
{title}
{publish}
{head}
Từng là địa bàn nóng về nạn “vàng tặc”, dù chính quyền địa phương và cơ quan chức năng đã quyết liệt vào cuộc xử lý. Tuy nhiên, thời gian gần đây, tại khu vực Khe Dẻ thuộc xã Vĩnh Ô, huyện Vĩnh Linh lại tái xuất hiện hàng loạt lán trại với tiếng máy nổ hằng ngày bên những hầm vàng đào sâu vào núi. Đáng nói, tình trạng trên diễn ra một cách tinh vi, bài bản với sự tiếp tay của người dân địa phương nên khiến việc phát hiện, xử lý gặp khó.
Nhóm người sử dụng cuốc, xẻng đào đất đá rồi vận chuyển đến một nơi có máy xay mịn trước khi ngâm hóa chất - Ảnh: N.A
“Đột nhập” lãnh địa của vàng tặc tại vùng núi Vĩnh Ô
Từ những thông tin nắm được, vào cuối tháng 3/2025 cho đến nay, nhóm phóng viên chúng tôi bắt đầu kết nối để thực địa tìm hiểu về việc khai thác vàng trái phép ở vùng núi thuộc xã Vĩnh Ô, huyện Vĩnh Linh. Từ con đường mòn nối xã Vĩnh Hà và Vĩnh Ô, vượt qua các con dốc lớn để đến khu vực Khe Dẻ ở thôn Cây Tăm, xã Vĩnh Ô. Tại đây, men theo các con suối, chúng tôi phát hiện khu vực thượng nguồn nước vẫn trong, nhưng riêng một nhánh suối ở đây có dấu hiệu bất thường vì nước cạn nhưng có lớp bùn non.
Tiếp tục tìm kiếm theo dọc dòng suối này, bám vào đường mòn trên sườn đồi, thì bất ngờ phát hiện các đường ống dẫn nước băng giữa rừng. Điều bất ngờ đã đến khi chúng tôi lần theo các đường ống thì dẫn đến các lán trại được phủ bạt. Vì khu vực Khe Dẻ là vị trí cách xa trung tâm, nơi không có sóng điện thoại và dân cư nên tiềm ẩn nhiều mối nguy hiểm. Do đó, chúng tôi quyết định tìm chỗ ẩn nấp quanh đó để dò tìm thêm. Từ một hầm có cây cối rậm rạp được người dẫn đường cho là dấu vết của việc đào vàng trước đây, chúng tôi đành trú tạm để tiếp tục theo dõi. Gần hết buổi sáng không thấy có động tĩnh, nhưng gần trưa thì phát hiện có tiếng máy động cơ phát ra. Lần tìm xung quanh, quan sát từ hẻm núi, trong phạm vi khoảng 1 km có đến 20 lán trại phủ bạt xanh.
Sau nhiều ngày theo dõi, vào ngày 9/4, chúng tôi quyết định cải trang thành những người thuộc đội bảo vệ rừng để tiếp cận khu vực lán trại nói trên. Tại đây, lán trại ở trung tâm có khoảng 10 người, trong số này, có 6 người đàn ông đang đào và vận chuyển đất đá từ một hầm ra ngoài.
Các lán trại phủ bạt xanh dựng lên sát nhau tại một khu vực thuộc Khe Dẻ, xã Vĩnh Ô, huyện Vĩnh Linh - Ảnh: N.A
Trước sự xuất hiện của chúng tôi với những bộ áo quần của bảo vệ rừng, những người này vẫn tiếp tục công việc. Để tạo tin tưởng, chúng tôi vào vai và yêu cầu nhóm người dừng lại để làm việc. Sau khi tắt máy nổ, có thêm 4 người xuất hiện từ một lán trại cạnh đó và một người đàn ông chừng 50 tuổi tự xưng là trưởng nhóm tiến tới cho biết, phần đông những người làm ở khu vực này là người ngoại tỉnh.
Quan sát tại hiện trường cho thấy, hệ thống đào, đãi vàng ở đây khá quy mô. Trong đó, ngoài chiếc máy nổ lớn với hàng chục thùng dầu máy đặt cạnh là một đường hầm đã được đào với độ sâu khá lớn. Phần đất đá sau khi đào được xay mịn rồi đổ vào bể ngâm hóa chất để tách tìm vàng. Quá trình đãi vàng, để tránh không bị phát hiện, nhóm người cho các máy nổ hoạt động cùng lúc vào buổi trưa, chiều hoặc tối và có sử dụng thiết bị giảm thanh. Riêng nước thải sau quá trình ngâm hóa chất sẽ được lọc qua hệ thống tự chế trước khi đổ ra môi trường để xóa dấu vết.
Đáng nói, là tại khu vực “đột nhập”, những người ngoại tỉnh này tận dụng các hầm vàng trước đó đã có rồi đào sâu thêm để tìm kiếm vàng cám. Quanh khu vực, nhiều cây rừng bị đốn hạ và phát luỗng rộng thêm để tìm kiếm các hầm vàng mới. Sau khi vào vai bảo vệ rừng thành công, chúng tôi rời đi. Trên đường qua các khu vực cạnh đó, phát hiện có rất nhiều lán trại có tiếng máy nổ và bể chứa lót bằng bạt và đồ sinh hoạt cũng xuất hiện nhiều thêm.
Nhiều ngày theo dõi, phóng viên Báo Quảng Trị nhận thấy, việc khai thác vàng được thực hiện với việc bảo đảm an ninh nghiêm ngặt. Toàn bộ nhóm người ở đây không được tự ý ra khỏi khu vực trên, các nhu yếu phẩm và thức ăn hằng ngày đều được vận chuyển vào theo lối đường mòn trong rừng sâu. Chính vì thế, dấu vết tại lối mòn này cho thấy việc qua lại được hình thành khá lâu với tần suất tương đối cao.
