{title}
{publish}
{head}
Là địa phương thường xuyên bị ảnh hưởng bởi các loại hình thiên tai nên công tác ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng, chống thiên tai (PCTT) luôn được UBND huyện Triệu Phong quan tâm thực hiện.
Huyện Triệu Phong triển khai hiệu quả các chương trình, dự án kè chống sạt lở bờ sông -Ảnh: T.V
Theo đó, trên cơ sở thông tin dự báo thiên tai hằng năm, Ban Chỉ huy PCTT và tìm kiếm cứu nạn huyện tham mưu UBND huyện ban hành văn bản chủ động PCTT và tìm kiếm cứu nạn, đồng thời tổ chức tuyên truyền giúp người dân tiếp cận thông tin nhanh nhất để chủ động phòng tránh.
Bên cạnh đó, UBND huyện tích cực triển khai thực hiện chiến lược quốc gia phòng, chống giảm nhẹ thiên tai, lồng ghép hoạt động PCTT, thích ứng biến đổi khí hậu, xóa đói giảm nghèo vào kế hoạch phát triển KT-XH hằng năm và 5 năm của huyện.
Cùng với đó, UBND huyện triển khai đồng bộ nhiều giải pháp thực hiện có hiệu quả công tác quản lý tài nguyên, khoáng sản, nhất là cát trên các lòng sông, đồng thời phối hợp với cấp trên thực hiện điều tra, đánh giá tiềm năng, giá trị nguồn tài nguyên cũng như thăm dò, khai thác khoáng sản và công tác quản lý, bảo vệ để sử dụng hiệu quả.
Chỉ đạo các địa phương sử dụng đúng mục đích, đảm bảo quỹ đất cho mục tiêu công nghiệp, nâng cao hiệu quả sử dụng diện tích lúa nước 2 vụ/năm, đất rừng phòng hộ và rừng sản xuất. Trong quá trình khai thác khoáng sản, các đơn vị thực hiện đúng cam kết bảo vệ môi trường, không khai thác trái phép để bảo vệ hệ sinh thái, nguồn nước; huyện khuyến khích sử dụng năng lượng tái tạo, năng lượng mới trong hoạt động sản xuất.
Công tác chủ động ngăn ngừa, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, nhất là ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí được huyện Triệu Phong chỉ đạo thực hiện hiệu quả. Hiện nay, tỉ lệ nước thải được xử lý trước khi thải ra môi trường lưu vực sông đạt 60%; cụm, điểm công nghiệp, làng nghề, cơ sở sản xuất có hệ thống xử lý nước thải đạt 100%; chất thải rắn được thu gom, xử lý đạt 92%; dân số đô thị, nông thôn sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh đạt 100%, quy tập mồ mả tập trung tại nghĩa địa theo quy hoạch nông thôn mới đạt 100% và đã hoàn thành việc dồn điền đổi thửa, duy trì độ che phủ rừng trên 42%...
Bên cạnh ban hành văn bản chỉ đạo, công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành quy định về hoạt động khoáng sản cũng được thực hiện thường xuyên. Để chủ động trong công tác thanh tra, kiểm tra, UBND huyện ban hành quyết định kiện toàn tổ công tác liên ngành về xử lý vi phạm trong hoạt động khoáng sản.
Từ năm 2014 đến năm 2023, đã phát hiện và xử lý vi phạm hành chính 408 vụ việc với 416 đối tượng, nộp vào ngân sách nhà nước hơn 1,5 tỉ đồng, tịch thu 2.839,5m3 cát, góp phần hạn chế tình trạng khai thác khoáng sản trái phép, đặc biệt là khai thác cát, sỏi trái phép trên sông Thạch Hãn cũng như xử lý dứt điểm các bãi tập kết kinh doanh cát sỏi trái phép ven sông trên địa bàn huyện...
Tuy vậy, bên cạnh kết quả đạt được, UBND huyện Triệu Phong chỉ ra một số tồn tại, hạn chế như công tác tuyên truyền về lĩnh vực này chưa được thực hiện thường xuyên, liên tục nên ý thức chấp hành pháp luật về tài nguyên môi trường của một số tổ chức, cá nhân chưa cao, trách nhiệm trong quản lý nhà nước ở một số địa phương còn thấp.
Công tác kiểm tra, giám sát, nhắc nhở, hướng dẫn về tài nguyên, bảo vệ môi trường tại cơ sở chưa được thực hiện thường xuyên. Công tác phân loại, thu gom và xử lý rác thải còn tồn tại những khó khăn, hạn chế do ý thức bảo vệ môi trường của người dân chưa cao.
Công tác quản lý nhà nước về đất đai ở một số địa phương chưa chặt chẽ, vẫn còn xảy ra tình trạng vi phạm pháp luật về đất đai như lấn, chiếm, xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp; tình trạng giao đất, cho thuê đất không đúng thẩm quyền, việc xác định nguồn gốc, thời điểm sử dụng đất để lập hồ sơ kê khai đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân của UBND cấp xã còn vướng mắc, chưa đảm bảo theo quy định...
