
{title}
{publish}
{head}
Sau gần 60 năm hình thành và phát triển với vai trò, uy tín ngày càng cao, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) tiếp tục khẳng định là hình mẫu thành công về hợp tác và liên kết khu vực.
Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 58 tại Malaysia.
Một ASEAN mạnh mẽ và gắn kết
Năm 2025 là năm đặc biệt, chứng kiến nhiều dấu mốc lịch sử đối với ASEAN, khi Hiệp hội kỷ niệm 10 năm hình thành Cộng đồng ASEAN và mở ra giai đoạn phát triển mới, hướng đến Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2045 với mục tiêu bao trùm là “tự cường, năng động, sáng tạo và lấy người dân làm trung tâm”. Trong tiến trình phát triển, sự hình thành Cộng đồng ASEAN chính thức ngày 31/12/2015 với ba trụ cột về chính trị - an ninh, kinh tế và văn hóa - xã hội đã đánh dấu bước phát triển về chất, đưa ASEAN trở thành một thực thể chính trị - kinh tế mạnh mẽ và gắn kết.
Với quyết tâm cao, ASEAN không ngừng nỗ lực khẳng định tầm vóc, vai trò trung tâm và vị thế tâm điểm trong các tiến trình khu vực, đóng góp tích cực cho hòa bình, an ninh, hợp tác và phát triển bền vững trên thế giới. Liên tục đạt những thành quả ấn tượng trong tiến trình xây dựng Cộng đồng, ASEAN được đánh giá là hình mẫu thành công của liên kết khu vực, ngày càng nhận được sự coi trọng và quan tâm lớn của các nước và đối tác.
Trong các thành tựu của ASEAN, nổi bật phải kể đến những “quả ngọt” từ hợp tác chính trị-an ninh, được thúc đẩy sâu rộng và toàn diện trên tất cả các kênh ngoại giao, quốc phòng, an ninh, tư pháp... ASEAN đã phát huy truyền thống, kịp thời lên tiếng bày tỏ lập trường và tiếng nói chung, thể hiện tinh thần đoàn kết cũng như vai trò, trách nhiệm trước các diễn biến ảnh hưởng đến hòa bình, an ninh, ổn định và phát triển. Đặc biệt, về vấn đề Biển Đông, ASEAN tiếp tục tái khẳng định lập trường tôn trọng luật pháp quốc tế, nhất là Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS), nỗ lực thúc đẩy đàm phán Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC)...
Bên cạnh chính trị-an ninh, hợp tác kinh tế ASEAN tiếp tục là điểm sáng, với dự báo tăng trưởng năm 2025 là 4,7%, vượt xa mức trung bình của thế giới. Với môi trường kinh tế vĩ mô tiến bộ và quan trọng, ASEAN nỗ lực trở thành nền kinh tế lớn thứ 4 thế giới vào năm 2030. Bên cạnh quyết tâm xây dựng một nền kinh tế thống nhất và liên kết cao, tạo thuận lợi cho tự do hàng hóa, dịch vụ, đầu tư, lao động, ASEAN ưu tiên phát triển nền kinh tế tự cường, bao trùm, thích ứng với Cách mạng công nghiệp 4.0 và tích cực hội nhập toàn cầu, thông qua mạng lưới các hiệp định thương mại tự do (FTA).
Về văn hóa - xã hội, ASEAN tiếp tục khẳng định vai trò ngày càng quan trọng trong hợp tác nhằm củng cố đoàn kết, bản sắc cộng đồng và thúc đẩy tăng trưởng bao trùm, bền vững. Nhiều sáng kiến như Mạng lưới Làng xã ASEAN, Mạng lưới Một sức khỏe ASEAN và Trung tâm ASEAN về biến đổi khí hậu được thiết lập. ASEAN cũng ghi nhận những chuyển biến tích cực trong nâng cao phúc lợi, giáo dục, y tế, bình đẳng giới, thúc đẩy dịch vụ công và sử dụng công nghệ thông tin, cũng như nâng cao nhận thức người dân về ASEAN.
Không ngừng phát triển cả về chiều rộng lẫn chiều sâu trong quan hệ đối ngoại, ASEAN đã khẳng định được vai trò trung tâm và ngày càng được các đối tác quan tâm, ủng hộ. Trong bối cảnh cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn gia tăng, các cơ chế của ASEAN như ASEAN+1, ASEAN+3, Hội nghị cấp cao Đông Á, Diễn đàn Khu vực ASEAN... vẫn duy trì giá trị chiến lược, thúc đẩy đối thoại và hợp tác khu vực. Ngày càng nhiều đối tác đề nghị thiết lập, nâng cấp quan hệ với ASEAN, mở rộng hợp tác thực chất, nhất là trong lĩnh vực mới như tăng trưởng xanh, chuyển đổi số, ứng phó biến đổi khí hậu... góp phần bảo đảm hòa bình, an ninh và phát triển bền vững ở khu vực.
