Cập nhật:  GMT+7

Kinh tế tập thể trụ vững và ngày càng làm tốt hơn vai trò “bà đỡ” cho sản xuất nông nghiệp

Ông CÁP KIM THÁNH, Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã tỉnh Quảng Trị trả lời phỏng vấn

- Thưa ông! Tỉnh Quảng Trị cùng với cả nước vừa trải qua gần 22 năm thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/TW, ngày 18/3/2002 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa IX) về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể (KTTT) và gần 2 năm thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/ TW, ngày 16/6/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XIII) “về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả KTTT trong giai đoạn mới”. Trong thời gian đó, KTTT với nòng cốt là hợp tác xã (HTX) kiểu mới của tỉnh đã vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, trụ vững và ngày càng làm tốt hơn vai trò “bà đỡ” cho sản xuất nông nghiệp. Đề nghị ông đánh giá khái quát sự đóng góp quan trọng của KTTT đối với quá trình phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh.

- Thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/ TW, ngày 18/3/2002 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa IX) về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả KTTT và Nghị quyết số 20-NQ/TW, ngày 16/6/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XIII) “về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả KTTT trong giai đoạn mới”, khu vực KTTT của tỉnh Quảng Trị đã có những chuyển biến tích cực; nhận thức về phát triển KTTT được nâng lên. Tỉnh đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ, tạo điều kiện cho KTTT phát triển.

Số lượng HTX thành lập mới tăng qua các năm, phát triển đa dạng hơn về ngành nghề, quy mô và trình độ, hỗ trợ tốt hơn cho các thành viên, tạo việc làm và nâng cao thu nhập thường xuyên cho người lao động; sự liên kết giữa các HTX, với doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế khác bước đầu có sự chuyển biến tích cực. Khu vực KTTT của tỉnh đã khắc phục được tình trạng yếu kém kéo dài, góp phần xây dựng nông thôn mới, bảo đảm an sinh xã hội, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, từng bước khẳng định vị trí, vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân.

Đến ngày 31/12/2023, toàn tỉnh có 341 HTX (310 HTX nông nghiệp, 31 HTX phi nông nghiệp); 2 liên hiệp HTX; 1.981 tổ hợp tác (THT). Tổng số thành viên tham gia các tổ chức KTTT là 106.166 thành viên (trong đó khoảng 82.256 thành viên HTX và khoảng 23.910 thành viên THT). Về phân loại HTX nông nghiệp, có 59,7% HTX xếp loại tốt, khá; 21% HTX có tham gia liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị; 7% HTX ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất.

Kinh tế tập thể trụ vững và ngày càng làm tốt hơn vai trò “bà đỡ” cho sản xuất nông nghiệp

Giới thiệu sản phẩm hồ tiêu của Hợp tác xã Hồ tiêu Cùa, huyện Cam Lộ -Ảnh: Đ.T

KTTT (bao gồm THT, HTX, liên hiệp HTX) là tổ chức kinh tế có số lượng người lao động là nông dân tham gia đông đảo nhất vào các chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG). Trong đó, KTTT tham gia chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới với tư cách là một tác nhân, một chủ thể trong quá trình thực hiện.

Hiện KTTT, HTX có vai trò quan trọng trong đẩy mạnh cơ cấu lại ngành nông nghiệp và liên kết sản xuất bền vững, góp phần vào việc phát triển kinh tế nông thôn; góp phần đẩy nhanh tiến trình xây dựng nông thôn mới, thực hiện an sinh xã hội.

Với bản chất là một tổ chức kinh tế đối nhân, không phải là đối vốn, KTTT, HTX dựa vào số lượng lớn người nông dân, người lao động trong nông thôn tham gia làm thành viên. Thông qua các chính sách do chính thành viên quyết định như các hoạt động phúc lợi xã hội, an sinh xã hội... góp phần thúc đẩy phát triển văn hoá - xã hội trong cộng đồng ở địa phương, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống theo hướng bền vững.

- Bám sát các mục tiêu, chỉ tiêu và định hướng phát triển KTTT, HTX giai đoạn 2021 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 của tỉnh, đề nghị ông cho biết, Liên minh HTX tỉnh sẽ tiếp tục phát huy vai trò là cơ quan thường trực của Ban chỉ đạo đổi mới và phát triển KTTT tỉnh như thế nào trong phát triển KTTT, HTX, thúc đẩy KTTT không ngừng lớn mạnh?

- Trong thời gian tới, Liên minh HTX tỉnh tiếp tục làm tốt nhiệm vụ phát triển KTTT được giao thông qua thực hiện các giải pháp như sau:

Tiếp tục quán triệt các quan điểm về định hướng phát triển KTTT theo Nghị quyết 20/NQ-TW, Luật HTX năm 2023 và chương trình hành động số 47 thực hiện Nghị quyết 20/NQ-TW của Tỉnh uỷ. Tiếp tục triển khai công tác tuyên truyền trong hệ thống Liên minh HTX Việt Nam; đổi mới nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật.

