Cập nhật:  GMT+7

Giải pháp tích tụ ruộng đất, hình thành vùng sản xuất ở Triệu Phong

Hiện nay, toàn huyện Triệu Phong có gần 28.000 ha đất sản xuất nông nghiệp, trong đó đất trồng lúa hơn 6.000 ha, chiếm 17%. Những năm qua, sản xuất nông nghiệp của huyện đạt mức tăng trưởng trung bình hằng năm từ 3,5- 4%, đảm bảo an ninh lương thực, tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho người dân.

Giải pháp tích tụ ruộng đất, hình thành vùng sản xuất ở Triệu Phong

Nông dân Triệu Phong chăm sóc lúa vụ đông xuân -Ảnh: N.V

Thực hiện Chỉ thị số 11 ngày 14/9/2004 của Ban Thường vụ Huyện ủy về tăng cường lãnh đạo thực hiện tốt công tác dồn điền đổi thửa, cả hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở nỗ lực chỉ đạo hợp tác xã (HTX), nông dân thực hiện. Nhờ đó, giai đoạn từ năm 2003 đến năm 2009, toàn huyện có 12/19 xã, thị trấn, 47/119 HTX thực hiện dồn điền đổi thửa, trước khi dồn điền từ 9- 20 thửa/hộ, sau khi dồn điền đạt 3- 6 thửa/hộ.

Ngày 5/4/2013, Ban Thường vụ Huyện ủy ban hành Thông báo số 340 về xây dựng phương án tiếp tục đẩy mạnh công tác dồn điền đổi thửa, tạo điều kiện để thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, ngày 10/6/2013, UBND huyện ban hành Kế hoạch số 686 để thực hiện. Nhờ đó đến năm 2014, 100% xã xây dựng phương án dồn điền đổi thửa, trong đó 11 xã tiến hành giao đất tại thực địa theo phương án đã phê duyệt, đạt 87,37% kế hoạch. Sau thực hiện dồn điền đổi thửa đạt 1-3 thửa/ hộ, diện tích có nơi đạt đến 10.000 m2/ thửa.

Sau khi dồn điền đổi thửa đã tạo thuận lợi cho nông dân áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, tỉ lệ cơ giới hóa tăng lên, nhiều mô hình sản xuất lúa- cá có hiệu quả trên các vùng đất trước đây khó sản xuất hoặc sản xuất kém hiệu quả, năng suất thấp.

Hiện nay, trên địa bàn huyện có nhiều mô hình tập trung, tích tụ ruộng đất theo hình thức thuê đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất, hợp tác- liên kết, dồn điền - đổi thửa để tổ chức sản xuất với quy mô từng điểm từ vài héc ta đến hàng chục héc ta, đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn từ 1,2 - 1,5 lần so với trước đây. Năm 2023, HTX Cao Hy (Triệu Phước) tiến hành thí điểm tập trung, tích tụ đất trồng lúa cho 3 hộ với diện tích 10 ha.

Ngoài ra một số HTX trên địa bàn huyện tiến hành tập trung ruộng đất bằng cách thuê lại đất 5% của xã quản lý và đất các hộ không có nhu cầu để tổ chức sản xuất như HTX An Dạ (Triệu Độ), HTX Ngô Xá Đông (Triệu Trung). Kết quả các mô hình tập trung, tích tụ ruộng đất đã nâng cao năng suất và giá trị gia tăng của sản phẩm nông nghiệp, tạo tiền đề quan trọng để xây dựng nền nông nghiệp hiện đại.

Tuy vậy, những kết quả đạt được về tập trung, tích tụ ruộng đất trên địa bàn huyện vẫn đang ở dạng mô hình, thí điểm, còn lại vẫn trong tình trạng manh mún, nhỏ lẻ, hình thức dồn điền đổi thửa chưa triệt để, trong lúc đó diện tích đất sản xuất nông nghiệp bình quân đầu người của huyện thấp so với bình quân chung của tỉnh và khu vực.

Đây chính là “điểm nghẽn” lớn nhất cho việc phát triển nền nông nghiệp hiện đại, nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ, gắn với phát triển công nghiệp chế biến nông sản, thích ứng với biến đổi khí hậu và kết nối bền vững với chuỗi giá trị nông sản toàn cầu. Bên cạnh đó, việc đô thị hóa diễn ra nhanh, lao động ở nông thôn chuyển dịch sang các ngành phi nông nghiệp ngày càng lớn, lao động nông thôn còn lại chủ yếu là người cao tuổi nên đã có tình trạng sản xuất không hiệu quả, bỏ hoang hoặc cho người khác thuê lại đất.

Để tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, tháng 3/2024, UBND huyện Triệu Phong xây dựng Đề án “Tập trung, tích tụ ruộng đất để hình thành vùng sản xuất hàng hóa, liên kết tiêu thụ sản phẩm trên địa bàn huyện giai đoạn 2024- 2026, định hướng đến năm 2030”.

Mục tiêu của đề án này nhằm khắc phục tình trạng ruộng đất phân tán nhỏ lẻ, manh mún tiến tới giảm số chủ sử dụng đất, hình thành vùng chuyên canh sản xuất hàng hóa tập trung quy mô lớn, đồng thời tạo điều kiện cho doanh nghiệp, HTX, tổ hợp tác và các thành phần kinh tế khác đầu tư sản xuất nông nghiệp hàng hóa, áp dụng công nghệ cao gắn với chuyển đổi số, nâng cao hiệu quả sử dụng đất, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm.

