Cập nhật:  GMT+7

Cần nắm vững những điểm mới trong kiểm soát, thanh toán chi thường xuyên qua Kho bạc Nhà nước

Ngày 1/5/2024, Thông tư số 17/TT-BTC ngày 14/3/2024 của Bộ Tài chính (Thông tư số 17) sẽ có hiệu lực thi hành, thay thế Thông tư số 62/2020/TT-BTC ngày 22/6/2020. Thông tư số 17 có những điểm mới mà các đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước (NSNN) cần nắm vững khi thực hiện thanh toán các khoản chi thường xuyên qua Kho bạc Nhà nước (KBNN).

Cần nắm vững những điểm mới trong kiểm soát, thanh toán chi thường xuyên qua Kho bạc Nhà nước

Hình ảnh minh họa - Ảnh: S.T

Là kết quả của việc cập nhật, hoàn thiện những quy định mới của Nhà nước, Bộ Tài chính hoặc các bộ, ngành, đồng thời cũng giải quyết khá triệt để những nội dung chưa cụ thể, vướng mắc hoặc chưa phù hợp, Thông tư số 17 với những quy định khá đầy đủ, cụ thể đã không chỉ tăng thêm quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các đơn vị sử dụng ngân sách mà còn tạo điều kiện cho cả cơ quan quản lý, cơ quan kiểm soát, giúp cho công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN được chặt chẽ, công khai, minh bạch, đảm bảo vừa đúng quy định, vừa thuận lợi, tiết kiệm và hiệu quả.

Về phạm vi điều chỉnh, Thông tư số 17 quy định cụ thể hơn đến các nguồn kinh phí: nguồn NSNN; nguồn phí được để lại theo chế độ quy định và các nguồn từ khoản thu hợp pháp khác của cơ quan nhà nước; nguồn thu từ dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, dịch vụ y tế dự phòng, học phí và nguồn thu phí theo pháp luật về phí, lệ phí của đơn vị sự nghiệp công lập.

Về đối tượng thông tư bổ sung “hệ thống KBNN” mở rộng quy mô giao dịch chứ không đơn thuần chỉ giao dịch thông qua tài khoản mở tại các KBNN.

Đặc biệt, Thông tư số 17 quy định tại Điều 2: Nguyên tắc kiểm soát, thanh toán qua KBNN gồm 4 khoản gồm các nội dung theo quy định cả về điều kiện chi NSNN theo Luật NSNN, các quy định cụ thể về kiểm soát chi lương, thu nhập tăng thêm, mua sắm tài sản theo các phương thức, kiểm soát chi từ tài khoản tiền gửi, về tạm ứng, thanh toán tiền mặt và hình thức giao dịch điện tử qua Trang thông tin dịch vụ công của KBNN... là những quy định được tích hợp từ luật, nghị định và các thông tư liên quan.

Thông tư số 17 bổ sung thêm 7 nội dung ( nhiều hơn 2 nội dung so với Thông tư số 62) để quy định rất rõ về trách nhiệm và quyền hạn của các đơn vị sử dụng ngân sách. Ngoài việc tuân thủ các quy định của luật và các quy định của pháp luật, đơn vị sử dụng ngân sách phải chịu trách nhiệm về tính chính xác, tính hợp pháp theo quy định của pháp luật đối với chứng từ chuyển tiền và các hồ sơ kèm theo chứng từ chuyển tiền thuộc thủ tục hành chính gửi KBNN được quy định tại các nghị định của Chính phủ; đồng thời chịu trách nhiệm nghiệm thu khối lượng mua sắm, dịch vụ theo quy định của pháp luật.

Quy định rõ hơn trách nhiệm của đơn vị sử dụng ngân sách khi bảo lãnh tạm ứng hết thời hạn nhưng đơn vị sử dụng ngân sách chưa thanh toán hết số tiền tạm ứng, đơn vị sử dụng ngân sách có trách nhiệm làm thủ tục gia hạn bảo lãnh tạm ứng và gửi KBNN để làm căn cứ kiểm soát chi theo quy định. Đơn vị sử dụng ngân sách chịu trách nhiệm theo dõi về thời gian hiệu lực của bảo lãnh tạm ứng.

