{title}
{publish}
{head}
Những năm qua, huyện Gio Linh đã triển khai thực hiện nhiều giải pháp tích cực và có hiệu quả trong khai thác, chế biến và nuôi trồng thủy sản. Ngư dân mạnh dạn đầu tư nâng cấp, đóng mới, phát triển đội tàu có công suất lớn và các phương tiện đánh bắt hiện đại để đánh bắt xa bờ, nâng cao hiệu quả sản xuất và bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc. Đẩy mạnh phát triển dịch vụ hậu cần nghề cá, chế biến hải sản, gắn với xây dựng thương hiệu các sản phẩm có chất lượng, giá trị kinh tế cao, tạo chuỗi liên kết kinh doanh, đáp ứng nhu cầu thị trường trong và ngoài nước.
Huyện Gio Linh chú trọng phát triển đội tàu có công suất lớn và các phương tiện đánh bắt hiện đại để nâng cao hiệu quả đánh bắt hải sản -Ảnh: H.N
Hiện toàn huyện Gio Linh có 862 tàu thuyền cơ giới khai thác thủy sản và dịch vụ, với tổng công suất 101.590 CV, trong đó, có 168 tàu thuyền có chiều dài trên 15 m đánh bắt xa bờ, với tổng công suất 92.192 CV, thường xuyên có khoảng 1.590 lao động tham gia khai thác trên biển. Ngành nghề khai thác chính như: nghề vây rút chì, rê bùng nhùng, pha xúc, chụp mực...
Trong đó, có hiệu quả cao là nghề vây rút chì, hiện có 64 tàu đánh bắt xa bờ sử dụng. Nghề này trước đây ngư dân chỉ khai thác ngư trường quanh khu vực đảo Cồn Cỏ, nay đã vươn ra xa khơi từ đảo Hoàng Sa cho đến Vịnh Bắc Bộ, đánh bắt quanh năm.
Về nghề rê các loại, toàn huyện có 86 tàu, trong đó, có 74 tàu xa bờ và 12 tàu dưới 15 m hoạt động vùng lộng. Do điều kiện sản xuất, năng lực lao động nên một số chủ tàu đã chuyển từ nghề rê sang nghề bùng nhùng; tổng sản lượng khai thác bình quân hằng năm khoảng 4.000-5.000 tấn. Về nghề khai thác ven bờ với số lượng thuyền khai thác khá nhiều, chủ yếu là thuyền nhỏ; mỗi năm khai thác khoảng 2.000-3.000 tấn; bình quân thu nhập từ 65-90 triệu đồng/lao động/năm...Năm 2023, tổng sản lượng khai thác thủy sản của huyện đạt 15.431 tấn, tăng so với năm trước 715 tấn; 5 tháng đầu năm 2024 đạt 6.887,16 tấn, tăng 1.640,9 tấn so cùng kỳ.
Phó Chủ tịch UBND xã Gio Hải Hồ Xuân Thùy cho biết: Xác định kinh tế biển là ngành kinh tế mũi nhọn, xã Gio Hải đã triển khai thực hiện tốt Nghị định số 67/2014/NĐ-CP của Chính phủ, Quyết định 48/2010/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và Chương trình phát triển kinh tế vùng biển huyện Gio Linh giai đoạn 2016-2020, định hướng đến 2025; đồng thời đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động người dân đầu tư nâng cấp, cải hoán tàu thuyền, mua sắm ngư lưới cụ hiện đại và phát triển ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ trong đánh bắt hải sản...
Hiện nay, toàn xã có 204 tàu thuyền, với tổng công suất 8.399 CV, trong đó, có 13 tàu đánh bắt xa bờ và 191 thuyền đánh bắt ven bờ. 5 tháng đầu năm 2024, ngư dân đánh bắt cá theo mùa vụ đạt kết quả cao, với sản lượng đánh bắt khoảng trên 1.292 tấn. Đời sống bà con ngư dân ngày càng được nâng lên.
Về nuôi trồng thủy sản, huyện tăng cường khuyến khích bà con cải tạo, tu sửa, nạo vét ao hồ để đảm bảo nuôi trồng đạt theo diện tích hiện có, không bỏ hoang diện tích ao hồ; thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh cho tôm, cá; chú trọng công tác quản lý, kiểm dịch tôm giống; chỉ đạo xây dựng các mô hình nuôi tôm theo quy trình công nghệ cao, mô hình nuôi không sử dụng kháng sinh, xen ghép; triển khai các mô hình nuôi cá lồng trên hồ, sông và cửa sông... Năm 2023, tổng diện tích nuôi trồng thủy sản đạt 773 ha và 1.100 m3 nuôi cá lồng bè, tổng sản lượng đạt 1.298,3 tấn.
Bên cạnh việc đầu tư phát triển khai thác hải sản, huyện luôn quan tâm phát triển dịch vụ hậu cần nghề cá nhằm tạo dựng điểm tựa vững chắc cho ngư dân vươn khơi bám biển; tạo thu nhập ổn định cho hàng ngàn lao động trên bờ... “Ngoài nguồn vốn đầu tư của cấp trên, huyện kêu gọi các thành phần kinh tế đầu tư xây dựng cơ sở chế biến, thu mua hải sản, cung ứng nguyên, nhiên liệu, ngư lưới cụ... để hình thành được hệ thống dịch vụ hậu cần nghề cá. Đồng thời quan tâm nâng cấp, nạo vét các cảng cá, khu neo đậu tàu thuyền tạo thuận lợi cho các tàu cá cập cảng bốc dỡ hàng hóa và tránh trú bão an toàn”.
