{title}
{publish}
{head}
Trong công tác cán bộ, khâu đánh giá cán bộ có vai trò quan trọng, được xem là khâu mở đầu mang tính quyết định. Đánh giá đúng cán bộ sẽ là cơ sở cho việc quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển, đề bạt, bổ nhiệm, thực hiện chính sách cán bộ chính xác, phù hợp, giúp phát huy được điểm mạnh, khắc phục điểm yếu của cán bộ; tạo ra cơ chế kích thích sự phấn đấu tiến bộ của cán bộ, tăng cường đoàn kết nội bộ. Ngược lại, đánh giá sai lệch cán bộ sẽ gây nên những hệ lụy tiêu cực đối với đơn vị, tập thể, bản thân cán bộ.
Xác định công tác đánh giá cán bộ là hết sức quan trọng trong công tác cán bộ, những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều nghị quyết, chỉ thị, hướng dẫn về công tác đánh giá cán bộ, nhờ đó công tác đánh giá cán bộ ngày càng đổi mới, có nhiều chuyển biến về nội dung, phương pháp so với trước đây; từng bước góp phần vào việc xây dựng đội ngũ cán bộ đáp ứng tốt hơn yêu cầu, nhiệm vụ được giao.
Việc đánh giá cán bộ được định lượng rõ ràng, sát thực tế hơn; quy trình đánh giá cán bộ chặt chẽ hơn, bao gồm: Bản thân cán bộ tự kiểm điểm, đánh giá; tập thể nơi cán bộ công tác đánh giá; cấp ủy nơi cán bộ công tác và cư trú đánh giá... Gần đây, một số đảng bộ địa phương đã bổ sung thêm phương pháp đánh giá dựa trên việc ký cam kết của người đứng đầu cấp ủy, cơ quan đối với cấp ủy, cơ quan cấp trên trong từng năm; chấm điểm cán bộ theo bộ tiêu chí đánh giá, phân loại cán bộ...
Luật Cán bộ, công chức sửa đổi, bổ sung năm 2019 đã bổ sung các nội dung liên quan đến đánh giá cán bộ, công chức theo hướng đánh giá định lượng, gắn với vị trí việc làm, thể hiện thông qua công việc, sản phẩm cụ thể. Trên cơ sở các quy định của luật và nghị định của Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương cụ thể hóa thành các quy định, quy chế đánh giá, xếp loại chất lượng đối với cán bộ, công chức theo thẩm quyền. Từ đó công tác đánh giá cán bộ được thực hiện một cách toàn diện, nhiều chiều, kết quả đánh giá dần đi vào thực chất.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, việc đánh giá cán bộ thời gian qua vẫn còn những khó khăn, hạn chế. Nghị quyết Hội nghị Trung ương 7 khóa XII “về tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược, đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ” đã chỉ rõ: “Đánh giá cán bộ vẫn là khâu yếu, chưa phản ánh đúng thực chất, chưa gắn với kết quả, sản phẩm cụ thể, không ít trường hợp còn cảm tính, nể nang, dễ dãi hoặc định kiến”.
Thực tiễn công tác cán bộ thời gian qua cho thấy, nhiều trường hợp đánh giá cán bộ chưa thật công tâm, khách quan dẫn đến tình trạng bổ nhiệm cán bộ chưa đủ tiêu chuẩn, điều kiện; không ít trường hợp cán bộ được đánh giá tốt, bảo đảm các tiêu chí được bổ nhiệm, nhưng ít lâu sau đó lại bị kỷ luật do vi phạm nguyên tắc hoạt động của Đảng, thậm chí bị xử lý hình sự.
Nguyên nhân của tình trạng trên có phần do công tác đánh giá cán bộ còn chưa sát đúng, chưa thực chất. Một số tổ chức đảng đánh giá cán bộ còn hình thức, có tình trạng nể nang, né tránh, ngại va chạm, tinh thần tự phê bình và phê bình chưa cao. Chính sự đánh giá chưa sát, chưa khách quan, công tâm nên thời gian qua ở nhiều nơi không thể tinh giản cán bộ, trong khi hiệu quả công việc ở một số vị trí việc làm vẫn chưa đạt yêu cầu.
Trong công tác đánh giá cán bộ, nếu trường hợp cán bộ được đánh giá không đúng thực chất, như đánh giá cao hơn phẩm chất, năng lực mà họ có thì có thể sinh ra bệnh chủ quan, tự cao tự đại; ngược lại có trường hợp cán bộ tốt nhưng bị đánh giá thấp, không đúng phẩm chất, thành tích mà họ có sẽ dẫn đến cán bộ mặc cảm, không tin vào tổ chức, nảy sinh tư tưởng tiêu cực, làm mất đi những cán bộ tốt.
Từ thực tiễn trên đặt ra yêu cầu cần tiếp tục đổi mới công tác cán bộ, đưa công tác đánh giá cán bộ đi vào nền nếp, thực chất. Được biết, hiện Bộ Nội vụ đang đề nghị xây dựng Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi). Một trong những mục tiêu của việc sửa đổi luật lần này là nhằm hoàn thiện cơ chế quản lý công chức theo vị trí việc làm; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, nhất là cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý và người đứng đầu có đủ năng lực, phẩm chất, uy tín, ngang tầm nhiệm vụ.
