{title}
{publish}
{head}
Thời gian qua, công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (NTD) luôn được các cấp, ngành, địa phương trên địa bàn tỉnh quan tâm thực hiện bằng nhiều giải pháp. Qua đó, bảo vệ lợi ích chính đáng của NTD, nâng cao trách nhiệm của đơn vị sản xuất, kinh doanh, gia tăng giá trị của sản phẩm.
Khách hàng mua sắm tại Siêu thị Co.opmart Đông Hà -Ảnh: H.T
Đã hơn 3 năm nay, anh Nguyễn Văn Tuấn, ở phường Đông Lễ, TP. Đông Hà dần trở thành khách hàng quen thuộc của hệ thống các siêu thị trên địa bàn thành phố bởi sự tiện lợi, sạch sẽ, chất lượng phục vụ chu đáo và nhất là tạo cho anh niềm tin về chất lượng sản phẩm nhờ vào sự minh bạch về giá cả và thông tin của hàng hóa.
“Với sự phát triển của các loại hình thương mại mới, tôi nghĩ không chỉ có tôi mà nhiều người tiêu dùng trong tỉnh cũng đang dần có sự thay đổi thói quen mua sắm hằng ngày theo hướng tích cực hơn. Dù mua hàng ở các chợ truyền thống, các cửa hàng bán lẻ hay tại các siêu thị thì chúng tôi sẽ ưu tiên lựa chọn các sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, còn hạn sử dụng, được niêm yết công khai giá bán... nhằm bảo vệ sức khỏe, tiền bạc của bản thân, gia đình, đồng thời hạn chế các loại hàng giả, hàng nhái, hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ hay hàng hóa không bảo đảm an toàn thực phẩm có cơ hội len lỏi vào thị trường. Đây cũng là cách NTD tự bảo vệ quyền lợi chính đáng, hợp pháp của mình”, anh Tuấn chia sẻ.
Là doanh nghiệp bán lẻ có uy tín trên thị trường, Siêu thị Co.opmart Đông Hà luôn ý thức rõ trách nhiệm trong việc cung ứng hàng hóa chất lượng đến tay NTD. Ngay từ khâu đầu tiên là lựa chọn nhà cung cấp, đơn vị luôn ưu tiên các doanh nghiệp sản xuất trong nước, đặc biệt là các sản phẩm hàng Việt Nam chất lượng cao, có chứng nhận của Bộ Y tế về đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, có chứng chỉ ISO hoặc HACCP.
Phó Giám đốc Siêu thị Co.opmart Đông Hà Hồ Thị Thanh Duyên cho biết: “Việc bảo vệ quyền lợi của NTD là mục tiêu hàng đầu của Siêu thị Co.opmart Đông Hà. Do vậy, trong hoạt động kinh doanh, đơn vị luôn chú trọng đến các vấn đề về đảm bảo chất lượng hàng hóa, giá cả, dịch vụ và chăm sóc khách hàng. Tất cả hàng hóa đều có đầy đủ hồ sơ pháp lý chứng minh nguồn gốc, xuất xứ, hóa đơn, chứng từ... Chúng tôi cho rằng, bảo vệ quyền lợi NTD vừa là nghĩa vụ, vừa là quyền lợi của doanh nghiệp. Bởi việc làm này không chỉ giúp ích cho NTD mà qua đó còn giúp doanh nghiệp đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm, phát triển hoạt động sản xuất, kinh doanh”.
Trong những năm qua, công tác bảo vệ quyền lợi NTD trên địa bàn tỉnh có sự chuyển biến tích cực. Các cấp, ngành của tỉnh đã và đang có những hành động thiết thực nhằm bảo vệ ngày càng tốt hơn quyền lợi NTD.
Quá trình tổ chức triển khai thực hiện đã tạo chuyển biến rõ nét trong việc nâng cao nhận thức, vai trò, trách nhiệm và hiệu quả đối với công tác bảo vệ quyền lợi NTD. Các sở, ban, ngành đẩy mạnh tuyên truyền Luật Bảo vệ quyền lợi NTD và các nghị định, thông tư liên quan với nhiều nội dung và hình thức phong phú; đẩy mạnh cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”; tuyên truyền, cảnh báo NTD lựa chọn cách thức mua hàng, các dấu hiệu nhận biết hàng thật và hàng giả, hàng kém chất lượng... nhằm nâng cao hiểu biết, nhận thức về vai trò, ý nghĩa của công tác bảo vệ quyền lợi NTD.
Đặc biệt, các lực lượng chức năng đã đẩy mạnh công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả để ổn định thị trường, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của NTD. Tăng cường kiểm tra, quản lý tốt địa bàn, chủ động nắm bắt tình hình thị trường, diễn biến giá cả, cung cầu hàng hóa; tổ chức kiểm tra hoạt động của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, nhất là khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa để kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm theo đúng quy định pháp luật.
Trong năm 2023, các lực lượng chức năng trên địa bàn tỉnh đã tiến hành kiểm tra, phát hiện, bắt giữ và xử lý 2.073 vụ (buôn bán, vận chuyển hàng cấm, hàng nhập lậu: 1.230 vụ, gian lận thương mại: 838 vụ, hàng giả: 5 vụ) với trị giá hàng hóa vi phạm 25,7 tỉ đồng; xử phạt vi phạm hành chính 1.648 vụ với số tiền thu nộp ngân sách là 61,5 tỉ đồng...
