Cập nhật:  GMT+7

Cần phát huy nội lực trong xây dựng nông thôn mới ở xã vùng khó

Đến thời điểm này, Chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) trên địa bàn tỉnh đã đạt được những kết quả quan trọng. Tuy nhiên, ở các xã vùng sâu, vùng xa, việc triển khai thực hiện chương trình xây dựng NTM vẫn còn gặp nhiều khó khăn, thách thức.

Cần phát huy nội lực trong xây dựng nông thôn mới ở xã vùng khó

Giao thông là một trong những tiêu chí xã Thuận (huyện Hướng Hóa) khó thực hiện trong xây dựng nông thôn mới -Ảnh: T.L

Toàn tỉnh hiện có 75/101 xã đạt chuẩn NTM (chiếm tỉ lệ 74,3%), trong đó có 3 xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đạt chuẩn. Cùng với những kết quả đạt được thì khó khăn nhất của tỉnh hiện nay chính là sự chênh lệch khoảng cách giữa các vùng, miền trong xây dựng NTM. Toàn tỉnh còn 25 xã khu vực III (xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi) chưa đạt chuẩn NTM, có 22 xã đạt dưới 13 tiêu chí và chỉ có 5/178 thôn, bản được công nhận đạt chuẩn NTM.

Để thực hiện chương trình xây dựng NTM, các xã vùng khó đã kiện toàn ban chỉ đạo (BCĐ) các chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) giai đoạn 2021-2025; phân công nhiệm vụ phụ trách, hướng dẫn, đánh giá thực hiện tiêu chí NTM trên địa bàn xã giai đoạn 2021- 2025; kiện toàn ban phát triển các thôn. Đảng ủy các xã đã ban hành nghị quyết về tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các chương trình MTQG giai đoạn 2021- 2025 nhằm chỉ đạo thực hiện mục tiêu, kế hoạch đề ra.

Các địa phương đã triển khai xây dựng kế hoạch thực hiện chương trình hằng năm và giai đoạn 2021-2025, lồng ghép các nội dung thực hiện chương trình MTQG xây dựng NTM với các chương trình MTQG khác vào nghị quyết phát triển KT-XH, QP-AN của xã. Đồng thời, quan tâm tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức, tạo sự thống nhất cao trong Đảng, sự đồng thuận trong các tầng lớp nhân dân về chương trình xây dựng NTM. Nhờ vậy, nhận thức của cán bộ, đảng viên và Nhân dân địa phương được nâng lên, qua đó đã thay đổi tư duy, tự giác, tích cực hơn trong tham gia xây dựng NTM...

Tuy nhiên, kết quả xây dựng NTM tại các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn tỉnh nhìn chung vẫn chưa cao. Phần lớn các xã đều chưa đạt các tiêu chí như: thu nhập, hộ nghèo, tổ chức sản xuất, môi trường, lao động và một số tiêu chí về cơ sở hạ tầng như: giao thông, trường học, cơ sở vật chất văn hóa. Số tiêu chí đạt còn thấp, có địa phương chỉ đạt từ 6-7 tiêu chí.

Chẳng hạn như xã Ba Tầng (huyện Hướng Hóa) đến nay mới đạt được 6/19 tiêu chí. Đối với xã Thuận (huyện Hướng Hóa), qua rà soát hiện mới đạt 7/19 tiêu chí NTM. Tại huyện Đakrông, nhiều xã vùng khó cũng gặp rất nhiều khó khăn khi xây dựng NTM, như xã Ba Nang đạt 8/19 tiêu chí, xã A Vao đạt 10/19 tiêu chí, các tiêu chí chưa đạt tập trung chủ yếu ở giao thông, trường học, nhà ở dân cư, thu nhập, nghèo đa chiều, tổ chức sản xuất và kinh tế nông thôn...

Theo đánh giá của Sở Nông nghiệp và PTNT, tồn tại của các xã vùng khó hiện nay là cấp ủy, chính quyền một số địa phương chưa vào cuộc quyết liệt trong chỉ đạo thực hiện mục tiêu đã đề ra. Bên cạnh đó, công tác tuyên truyền về xây dựng NTM mặc dù đã được quan tâm nhưng chưa thường xuyên, liên tục, do vậy một bộ phận cán bộ và người dân chưa nhận thức được trách nhiệm trong xây dựng NTM, vẫn còn tư tưởng trông chờ vào sự hỗ trợ của nhà nước, chưa phát huy tối đa vai trò chủ thể của người dân trong tham gia thực hiện các nội dung xây dựng NTM.

Các địa phương đều đưa ra mục tiêu đến năm 2025 đạt từ 13 tiêu chí trở lên, tuy nhiên giải pháp để thực hiện mục tiêu không có cơ sở, nguồn lực chưa rõ ràng, khả năng hoàn thiện mục tiêu thực sự khó khăn nếu không có sự vào cuộc trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, nỗ lực của người dân.