Vì sao việc khai thác vàng trái phép không bị phát hiện?
Để có thể tiếp cận khu vực xuất hiện hàng chục lán trái phủ bạt, hằng ngày xuất hiện tiếng nổ của máy móc và những đường hầm sâu dài được cho là phục vụ cho hoạt động tìm kiếm vàng ở Khe Dẻ, xã Vĩnh Ô là điều rất khó khăn. Tuy nhiên, không hiểu vì sao, phần lớn những nhóm người đang hoạt động trái phép ở đây đều là người ngoại tỉnh nhưng có thể nắm rõ đường đi lối lại để thực hiện hành vi đào đãi vàng này?
Tìm hiểu điều này khi trao đổi với nhóm người ở các lán trại, phóng viên được biết, không ít người dân địa phương đã “hỗ trợ” họ bởi những người địa phương tự xưng là “ông chủ” khu vực này và cho phép họ vào đây để khai thác với danh nghĩa là người quản lý và thường được gọi với tên “anh Tiến”, “anh Ánh” hay “cụ Nậy” ...
Các bể nước được tạo từ việc lót bạt do nhóm người dựng lên để phục vụ cho việc đào đãi vàng - Ảnh: N.A
Theo nguồn tin riêng của phóng viên, khu vực Khe Dẻ nhiều năm về trước từng là “điểm nóng” về nạn khai thác vàng trái phép. Thời điểm đó, nhiều tiểu khu ở đây cây rừng bị đốn hạ để “vàng tặc” đào hầm đãi vàng khiến nhiều con suối bị “bội thực” hóa chất.
Lãnh đạo UBND xã Vĩnh Ô cho biết, vào năm 2024, địa phương đã chỉ đạo lực lượng Công an xã phối hợp cùng nhiều lực lượng chức năng liên quan tổ chức kiểm tra, truy quét nạn “vàng tặc” và kết quả đã có rất nhiều lán trại bị phá huỷ, tháo dỡ tại những khu vực này. Riêng thời gian gần đây, do giá vàng tăng mạnh và thêm nữa là có tin đồn về việc một người dân từng tìm thấy vàng ở thôn Xà Lời nên khiến nhiều người tìm đến để kiếm vàng.
“Từ một số thông tin của người dân, địa phương có nắm được việc trên địa bàn có dấu hiệu của hoạt động thăm dò, khai thác vàng trái pháp luật diễn ra tại nhiều điểm. Để chấn chỉnh xử lý, ngày 4/3 vừa qua, UBND xã Vĩnh Ô đã có văn bản chỉ đạo các lực lượng tổ chức kiểm tra, xác minh và xử lý. Kết quả đã phát hiện, tiêu hủy 2 lán trại xây dựng trái phép tại lô 6, khoảnh 5, Tiểu khu 582 để phục vụ việc đào tìm vàng. Nhóm người liên quan cũng đã bị xử phạt vi phạm hành chính và yêu cầu rời khỏi địa bàn”, Chủ tịch UBND xã Vĩnh Ô Trần Văn Tặng thông tin.
Cũng theo ông Tặng, do địa bàn rộng, khu vực các nhóm người đang có hành vi đào đãi vàng ở xa dân cư và nằm sâu trong rừng nên khó phát hiện. Tuy nhiên, trước những thông tin, hình ảnh cung cấp của phóng viên, địa phương sẽ khẩn trương vào cuộc xác minh, xử lý.
Nguyên Ân
QTO - Hôm nay 12/4, Thiếu tá Lê Văn Cường, Chính trị viên phó Đồn Biên phòng Thuận, Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Trị cho biết, đơn vị vừa chủ trì phối hợp...
QTO - Chiều nay 11/4, thông tin từ Công an xã Tân Thành, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị cho biết, đơn vị vừa kết nối để trả lại tài sản bị mất cho anh...
QTO - Trưa nay 10/4, Phòng Cảnh sát PCCC và CNCH, Công an tỉnh Quảng Trị đã tìm thấy thi thể nam thanh niên đuối nước trên sông Hiếu, thuộc địa phận TP. Đông Hà.
QTO - TAND tỉnh Quảng Trị vừa tổ chức phiên xét xử sơ thẩm vụ án về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” đối với vợ chồng bị cáo Nguyễn Thị Quỳnh Nhi (sinh năm...
QTO - Ngày 4/4/2025, Báo Quảng Trị nhận được văn bản của UBND thị trấn Diên Sanh, huyện Hải Lăng trả lời đơn kiến nghị về bồi thường giải phóng mặt bằng...
QTO - Hôm nay 8/4, tin từ UBND huyện Hải Lăng cho biết, Chủ tịch UBND huyện Lê Đức Thịnh đã ký quyết định về việc thi hành kỷ luật đối với 2 lãnh đạo UBND...
QTO - Thời gian qua, mặc dù đã có nhiều luật, thông tư, nghị định... quy định xử phạt người đi xe máy ngược chiều, song trong thực tế, mỗi ngày có nhiều...
QTO - Sáng nay 6/4, thông tin từ Phòng Cảnh sát Giao thông (CSGT) Công an tỉnh Quảng Trị cho biết, trên tuyến Quốc lộ 1 đoạn qua địa bàn tỉnh vừa xảy ra vụ...
QTO - Chiều nay 4/4, thông tin từ Công an phường Đông Lương, TP. Đông Hà cho biết, Chủ tịch UBND phường này đã ký quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối...
QTO - Đến khoảng 14 giờ 20 phút ngày 4/4, lực lượng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy (PCCC) và cứu nạn cứu hộ (CNCH), Công an tỉnh Quảng Trị cùng Công an xã...