Một trong những lưu ý nhất của Thông tư số 17 là quy định kiểm soát chi đối với đơn vị thực hiện chế độ tự chủ, cụ thể: tại Thông tư số 62 quy định tại Điều 6- nội dung kiểm soát chi, khoản 1 nguyên tắc chung “Kiểm soát đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức (mức chi) do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định.

Trường hợp các cơ quan, đơn vị đã được cấp có thẩm quyền cho phép thực hiện theo cơ chế tự chủ thì kiểm soát đảm bảo theo đúng quy chế chi tiêu nội bộ và phù hợp với quyết định giao quyền tự chủ của cấp có thẩm quyền, chế độ, tiêu chuẩn, định mức do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định, dự toán được giao tự chủ”, trong khi nội dung này Thông tư số 17 quy định tại khoản 1.3, Điều 2 - Nguyên tắc kiểm soát, thanh toán qua KBNN cụ thể: “KBNN kiểm soát định mức (mức chi) theo quy định tại các văn bản quy phạm, pháp luật.

Trường hợp các cơ quan, đơn vị đã được cấp có thẩm quyền cho phép thực hiện theo cơ chế tự chủ thì kiểm soát đảm bảo theo đúng quy chế chi tiêu nội bộ và phù hợp với dự toán được giao tự chủ”.

Quy định nêu trên đã nâng tầm từ nội dung thành nguyên tắc kiểm soát và thanh toán, tăng thêm quyền cũng như trách nhiệm của các đơn vị sử dụng ngân sách trong việc xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ. Tuy nhiên, để công tác kiểm soát chi đạt kết quả cao, các đơn vị sử dụng ngân sách cần nghiên cứu kỹ các quy định để xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ phù hợp với từng loại hình tự chủ, khả năng nguồn kinh phí và đặc biệt là thẩm quyền của mỗi đơn vị trong việc quy định các tiêu chuẩn, định mức áp dụng tại đơn vị.

Ngoài ra, Thông tư số 17 quy định khá cụ thể về kiểm soát chi: Đối với các khoản chi lương và phụ cấp theo lương; tiền công lao động theo hợp đồng; tiền thu nhập tăng thêm, chi hỗ trợ, trợ cấp, phụ cấp khác, khoán, khen thưởng: trong trường hợp đầu năm chưa có văn bản phê duyệt chỉ tiêu biên chế của cấp có thẩm quyền thì KBNN thực hiện việc kiểm soát căn cứ vào văn bản giao chi tiêu biên chế của cấp có thẩm quyền năm trước liền kề và văn bản đề nghị, cam kết của đơn vị sử dụng ngân sách.

Đối với phân phối kết quả tài chính trong năm của đơn vị sự nghiệp công lập, KBNN căn cứ đề nghị trích lập quỹ của đơn vị sự nghiệp công thực hiện trích quỹ và chuyển tiền sang tài khoản tiền gửi tại ngân hàng thương mại hoặc tài khoản tiền gửi tại KBNN của đơn vị sự nghiệp công theo đề nghị của đơn vị. KBNN không kiểm soát việc sử dụng các quỹ. Đơn vị sự nghiệp công chịu trách nhiệm quản lý, sử dụng và chi tiêu theo đúng quy định của pháp luật.

Để việc triển khai Thông tư số 17 đạt kết quả cao, KBNN Quảng Trị đã chỉ đạo các phòng nghiệp vụ, KBNN huyện, thị xã tập trung nghiên cứu, tham mưu và sẽ tổ chức hội nghị tập huấn cho 100% công chức làm công tác kiểm soát chi. Trên cơ sở đó sẽ xây dựng một văn bản theo hướng cụ thể hóa tất cả các quy định liên quan của các văn bản được viện dẫn trong Thông tư số 17, đảm bảo cho việc thực hiện được thuận lợi, thống nhất. Bên cạnh đó, sẽ tiếp thu để phản ánh đầy đủ kịp thời với KBNN để báo cáo Bộ Tài chính giải quyết những vướng mắc của Thông tư số 17 (nếu có).