Cùng với đó, phát huy vai trò, trách nhiệm người đứng đầu trong quản lý đội ngũ cán bộ, công chức theo thẩm quyền, nhất là trong đánh giá, giới thiệu, bổ nhiệm cán bộ. Dựa trên những quy định đã có, các cấp có thẩm quyền đánh giá cần tiếp tục bổ sung bộ tiêu chí đánh giá cán bộ theo hướng xác định cụ thể công việc; bảo đảm lấy chất lượng, hiệu quả hoàn thành chức trách, nhiệm vụ được giao làm thước đo chủ yếu để đánh giá phẩm chất, năng lực của cán bộ.
Hiện nay, Đảng ta đang thực hiện cuộc cách mạng về tinh gọn bộ máy hệ thống chính trị nhằm cơ cấu lại đội ngũ cán bộ có đủ phẩm chất, năng lực ngang tầm nhiệm vụ, biên chế hợp lý, chuẩn hóa chức danh. Do đó các cấp ủy đảng cần tập trung đổi mới mạnh mẽ công tác đánh giá cán bộ để làm cơ sở cho việc bổ nhiệm, luân chuyển, điều động.
Muốn đạt được điều đó cần đánh giá cán bộ theo hướng thực chất, trên cơ sở sản phẩm cụ thể, có cơ chế sàng lọc, từ đó đưa ra khỏi vị trí công tác đối với những người không đủ phẩm chất, năng lực, uy tín, đồng thời có cơ chế để sử dụng đối với những người có phẩm chất đạo đức, năng lực nổi trội để bố trí vào chức danh, vị trí việc làm phù hợp.
Cần tiếp tục nghiên cứu đề ra những tiêu chí cụ thể trong đánh giá cán bộ, công chức, đề cao tính khách quan, thực chất, từ đó mới bố trí được cán bộ ngang tầm nhiệm vụ; đưa ra khỏi bộ máy những cán bộ kém năng lực mà như người ta thường nói là dạng cán bộ “sáng cắp ô đi, tối cắp ô về”.
Thực tiễn cho thấy, do tính chất của mỗi loại công việc không giống nhau nên yêu cầu đặt ra là ngoài những quy định chung của Đảng và Nhà nước, các cơ quan, tổ chức, đơn vị cần phải cụ thể hóa thành các tiêu chuẩn, định mức riêng đối với mỗi loại công việc thì mới có thể lượng hóa, đo lường được.
Có thể nói làm tốt khâu đánh giá cán bộ sẽ góp phần quan trọng xây dựng được một đội ngũ cán bộ ngang tầm nhiệm vụ, đáp ứng yêu cầu công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình giàu mạnh của dân tộc.
Phương Minh
QTO - Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Trị vừa ban hành Chỉ thị số 42-CT/ TU về tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng đối với Chương trình xóa nhà tạm, nhà...
QTO - Một trong những nội dung được dư luận quan tâm nhất trong thời gian gần đây là việc tăng mức phạt vi phạm giao thông được quy định tại Nghị định...
QTO - Thời gian qua, nhiều phong trào, đợt cao điểm được phát động, triển khai thực hiện thu hút sự hưởng ứng tham gia của nhiều cơ quan, đơn vị, tổ chức...
QTO - Hiện nay, nhiều phụ huynh, học sinh và giáo viên quan tâm về dự thảo thông tư quy chế tuyển sinh trung học cơ sở (THCS) và tuyển sinh trung học phổ...
QTO - Phát biểu tại Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII, Tổng Bí...
QTO - Mê đắm vào thế giới hấp dẫn của các trò chơi điện tử, nhiều đứa trẻ mắc bệnh tâm thần, học hành sa sút, thậm chí trở thành tội phạm. Ranh giới giữa...
QTO - Tại buổi đối thoại doanh nghiệp tỉnh Quảng Trị năm 2024 được tổ chức vào giữa tháng 9/2024, vấn đề được nhiều doanh nghiệp quan tâm kiến nghị là cần...
QTO - Cổng Thông tin điện tử Chính phủ vừa tổ chức tọa đàm “Tăng trưởng xanh - Xu thế toàn cầu, sự lựa chọn tất yếu” với sự tham gia của đại diện các bộ,...
QTO - Những ngày qua, người dân, nhất là doanh nghiệp rất quan tâm đến thông tin Trường Tiểu học, THCS & THPT Trưng Vương (Trường Trưng Vương) ở TP....
QTO - Từ nhiều tháng nay, câu chuyện về sắp xếp tinh gọn tổ chức bộ máy đã trở thành mối quan tâm lớn của cộng đồng. Điều này thực sự đáng quan tâm bởi đây...
QTO - Thời gian qua, từ nền tảng mối quan hệ hữu nghị truyền thống, đoàn kết đặc biệt Việt Nam - Lào, hợp tác đầu tư, thương mại và du lịch ba tỉnh Quảng...
QTO - Với quan điểm phát triển năng lượng là tiền đề quan trọng và ngành công nghiệp năng lượng là lĩnh vực đột phá để phát triển KT-XH của tỉnh, trong...