Nguồn vốn cho xây dựng NTM chủ yếu dựa vào ngân sách nhà nước, huy động nội lực từ trong Nhân dân những năm qua rất ít. Nguồn vốn hỗ trợ phát triển sản xuất từ giai đoạn 2021 - 2023 triển khai chậm do vướng về cơ chế, hướng dẫn làm ảnh hưởng đến tình hình thực hiện các tiêu chí NTM như tổ chức sản xuất, thu nhập, giảm nghèo của người dân.

Mục tiêu tỉnh đề ra đến năm 2025 toàn tỉnh có 80% số xã đạt chuẩn NTM, trong đó có 9 xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; không còn xã dưới 13 tiêu chí; có ít nhất 40% thôn, bản các xã khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đạt chuẩn NTM. Để nâng cao số lượng, chất lượng các xã, thôn, bản vùng khó khăn đạt chuẩn NTM, cùng với sự quan tâm đầu tư của trung ương, tỉnh, đòi hỏi sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự đồng lòng từ người dân ở mỗi địa phương.

Đặc biệt, các địa phương cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phát huy vai trò chủ thể của người dân; tích cực tham gia xây dựng NTM đối với những nội dung thuộc trách nhiệm của người dân. Quan tâm nâng cao thu nhập, giảm nghèo. Phát huy nội lực, tăng cường sự tham gia của người dân trong xây dựng NTM; huy động, tranh thủ tối đa các nguồn lực hỗ trợ từ bên ngoài nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp để xây dựng NTM.

Thanh Lê

Tin liên quan:
  • Cần phát huy nội lực trong xây dựng nông thôn mới ở xã vùng khó
    Các xã vùng khó cần tiếp sức trong xây dựng nông thôn mới

    Đối với các xã miền núi, việc hoàn thành 19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới (NTM) vốn đã khó, nên khi áp vào Bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng NTM giai đoạn 2021-2025, việc xây dựng NTM lại càng khó khăn hơn do có nhiều tiêu chí, chỉ tiêu mới và mức đạt cao hơn so với giai đoạn 2016-2020. Để đạt mục tiêu xây dựng NTM theo lộ trình đề ra, rất cần sự hỗ trợ của cấp trên, sự nỗ lực, quyết tâm cao hơn nữa của các cấp chính quyền và người dân.

  • Cần phát huy nội lực trong xây dựng nông thôn mới ở xã vùng khó
    Khó khăn trong xây dựng nông thôn mới ở các xã vùng cao

    Đến thời điểm này, chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) trên địa bàn tỉnh đã đạt được nhiều kết quả quan trọng với 63/101 xã đạt chuẩn NTM, 1/7 huyện đạt chuẩn NTM, 3 xã đạt NTM kiểu mẫu. Tuy nhiên, tại các xã vùng sâu, vùng xa, quá trình thực hiện chương trình xây dựng NTM vẫn chưa đạt được tiến độ, mặc dù các địa phương đã có rất nhiều nỗ lực.

  • Cần phát huy nội lực trong xây dựng nông thôn mới ở xã vùng khó
    Nỗ lực huy động nguồn lực xây dựng nông thôn mới

    Thời gian qua, huyện Đakrông huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, triển khai đồng bộ các giải pháp xây dựng nông thôn mới (NTM). Nhờ vậy, chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM ở huyện đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân, thúc đẩy phát triển KT - XH của địa phương.


Thanh Lê

 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Giúp thanh niên giảm nghèo bền vững

Giúp thanh niên giảm nghèo bền vững
2024-08-15 05:16:00

QTO - Không cam phận nghèo, thời gian qua, nhiều gia đình đoàn viên, thanh niên ở huyện Gio Linh đã quyết tâm vượt qua mọi khó khăn để làm giàu cho mình,...

“Đòn bẩy” để người nghèo vươn lên

“Đòn bẩy” để người nghèo vươn lên
2024-08-14 05:30:00

QTO - Nhờ có nguồn vốn chính sách làm “đòn bẩy”, nhiều hộ dân có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn huyện Gio Linh đã có cơ hội vươn lên phát triển kinh tế,...

“Quả ngọt” từ đam mê nông nghiệp

“Quả ngọt” từ đam mê nông nghiệp
2024-08-14 05:10:00

QTO - Mô hình kinh tế trồng trọt kết hợp chăn nuôi đạt năng suất, hiệu quả kinh tế cao chính là “quả ngọt” mà anh Trần Văn Hạnh (sinh năm 1977), hiện đang...

Tin liên quan

Gợi ý

Thời tiết

POWERED BY
Việt Long