KBNN Quảng Trị hy vọng rằng, các cơ quan, đơn vị sẽ chủ động nghiên cứu kỹ Thông tư số 17, các nghị định, thông tư liên quan để vận dụng một cách phù hợp và hiệu quả đối với mỗi loại hình đơn vị, từng nguồn kinh phí, từng tài khoản, cùng với sự phối hợp chặt chẽ giữa KBNN Quảng Trị và các cơ quan quản lý, các đơn vị sử dụng NSNN, việc thực hiện Thông tư số 17 sẽ thuận lợi, không chỉ kiểm soát chặt chẽ các khoản chi từ NSNN mà còn góp phần nâng cao hiệu quả việc sử dụng NSNN.

Nguyễn Thị Thanh Việt

Tin liên quan:
  • Cần nắm vững những điểm mới trong kiểm soát, thanh toán chi thường xuyên qua Kho bạc Nhà nước
    Hình thức kiểm soát, thanh toán qua Kho bạc Nhà nước từ 1/5/2024

    Ngày 14/3/2024, Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư 17/2024/TT-BTC hướng dẫn kiểm soát, thanh toán các khoản chi thường xuyên qua Kho bạc Nhà nước. Theo đó, Kho bạc Nhà nước thực hiện kiểm soát, thanh toán các khoản chi thường xuyên từ Ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước theo các hình thức sau:

  • Cần nắm vững những điểm mới trong kiểm soát, thanh toán chi thường xuyên qua Kho bạc Nhà nước
    Thanh toán 2 lần cho 1 khoản chi - cảnh báo nguy cơ rủi ro trong kiểm soát chi ...

    Kiểm soát chi ngân sách nhà nước (NSNN) là chức năng riêng có của Kho bạc Nhà nước (KBNN), là việc KBNN áp dụng các quy trình, quy định nghiệp vụ và biện pháp kỹ thuật để kiểm soát, thanh toán đảm bảo các khoản chi NSNN đủ điều kiện, đúng mục đích, đúng tiêu chuẩn, định mức theo quy định, kiểm soát chi NSNN, góp phần tăng cường kỷ luật, kỷ cương, an toàn, tiết kiệm và hiệu quả trong việc sử dụng NSNN.

  • Cần nắm vững những điểm mới trong kiểm soát, thanh toán chi thường xuyên qua Kho bạc Nhà nước
    Thanh toán tự động các khoản chi điện, nước, dịch vụ viễn thông qua kho bạc đem ...

    Những năm qua, việc đẩy mạnh hiện đại hóa quy trình thanh toán tự động cho các đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước (NSNN) qua Kho bạc nhà nước (KBNN) là một trong những mục tiêu chiến lược của “Kho bạc điện tử” và đích đến của “Kho bạc số”. Việc thanh toán tự động các khoản chi điện, nước, dịch vụ viễn thông theo văn bản ủy quyền của đơn vị sử dụng NSNN là phương thức mới trong cải cách hành chính, giúp giảm thủ tục, tạo sự tiện ích cho các đơn vị giao dịch, các nhà cung cấp dịch vụ.


Nguyễn Thị Thanh Việt

 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Trải nghiệm thú vị ở Vincom Plaza Đông Hà

Trải nghiệm thú vị ở Vincom Plaza Đông Hà
2024-12-12 10:12:00

QTO - Được đầu tư quy mô, hiện đại, Trung tâm Thương mại Vincom Plaza Đông Hà là điểm đến mang lại nhiều trải nghiệm riêng có, thú vị cho người dân và du...

Nỗ lực vì một vụ nuôi tôm thắng lợi

Nỗ lực vì một vụ nuôi tôm thắng lợi
2024-04-02 05:35:00

QTO - Thời điểm này, người nuôi tôm trên địa bàn tỉnh chuẩn bị các điều kiện bước vào vụ nuôi tôm mới. Trước tình hình thời tiết vẫn đang có những diễn...

Tin liên quan

Gợi ý

Thời tiết

POWERED BY
Việt Long