Trong thời gian tới, UBND huyện Triệu Phong xác định tăng cường quản lý, kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất hằng năm, lập quy hoạch, quản lý khai thác, sử dụng các loại tài nguyên quan trọng cũng như điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch phát triển các ngành và địa phương, hạn chế tối đa ngành, lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, dự án phát triển kinh tế không hiệu quả liên quan đến tài nguyên thiên nhiên, gây ô nhiễm môi trường.
Cùng với đó thực hiện quản lý, khai thác tốt và phát huy hiệu quả các công trình có mục tiêu thích ứng với biến đổi khí hậu, phòng chống sạt lở, triều cường xâm nhập mặn, đồng thời tăng cường quản lý nguồn nước theo lưu vực sông, bảo đảm hiệu quả, an toàn cho các hồ chứa nước.
Bên cạnh đó, đổi mới cơ chế chính sách tích tụ ruộng đất đảm bảo ứng phó với biến đổi khí hậu và khắc phục tình trạng manh mún, tạo điều kiện thu hút đầu tư, ứng dụng cơ giới hóa và công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp, nâng cao hiệu quả sử dụng đất, ngăn chặn tình trạng để đất hoang hóa, sử dụng lãng phí.
Đồng thời khuyến khích, tạo điều kiện thu hút dự án đầu tư phát triển nguồn năng lượng mới như năng lượng gió, năng lượng mặt trời để thay thế nguồn năng lượng truyền thống. Huy động nguồn lực đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung cho các điểm, cụm công nghiệp, làng nghề cũng như thực hiện đồng bộ giải pháp công trình và phi công trình bảo vệ môi trường, thích ứng biến đổi khí hậu.
Tăng cường công tác bảo vệ, khai thác hợp lý nguồn tài nguyên, nhất là tài nguyên biển. Đồng thời tích cực tuyên truyền, nâng cao nhận thức, kỹ năng phòng tránh thiên tai cho người dân. Chủ động, kịp thời thông tin, dự báo, xây dựng phương án phòng tránh thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu đối với vùng ven biển, huy động tối đa nguồn lực đầu tư ứng phó với biến đổi khí hậu, nhất là chương trình, dự án để xây dựng, nâng cấp cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị, nông thôn, nhà ở dân cư, hồ chứa nước, đê, kè ven sông, ven biển cũng như phát huy trách nhiệm doanh nghiệp, cộng đồng dân cư tham gia phòng chống, giảm nhẹ thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu hiệu quả...
Tuấn Việt
QTO - Những năm gần đây, huyện Hải Lăng đã hình thành nhiều cơ sở may gia công ở nông thôn. Đây là mô hình không chỉ tạo việc làm, thu nhập ổn định cho lao...
QTO - Từng đợt gió mùa đông cùng với bọt sóng từ biển phả vào bờ làmc ho cái lạnh thêm buốt giá vẫn không ngăn được ngư dân vùng biển bãi ngang lặn ngụp...
QTO - Hiện nay, toàn huyện Triệu Phong có gần 28.000 ha đất sản xuất nông nghiệp, trong đó đất trồng lúa hơn 6.000 ha, chiếm 17%. Những năm qua, sản xuất...
QTO - Để thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) nâng cao, NTM kiểu mẫu, các địa phương trên địa bàn tỉnh đã và đang chú trọng vận động người...
QTO - Với lợi thế đường bờ biển dài trên 15 km, có nhiều bãi tắm đẹp, du lịch biển được xác định là một trong những mũi nhọn về phát triển kinh tế của...
QTO - Ngày 1/5/2024, Thông tư số 17/TT-BTC ngày 14/3/2024 của Bộ Tài chính (Thông tư số 17) sẽ có hiệu lực thi hành, thay thế Thông tư số 62/2020/TT-BTC...
QTO - Nhận thấy những tín hiệu khả quan, thời gian qua, ngày càng nhiều doanh nghiệp, người dân trên địa bàn đã và đang bắt tay trồng, phát triển diện tích...
QTO - Mở ra cơ hội và bước phát triển mới khi triển khai thực hiện Quy hoạch tỉnh Quảng Trị thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050
QTO - Thị xã Quảng Trị có 4 phường, 1 xã với 1.521 cơ sở chăn nuôi thực hiện kê khai các loại vật nuôi theo quy định. Thời gian qua, thị xã thường xuyên...
QTO - Sinh ra và lớn lên nơi miền núi phía Tây Quảng Trị, hơn ai hết, anh Hồ Văn Thuần (sinh năm 1985), ở thôn Chênh Vênh, xã Hướng Phùng, huyện Hướng Hóa...
QTO - Thực hiện đường lối đối ngoại rộng mở của Đảng và Nhà nước, trong nhiều năm qua, tỉnh Quảng Trị không ngừng nỗ lực hợp tác, vận động viện trợ từ các...
QTO - Phát triển trang trại chăn nuôi tập trung, quy mô lớn không chỉ giúp người chăn nuôi chủ động phòng, chống dịch bệnh, bảo đảm vệ sinh môi trường mà...