Cập nhật:  GMT+7

Nâng cao hiệu quả bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2023 có hiệu lực từ ngày 1/7/2024, (thay thế cho Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ban hành năm 2010) quy định rõ quyền và nghĩa vụ của người tiêu dùng. Luật mới với khung pháp lý chặt chẽ, khắc phục được những lỗ hổng hiện tại được kỳ vọng sẽ mang lại những thay đổi tích cực, hiệu quả hơn trong việc kiểm soát vấn nạn hàng giả, hàng nhái, bảo vệ người tiêu dùng.

Nâng cao hiệu quả bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Thời gian qua, công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đã được Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và Nhân dân quan tâm thực hiện và đạt được những kết quả tích cực. Đặc biệt, việc ban hành Chỉ thị số 30 CT/ TW, ngày 22/1/2019 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và trách nhiệm quản lý của Nhà nước đối với công tác bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng, ban hành Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2023 đã góp phần quan trọng hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, cụ thể các giải pháp về bảo vệ quyền lợi cho người tiêu dùng.

Triển khai thực hiện Chỉ thị 30, hàng năm UBND tỉnh Quảng Trị đã chỉ đạo Sở Công thương chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan thành lập các đoàn kiểm tra liên ngành kiểm tra việc chấp hành nghĩa vụ đăng ký, sử dụng hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung và công tác chấp hành pháp luật bảo vệ người tiêu dùng của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Qua kiểm tra cho thấy, về cơ bản các doanh nghiệp đã chấp hành nghiêm túc nghĩa vụ, trách nhiệm về đăng ký và sử dụng hợp đồng theo mẫu trong hoạt động kinh doanh theo quy định của pháp luật.

Các sở, ngành chức năng đã triển khai nhiều đợt vận động cá nhân, tổ chức kinh doanh ký cam kết với các nội dung như: niêm yết giá đầy đủ, bán đúng giá niêm yết và bán hàng hóa phải có đầy đủ chứng từ nguồn gốc cũng như đảm bảo chất lượng; không găm hàng, đầu cơ, tích trữ, đảm bảo quyền lợi người mua hàng đúng theo quy định của pháp luật; không buôn bán, vận chuyển, tàng trữ, giao nhận hàng cấm là thuốc lá điếu nhập lậu; không mua bán, vận chuyển, tập kết, tiêu thụ khoáng sản không rõ nguồn gốc xuất xứ... Tổ chức các đợt kiểm tra liên ngành về an toàn thực phẩm, khuyến mại, chất lượng hàng hóa và nhãn hàng hóa, phân bón và thuốc bảo vệ thực vật, xăng dầu và khí dầu mỏ hóa lỏng...

Trong giai đoạn từ 2019 - 2024, các ngành chức năng đã tổ chức kiểm tra 3.055 vụ. Trong đó, lực lượng quản lý thị trường xử lý 1.655 vụ, tổng giá trị hàng hóa tịch thu và xử phạt vi phạm hành chính hơn 49,7 tỉ đồng.

Mặc dù đã đạt được những kết quả tích cực, tuy nhiên, thực tế triển khai cho thấy, công tác phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước và các lực lượng chức năng tại địa phương chưa chặt chẽ, nhất là việc chia sẻ thông tin, giám sát hàng hoá giữa các địa bàn. Việc quản lý, giám sát và xử lý các hành vi xâm phạm quyền lợi người tiêu dùng trên môi trường kinh doanh thương mại điện tử gặp nhiều khó khăn do thiếu công cụ kỹ thuật, hành lang pháp lý và nhân sự để kiểm soát chặt chẽ.

Bên cạnh đó, người tiêu dùng còn có tâm lý e dè, nể nang, ngại va chạm, ngại tiếp xúc phản ánh, khiếu nại đến hội bảo vệ người tiêu dùng và cơ quan quản lý nhà nước. Do đó, số vụ việc phản ánh và giải quyết phản ánh, khiếu nại cho người tiêu dùng còn rất ít, chưa phản ánh đúng hiện trạng xâm hại quyền và lợi ích người tiêu dùng, nhất là trên lĩnh vực thương mại điện tử. Công tác tiếp nhận và giải quyết khiếu nại, yêu cầu của người tiêu dùng còn nhiều thủ tục rườm rà, phức tạp...