Phó Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Gio Linh Nguyễn Văn Thức cho biết. Đến nay, dịch vụ hậu cần nghề cá trên địa bàn huyện có: 1 cảng cá loại III, 16 tàu dịch vụ thu mua và cung cấp nguyên liệu, 7 cơ sở sửa chữa máy thủy, 125 cơ sở chế biến thuỷ sản, 20 cơ sở sản xuất đá lạnh, 37 kho đông lạnh. Các cơ sở này hằng năm phục vụ thu mua và chế biến khoảng 25.898 tấn thủy, hải sản.
Bên cạnh đó, huyện tích cực phối hợp với các sở, ban, ngành cấp tỉnh tranh thủ sự hướng dẫn, hỗ trợ xây dựng thương hiệu sản phẩm các mặt hàng để nâng cao giá trị, chất lượng, uy tín. Huyện đã xây dựng nhãn mác, thương hiệu cho một số mặt hàng thủy sản như: nước mắm, sứa, ruốc đặc... phục vụ tốt nhu cầu sử dụng của người dân trong, ngoài tỉnh.
Theo Chủ tịch UBND huyện Gio Linh Võ Đắc Hóa, trong thời gian tới, huyện Gio Linh tiếp tục triển khai nhiều giải pháp có tính trọng tâm, trọng điểm để đưa ngành thủy sản phát triển bền vững, nâng cao giá trị và năng lực cạnh tranh, thực sự là ngành kinh tế mũi nhọn của địa phương. Huyện tích cực đồng hành với ngư dân huy động mọi nguồn lực, tăng cường đầu tư nâng cấp, cải hoán tàu thuyền, tăng số lượng và năng lực đánh bắt tàu xa bờ; đầu tư lưới nghề và các phương tiện phục vụ đánh bắt, thông tin liên lạc; bám sát ngư trường, phát hiện ngư trường mới để khai thác 2 vụ đạt và vượt kế hoạch đề ra.
Đồng thời, đẩy mạnh việc hợp tác trên biển trong việc tìm kiếm ngư trường, vươn ra khơi xa, bảo đảm thông tin trong việc bảo vệ sản xuất, cứu hộ, cứu nạn, phòng tránh trú bão an toàn. Về nuôi trồng thủy sản, tăng cường công tác tuyên truyền, nhân rộng mô hình nuôi tôm hạn chế sử dụng hoá chất để tạo ra sản phẩm tôm có chất lượng, đảm bảo về an toàn thực phẩm trong nuôi trồng; nhân rộng mô hình nuôi cá lồng bè trên ao, hồ, sông.
Từng bước phát triển dịch vụ hậu cần nghề cá đồng bộ; chỉ đạo các cơ sở chế biến hấp sấy cá ứng dụng khoa học kỹ thuật, nâng cao chất lượng sản phẩm, xây dựng thương hiệu gắn với quảng bá sản phẩm, đáp ứng nhu cầu tiêu thụ thị trường trong, ngoài nước.
Hoài Nhung
QTO - Dù chăm chỉ lao động nhưng thời gian qua, cuộc sống người dân ở thị trấn Krông Klang, huyện Đakrông vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Nhờ sự hỗ trợ của các...
QTO - Tình dịch bệnh gia súc trên địa bàn tỉnh thời gian qua diễn biến phức tạp, do đó, ngoài việc tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh cho gia súc,...
QTO - An cư mới lạc nghiệp nhưng với những người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn, việc có được ngôi nhà vững chãi để ở chỉ là niềm mơ ước. Để biến những...
QTO - Huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị có 3 xã miền núi, gồm: Vĩnh Hà, Vĩnh Khê, Vĩnh Ô. Thời gian qua, với sự hỗ trợ nhiều mặt của Đảng và Nhà nước, chính...
QTO - 6 tháng đầu năm 2024, trên địa bàn tỉnh Quảng Trị đã có 280 hộ, cá nhân kinh doanh (KD) đăng ký, kê khai nộp thuế trong lĩnh vực KD thương mại điện...
QTO - Hiệu quả từ Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) đã làm thay đổi đáng kể bộ mặt nông thôn huyện Gio Linh, giúp đời sống vật...
QTO - Không cam phận nghèo, thời gian qua, nhiều gia đình đoàn viên, thanh niên ở huyện Gio Linh đã quyết tâm vượt qua mọi khó khăn để làm giàu cho mình,...
QTO - Nhờ có nguồn vốn chính sách làm “đòn bẩy”, nhiều hộ dân có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn huyện Gio Linh đã có cơ hội vươn lên phát triển kinh tế,...
QTO - Mô hình kinh tế trồng trọt kết hợp chăn nuôi đạt năng suất, hiệu quả kinh tế cao chính là “quả ngọt” mà anh Trần Văn Hạnh (sinh năm 1977), hiện đang...
QTO - Hơn 20 năm gắn bó với nghề nuôi hươu lấy nhung, thương binh Ngô Điệt, ở thôn Như Lệ, xã Hải Lệ, thị xã Quảng Trị tích cực động viên và nhiệt tình...
QTO - Sau thời gian dài giảm giá, từ đầu tháng 6/2024 đến nay, giá chuối ở huyện Hướng Hóa đã tăng lên và hiện đang duy trì ở mức 8.000 - 8.500 đồng/kg....
QTO - Thời gian qua, cùng với các chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp, khu vực nông thôn của trung ương và của tỉnh, huyện Hướng Hóa đã ban hành các...