Cùng với đó, huyện Triệu Phong khuyến khích các hình thức tập trung, tích tụ ruộng đất trong nông nghiệp nhằm tổ chức lại sản xuất, thúc đẩy liên doanh, liên kết theo chuỗi giá trị, thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, giải quyết có hiệu quả và bền vững tình trạng sản xuất manh mún, nhỏ lẻ.

Đề án cũng đề ra chỉ tiêu năm 2024 tổ chức thực hiện 7 mô hình tại các xã: Triệu Đại, Triệu Độ, Triệu Hòa, Triệu Tài, Triệu Thuận, Triệu Trung, Triệu Phước; năm 2025 phát triển thêm 14 mô hình (mỗi xã 1 mô hình); năm 2026 phát triển thêm 28 mô hình (mỗi xã thêm 2 mô hình); năm 2030 phấn đấu toàn huyện thực hiện khoảng 110 mô hình (bình quân mỗi xã 8 mô hình).

Về cơ chế chính sách, đối với hình thức tập trung ruộng đất thông qua dồn điền đổi thửa, nhà nước hỗ trợ chi phí đo đạc, cắm mốc ranh giới, chỉnh lý biến động, lập hồ sơ địa chính và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sau dồn điền đổi thửa, hỗ trợ chi phí san lấp, chỉnh trang đồng ruộng, mức hỗ trợ 5 triệu đồng/ha; hỗ trợ cất bốc mồ mả, mức hỗ trợ 2-5 triệu đồng/ngôi (tuỳ theo quy mô, kích thước của từng ngôi). Đối với hình thức cho thuê quyền sử dụng đất, hỗ trợ người cho thuê đất, mức hỗ trợ 2 triệu đồng/ha (chỉ hỗ trợ 1 lần).

Đề án còn quy định về nguyên tắc, hình thức thực hiện tập trung, tích tụ ruộng đất trên địa bàn huyện; điều kiện để thực hiện tập trung, tích tụ đất trồng lúa và giải pháp thực hiện để đạt kết quả cao nhất, tăng từ 1,2- 1,5 lần trở lên như một số mô hình sản xuất thí điểm hiện nay trên địa bàn huyện...

Nguyễn Vinh

Tin liên quan:
  • Giải pháp tích tụ ruộng đất, hình thành vùng sản xuất ở Triệu Phong
    Chú trọng quy hoạch, hình thành vùng sản xuất nông nghiệp tập trung ở Triệu ...

    Với lợi thế địa phương có hơn 80% dân số lao động trong lĩnh vực nông nghiệp, đất đai màu mỡ, hạ tầng thủy lợi đảm bảo, thời gian qua, huyện Triệu Phong ban hành nhiều chính sách để phát triển kinh tế nông nghiệp, trong đó có Nghị quyết số 07 ngày 12/11/2021 của Huyện ủy Triệu Phong về phát triển kinh tế - xã hội vùng gò đồi, giai đoạn 2021- 2025, định hướng đến năm 2030; Nghị quyết số 32 ngày 28/7/2022 của HĐND huyện ban hành quy định chính sách hỗ trợ phát triển một số cây trồng, con nuôi trên địa bàn huyện, giai đoạn 2022- 2026...

  • Giải pháp tích tụ ruộng đất, hình thành vùng sản xuất ở Triệu Phong
    Tích tụ ruộng đất để phát triển nông nghiệp quy mô lớn

    Để hình thành những vùng sản xuất nông nghiệp tập trung quy mô lớn, tỉnh Quảng Trị đã tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, hợp tác xã (HTX) và người dân tích tụ, tập trung đất đai, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp.

  • Giải pháp tích tụ ruộng đất, hình thành vùng sản xuất ở Triệu Phong
    Vướng mắc trong tích tụ, tập trung ruộng đất ở Hải Lăng cần được tháo gỡ

    Thời gian qua, các cấp, ngành, đơn vị liên quan và người dân huyện Hải Lăng đã triển khai nhiều giải pháp thúc đẩy việc tích tụ, tập trung ruộng đất nhằm tạo điều kiện thuận lợi để áp dụng cơ giới hóa, ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, giúp tăng hiệu quả kinh tế. Tuy nhiên, cũng như nhiều địa phương khác trong tỉnh, nỗ lực này đang gặp những rào cản.


Nguyễn Vinh

 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Nhiều lợi ích từ vườn mẫu nông thôn mới

Nhiều lợi ích từ vườn mẫu nông thôn mới
2024-04-06 05:25:00

QTO - Để thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) nâng cao, NTM kiểu mẫu, các địa phương trên địa bàn tỉnh đã và đang chú trọng vận động người...

Gio Linh sẵn sàng cho mùa du lịch biển

Gio Linh sẵn sàng cho mùa du lịch biển
2024-04-06 05:20:00

QTO - Với lợi thế đường bờ biển dài trên 15 km, có nhiều bãi tắm đẹp, du lịch biển được xác định là một trong những mũi nhọn về phát triển kinh tế của...

Tin liên quan

Gợi ý

Thời tiết

POWERED BY
Việt Long