Nhằm kêu gọi, động viên, khuyến khích sự tham gia của các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội, doanh nghiệp và NTD vào các hoạt động bảo vệ NTD, UBND tỉnh đã ban hành kế hoạch triển khai công tác bảo vệ quyền lợi của NTD trên địa bàn tỉnh năm 2024.
Trong đó xác định công tác bảo vệ quyền lợi của NTD năm 2024 tiếp tục gắn với chủ đề “Thông tin minh bạch, tiêu dùng an toàn”. Chủ đề này nhấn mạnh ý nghĩa, tầm quan trọng của thông tin rõ ràng, hàng hóa minh bạch đối với sự an toàn của NTD trong quá trình lựa chọn, thanh toán, sử dụng hàng hóa, dịch vụ, đặc biệt trong bối cảnh ngày càng có nhiều hành vi xâm phạm quyền lợi NTD trên môi trường trực tuyến.
UBND tỉnh chỉ đạo các địa phương, cơ quan, đơn vị và doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh tăng cường các hoạt động thanh tra, kiểm tra chuyên ngành để phát hiện và xử lý kịp thời các vụ việc có dấu hiệu vi phạm quyền lợi của NTD, nhất là đối với các lĩnh vực: an toàn vệ sinh thực phẩm; sở hữu trí tuệ, ghi nhãn hiệu hàng hóa và hạn sử dụng sản phẩm; hợp đồng mẫu và điều kiện giao dịch chung...
Thường xuyên kiểm tra, kiểm soát thị trường và kiên quyết xử lý các hành vi vi phạm pháp luật để bảo vệ quyền lợi NTD. Tổ chức các hoạt động tuyên truyền, hưởng ứng triển khai công tác bảo vệ quyền lợi NTD, góp phần nâng cao ý thức tự bảo vệ của NTD. Mặt khác, khuyến khích các doanh nghiệp, siêu thị, trung tâm thương mại cân đối nguồn lực để tổ chức các chương trình khuyến mại, tri ân NTD như: tặng quà, giảm giá, hỗ trợ bảo hành, bảo trì sản phẩm, tư vấn sử dụng sản phẩm tiêu dùng an toàn tiết kiệm...
Bên cạnh sự vào cuộc tích cực của cơ quan chức năng, NTD cũng cần chủ động tìm hiểu, nắm chắc các quyền lợi khi giao dịch mua bán; tích cực phản ánh thông tin về các hành vi xâm phạm quyền lợi NTD đến các đơn vị có thẩm quyền để các tổ chức, cá nhân cung cấp hàng hóa, dịch vụ có ý thức hơn trong việc bảo đảm quyền lợi NTD, kiên quyết “nói không” với những sản phẩm không minh bạch thông tin và những tổ chức, cá nhân cung cấp hàng hóa, dịch vụ nhưng xem nhẹ quyền lợi, sức khỏe của NTD.
Xuân Lộc
QTO - Phát huy tinh thần sáng tạo, lập thân, lập nghiệp trên quê hương, trong những năm qua, các cấp bộ đoàn ở huyện Hướng Hóa có nhiều giải pháp tích cực...
QTO - Với vai trò là thành viên Ban Chỉ đạo các chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2021-2025, thời gian qua, cùng với hoạt động chuyên...
QTO - Huyện Cam Lộ có diện tích rừng tương đối lớn với hơn 20.400 ha nên công tác quản lý, bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR) trên địa bàn...
QTO - Hiện nay, trên địa bàn huyện Cam Lộ các hồ chứa lớn do Xí nghiệp thủy nông Gio Cam Hà quản lý mực nước đạt khoảng 60% dung tích thiết kế, nhưng các...
QTO - Thời điểm này, người trồng cà phê trên địa bàn huyện Hướng Hóa đang khẩn trương thu hoạch cà phê mít với tâm trạng hết sức phấn khởi. Vụ cà phê mít...
QTO - Trên địa bàn thành phố Đông Hà hiện có 3 cụm công nghiệp (CCN) nhưng chưa có CCN nào được đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải cũng như quan trắc...
QTO - Trong quý I/2024, nguồn thu đấu giá quyền sử dụng (QSD) đất ở của các địa phương có dấu hiệu tăng trở lại. Tại các phiên đấu giá vừa qua, số lượng...
QTO - Chương trình cho vay hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm của Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tỉnh nhiều năm qua đã phát...
QTO - Ngày 25/6/2015 Quốc hội khóa XIII thông qua Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo. Tại Điều 23 quy định “Hành lang bảo vệ bờ biển là dải đất...
QTO - Sáng nay 22/4, Chi cục Thuế Khu vực Đông Hà - Cam Lộ phối hợp các nhà cung cấp dịch vụ hỗ trợ các giải pháp ứng dụng tổ chức hội nghị các giải pháp...
QTO - Triển khai các giải pháp để phát triển thị trường lao động, nâng cao chất lượng nguồn lao động và giải quyết việc làm
QTO - Ra đời từ hàng trăm năm qua và ngày càng phát triển, nghề sản xuất nước mắm truyền thống đã nuôi sống biết bao thế hệ người dân thôn Mỹ Thủy, xã Hải...