Cam kết của Việt Nam
Năm 2025 cũng đánh dấu tròn 30 năm Việt Nam gia nhập “mái nhà chung” ASEAN. 30 năm qua là hành trình ghi dấu một Việt Nam ngày càng bản lĩnh và chủ động hơn trong tham gia ASEAN cũng như trong tiến trình hội nhập quốc tế và khu vực. Trở thành thành viên ASEAN được xem là một “đột phá”, phá thế bao vây cấm vận, đưa đất nước ta từng bước hội nhập sâu rộng với khu vực và vươn tầm quốc tế. 30 năm qua cũng khẳng định ASEAN là một trụ cột quan trọng trong chính sách đối ngoại của Việt Nam.
Tháng 3/2025, trong khuôn khổ chuyến thăm cấp Nhà nước tới Cộng hòa Indonesia, thăm chính thức Ban Thư ký ASEAN, tại trụ sở Ban Thư ký ASEAN, Thủ đô Jakarta, Tổng Bí thư Tô Lâm dự Lễ kỷ niệm 30 năm Việt Nam gia nhập ASEAN và có bài phát biểu chính sách quan trọng. Tổng Bí thư khẳng định, từ khi bắt đầu mở cửa và hội nhập, Việt Nam luôn xác định ASEAN là cơ chế hợp tác đa phương gắn bó trực tiếp, quan trọng hàng đầu.
Trong 3 thập niên qua kể từ khi gia nhập ASEAN năm 1995, Việt Nam dành ưu tiên hàng đầu cho việc củng cố, tăng cường quan hệ với các nước láng giềng, khu vực, nỗ lực đóng góp vào việc xây dựng một Cộng đồng ASEAN đoàn kết, vững mạnh và tự cường. Nhà lãnh đạo Việt Nam khẳng định, ưu tiên đối ngoại của Việt Nam thời gian tới là nỗ lực cùng ASEAN tiếp tục xây dựng một cộng đồng vững mạnh, đoàn kết, đóng góp vào hòa bình, ổn định và phồn vinh ở khu vực.
Những đóng góp của Việt Nam trong 30 năm đồng hành cùng ASEAN được giới nghiên cứu đánh giá cao. Theo bà Dinna Prapto Raharja, chuyên gia nghiên cứu thuộc Viện nghiên cứu chính sách Synergy của Indonesia, việc Việt Nam gia nhập ASEAN vào năm 1995 đã thật sự củng cố vị thế địa chính trị của các nước Đông Nam Á. Những cải cách liên tục ở trong nước của Việt Nam thời gian qua cũng là một đóng góp của Việt Nam, tạo ra sự phát triển nhanh chóng, nhất là mức tăng trưởng kinh tế ấn tượng.
Việt Nam đã nhất quán trong việc thực hiện cải cách, có thể là một hình mẫu trong ASEAN, bất chấp những thay đổi trên toàn thế giới. Những ý tưởng từ Việt Nam cũng truyền cảm hứng cho các quốc gia thành viên khác về cách điều chỉnh trong thế giới đang thay đổi.
Tình hình địa chính trị toàn cầu không ngừng biến động, những thách thức mới đối với ASEAN cũng nổi lên. Các xu thế phân cực hóa về chính trị, già hóa dân số, cạn kiệt tài nguyên, đa dạng hóa thị trường, sản phẩm, chuỗi cung ứng, xanh hóa sản xuất, kinh doanh và dịch vụ... đặt ra nhiều bài toán khó, song cũng mở ra những cơ hội hiếm có để ASEAN khẳng định vị thế và bứt phá vươn lên.
Trước khởi điểm lịch sử mới, cả Việt Nam và ASEAN cùng hướng tới những mục tiêu đầy khát vọng. Việt Nam cam kết tiếp tục chung tay cùng các nước ASEAN hiện thực hóa sứ mệnh lịch sử của ASEAN và lan tỏa các câu chuyện thành công của Hiệp hội ra toàn khu vực và thế giới.
Theo NDĐT
Nếu được tái định vị một cách đúng đắn và hiện đại - như một năng lực chiến lược để bảo vệ chủ quyền kinh tế, dẫn dắt mô hình tăng trưởng mới và kiến tạo thị trường cạnh tranh...
Nghị quyết số 217/2025/QH15 là dấu mốc quan trọng, thể hiện tính ưu việt trong chính sách giáo dục của Việt Nam, đáp ứng mong mỏi của đông đảo người dân.
Phổ điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2025 đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố vào chiều 15/7, trước khi chính thức công bố điểm thi của thí sinh vào 8 giờ ngày 16/7.
QTO - Trong dòng chảy hối hả của cuộc sống, đôi khi chỉ một hành động nhỏ bé, xuất phát từ trái tim nhân ái cũng đủ sức tạo nên những điều phi thường. Ở...
Giới chuyên môn nhận định, hành động của quốc gia về khắc phục ô nhiễm môi trường và quản lý chất lượng môi trường không khí nói chung và Chỉ thị 20/CT-TTg về một số nhiệm vụ...
Tình trạng lừa đảo công nghệ ngày càng diễn biến phức tạp và gây thiệt hại cho người dân. Hiện có một số công cụ công nghệ trợ giúp việc cảnh báo, phát hiện sớm các nguy cơ lừa...
QTO - Từ đầu tháng 7/2025, hơn 1.500 cán bộ, công chức, viên chức từ Quảng Trị (cũ) chuyển ra trung tâm của tỉnh Quảng Trị mới để phục vụ công việc sau khi...