Luật Bảo vệ người tiêu dùng năm 2023 thay thế luật cũ đã quy định rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh, của cơ quan quản lý nhà nước và tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Đồng thời mở rộng phạm vi điều chỉnh, bổ sung các hình thức giao dịch mới như: livestream, thương mại điện tử xuyên biên giới... Trách nhiệm của các bên liên quan trong chuỗi cung ứng như: nhà sản xuất, nhà phân phối, sàn thương mại điện tử, người bán hàng... được quy định cụ thể, giúp xác định và xử lý vi phạm dễ dàng hơn.

Để triển khai hiệu quả Luật Bảo vệ người tiêu dùng năm 2023 trong thực tế, cần có những giải pháp đồng bộ cả từ phía cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp và sự thông thái từ chính người tiêu dùng. Đẩy mạnh tuyên truyền đến doanh nghiệp, người dân những điểm mới của luật, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử lý nghiêm những hành vi vi phạm. Động viên, khuyến khích các doanh nghiệp, hợp tác xã trên địa bàn tỉnh nghiêm túc thực hiện trách nhiệm, nghĩa vụ đối với người tiêu dùng, xem đây là lợi thế cạnh tranh và phát triển doanh nghiệp.

Ngoài việc công khai số điện thoại đường dây nóng để người dân phản ánh các vụ việc vi phạm quyền lợi người tiêu dùng, cần phát huy thế mạnh không gian mạng để tiếp nhận phản ánh, kiến nghị, yêu cầu cũng như tư vấn để người tiêu dùng có thể tự bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình. Cùng với việc phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan nhà nước trong việc quản lý, phát hiện và xử lý sai phạm, người tiêu dùng cần tỉnh táo, thông thái hơn trong đánh giá và lựa chọn sản phẩm, nâng cao nhận thức về quyền và nghĩa vụ của mình trong các giao dịch thương mại.

Về phía các cơ quan chức năng, cần nâng cao chất lượng đội ngũ làm công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, nhất là năng lực phân tích, dự báo thị trường, nhận diện các phương thức thủ đoạn mới của các đối tượng buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất, kinh doanh hàng giả. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong việc theo dõi, quản lý các đối tượng hoạt động sản xuất, kinh doanh trên địa bàn.

Hướng tới ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam 15/3/2025, Bộ Công thương đã phát động triển khai các hoạt động bắt đầu từ 15/11/2024 nhằm kêu gọi, động viên, khuyến khích sự tham gia của các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội, doanh nghiệp và người tiêu dùng.

Với chủ đề “Thông tin minh bạch - Tiêu dùng trách nhiệm”, cùng với sự vào cuộc mạnh mẽ của ngành chức năng trong việc kiểm tra, kiểm soát, ngăn chặn các hành vi vi phạm quyền lợi người tiêu dùng, các thành phần tham gia chuỗi cung ứng hàng hóa gồm nhà cung cấp nguyên liệu thô, nhà sản xuất, phân phối, bán lẻ và người tiêu dùng cần nâng cao ý thức để cùng xây dựng văn hóa tiêu dùng lành mạnh.

Thanh Trúc

Tin liên quan:
  • Nâng cao hiệu quả bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
    Chung tay bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

    Thời gian qua, công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (NTD) luôn được các cấp, ngành, địa phương trên địa bàn tỉnh quan tâm thực hiện bằng nhiều giải pháp. Qua đó, bảo vệ lợi ích chính đáng của NTD, nâng cao trách nhiệm của đơn vị sản xuất, kinh doanh, gia tăng giá trị của sản phẩm.

  • Nâng cao hiệu quả bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
    Phổ biến pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

    Sáng nay 29/11, Sở Công thương phối hợp Hội Bảo vệ người tiêu dùng tỉnh Quảng Trị tổ chức hội nghị phổ biến, tuyên truyền quy định pháp luật về bảo vệ người tiêu dùng năm 2024.


Thanh Trúc

 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Đừng làm qua loa, chiếu lệ

Đừng làm qua loa, chiếu lệ
2024-12-14 05:05:00

QTO - Thời gian qua, nhiều phong trào, đợt cao điểm được phát động, triển khai thực hiện thu hút sự hưởng ứng tham gia của nhiều cơ quan, đơn vị, tổ chức...

Tăng trưởng xanh, sự lựa chọn tất yếu

Tăng trưởng xanh, sự lựa chọn tất yếu
2024-12-02 06:30:00

QTO - Cổng Thông tin điện tử Chính phủ vừa tổ chức tọa đàm “Tăng trưởng xanh - Xu thế toàn cầu, sự lựa chọn tất yếu” với sự tham gia của đại diện các bộ,...

Tin liên quan

Gợi ý

Thời tiết

POWERED BY
Việt Long