại quá trình sắp xếp, tinh gọn bộ máy trong nhiều năm qua cho thấy chúng ta đã từng thực hiện điều này rất thành công như việc trước đây, trong cơ cấu của Chính phủ có các Bộ Công nghiệp nặng, Bộ Công nghiệp nhẹ, Bộ Điện và Than, Bộ Thương mại. Sau nhiều lần sáp nhập, giờ chỉ còn Bộ Công Thương, rất tinh gọn. Tương tự, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cũng được hình thành thông qua sự sáp nhập của 5 bộ: Thủy lợi, Lâm nghiệp, Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm, Thủy sản...
Trong việc sắp xếp lại một số bộ, ngành tới đây, các chuyên gia có kinh nghiệm về công tác tinh gọn bộ máy cũng đã phân tích về tính hợp lý trong việc sắp xếp, sáp nhập, ví như Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư có khá nhiều điểm tương đồng với nhau về đầu tư, quản lý ngân sách. Hiện Bộ Tài chính có trách nhiệm về quản lý ngân sách, còn Bộ Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm xây dựng kế hoạch đầu tư công.
Nếu sáp nhập lại sẽ đảm bảo việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch đầu tư phát triển kinh tế - xã hội gắn với khả năng cân đối nguồn lực về tài chính, ngân sách. Tương tự, Bộ Giao thông vận tải và Bộ Xây dựng cũng có nhiều điểm tương đồng. Nếu cứ tách bạch, bộ máy sẽ tiếp tục nhiều đầu mối, cồng kềnh, làm mất thời gian và nguồn lực.
Với những gì đang diễn ra quyết liệt cùng quyết tâm cao trong việc sắp xếp tinh gọn bộ máy, đây thực sự là “một cuộc cách mạng” với tiên liệu đến việc “hy sinh lợi ích cá nhân, vì lợi ích chung”. Để giành được tự do độc lập, dân tộc chúng ta đã trải qua muôn vàn gian khổ, hy sinh và đau thương mất mát. Giờ đây, hơn bao giờ hết, tự thân mỗi người với ý thức công dân sâu sắc, vì sự phát triển của đất nước, vì sự cường thịnh của quốc gia, cũng sẽ sẵn sàng hy sinh cho Việt Nam tự tin bước vào “kỷ nguyên vươn mình”.
An Du
QTO - Trong các nhiệm vụ, giải pháp của Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi...
QTO - Văn minh đô thị là thái độ ứng xử của cộng đồng cư dân đô thị đối với môi trường tự nhiên và môi trường xã hội. Một đô thị thực sự văn minh khi cư...
QTO - Thời gian qua, từ nền tảng mối quan hệ hữu nghị truyền thống, đoàn kết đặc biệt Việt Nam - Lào, hợp tác đầu tư, thương mại và du lịch ba tỉnh Quảng...
QTO - Với quan điểm phát triển năng lượng là tiền đề quan trọng và ngành công nghiệp năng lượng là lĩnh vực đột phá để phát triển KT-XH của tỉnh, trong...
QTO - “...Không, em là lãnh đạo rồi, em không làm những việc cụ thể... cái này phải có cán bộ trình lên em em mới ký, em bây giờ lãnh đạo mà đi làm cái thủ...
QTO - Xóa nhà tạm, nhà dột nát là một trong những chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước nhằm giúp người nghèo có điều kiện thoát nghèo, ổn định cuộc sống. Đây...
QTO - Trong báo cáo công tác xây dựng Đảng của Đảng bộ tỉnh Quảng Trị thời gian qua có một con số rất đáng quan tâm, đó là từ đầu nhiệm kỳ đến nay, toàn...
QTO - Sau vụ nhóm thanh thiếu niên (mà nhiều trong số đó chưa đủ tuổi điều khiển phương tiện mô tô) phóng nhanh, vượt ẩu, đâm vào một cô gái đứng chờ đèn...
QTO - Theo số liệu của Cục Sở hữu trí tuệ, tính đến năm 2023, tỉnh Quảng Trị có gần 70 sản phẩm, dịch vụ được cấp bằng nhãn hiệu tập thể (năm 2024 chưa có...
QTO - Trong sự nghiệp đổi mới đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, nhận thức của Đảng ta về vị trí, vai trò của văn học nghệ thuật (VHNT) đối với xây...
QTO - Sinh thời, Bác Hồ từng nói về bốn đức: cần, kiệm, liêm, chính. Người chỉ rõ: “Tham ô có hại nhưng lãng phí có khi còn hại nhiều hơn: Nó tai hại hơn...
QTO - Tháng 12/2023, UBND tỉnh Quảng Trị có quyết định phê duyệt Đề án thí điểm thực hiện cơ chế giao doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính công ích đảm...