Đa dạng hóa hình thức tuyên truyền về mô hình HTX kiểu mới, kiểu mẫu, mô hình HTX liên kết gắn với chuỗi giá trị ... đến với cán bộ đảng viên và người lao động trong khu vực KTTT. Phấn đấu triển khai thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu cam kết giữa Liên minh HTX tỉnh với Ban Thường vụ Tỉnh ủy hằng năm. Tiếp tục thực hiện các chương trình phối hợp giữa Liên minh HTX với các ngành, đơn vị, hội, đoàn thể liên quan.

Tiếp tục thực hiện các chương trình MTQG của tỉnh về xây dựng nông thôn mới gắn với xây dựng mô hình “làng xã thông minh”; chương trình cơ cấu lại ngành nông nghiệp của tỉnh gắn với quy hoạch vùng sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ, vùng chuyên canh tập trung và các chính sách hỗ trợ truy xuất nguồn gốc, mở rộng vùng trồng cho các sản phẩm chủ lực, đáp ứng nhu cầu của thị trường.

Nâng cao vai trò thành viên của Ban chỉ đạo các chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới, phát triển kinh tế vùng đồng bào dân tộc thiểu số, giảm nghèo bền vững của Liên minh HTX tỉnh; phối hợp có hiệu quả với Ban chỉ đạo KTTT các huyện, thị xã, thành phố, các xã, phường, thị trấn tư vấn, hướng dẫn các HTX hoàn thành tốt tiêu chí số 13 và các tiêu chí khác trong bộ tiêu chí xây dựng NTM.

Phối hợp với các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh và Liên minh HTX Việt Nam lập kế hoạch, lộ trình thực hiện chuyển đổi số theo chỉ đạo của trung ương, tỉnh và Chương trình trọng tâm của Liên minh HTX Việt Nam về việc chọn Quảng Trị là một trong ba tỉnh thí điểm việc chuyển đổi số trong HTX nông nghiệp.

Tranh thủ các nguồn kinh phí hỗ trợ của tỉnh, Liên minh HTX Việt Nam và các chương trình, dự án phối hợp của các ngành, địa phương để triển khai công tác đào tạo, bồi dưỡng kiến thức quản lý, chuyên môn cho cán bộ chủ chốt và cán bộ dự nguồn của các HTX, THT trên địa bàn tỉnh. Tăng cường tiếp cận các thành viên với mục đích tăng số lượng THT, HTX đến với Quỹ hỗ trợ phát triển HTX, tổ chức triển khai có hiệu công tác tư vấn, hướng dẫn, thẩm định dự án vay vốn Quỹ hỗ trợ phát triển HTX.

Tiếp tục thực hiện các hoạt động tư vấn, hỗ trợ KTTT, HTX phát triển và hoàn thiện sản phẩm; ứng dụng mạng xã hội (zalo, facebook...) nhằm quảng bá, giới thiệu sản phẩm của các HTX, THT và tham gia kết nối cung cầu, tiêu thụ sản phẩm trên cổng thông tin điện tử theo Chương trình 503; phối hợp chặt chẽ với các trung tâm của Liên minh HTX Việt Nam triển khai tuyên truyền, phổ biến dịch vụ kiểm toán, xúc tiến công nghệ và bảo vệ môi trường của Liên minh HTX Việt Nam.

Thực hiện tốt vai trò đại diện và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các thành viên và quan tâm phát triển thành viên; củng cố, đổi mới hoạt động Liên minh HTX tỉnh cả về tổ chức và phương thức hoạt động, trở thành lực lượng nòng cốt trong quá trình tư vấn, hướng dẫn, nâng cao hiệu quả hoạt động.

Đồng thời là đầu mối thu thập, tổng hợp tình hình hoạt động của khu vực KTTT trên địa bàn tỉnh và tham mưu, đề xuất với cấp ủy, chính quyền các cấp lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc và hỗ trợ cho các THT, HTX, Liên hiệp HTX xây dựng, phát triển ngày càng bền vững.

- Xin cảm ơn ông!

Đan Tâm (thực hiện)

Tin liên quan:
  • Kinh tế tập thể trụ vững và ngày càng làm tốt hơn vai trò “bà đỡ” cho sản xuất nông nghiệp
    Phát huy vai trò là “bệ đỡ” của nền kinh tế

    Vượt lên những khó khăn, thách thức do giá vật tư nông nghiệp tăng cao, tình hình thời tiết, dịch bệnh diễn biến phức tạp, những tháng đầu năm 2023, ngành nông nghiệp Quảng Trị vẫn đạt được những kết quả khả quan. Đặc biệt, lần đầu tiên năng suất lúa vụ đông xuân toàn tỉnh đạt trên 61 tạ/ha, các loại cây trồng khác năng suất và giá trị kinh tế cũng cao hơn so với cùng kỳ các năm trước.

  • Kinh tế tập thể trụ vững và ngày càng làm tốt hơn vai trò “bà đỡ” cho sản xuất nông nghiệp
    Phát huy vai trò “đòn bẩy” trong sản xuất nông nghiệp

    Năm 2022, ngành nông nghiệp đã tập trung triển khai các hoạt động nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ (KHCN) vào sản xuất. Từ đó, không chỉ năng suất, chất lượng, giá trị sản phẩm nông nghiệp được nâng lên đáng kể mà còn góp phần thay đổi tích cực tư duy sản xuất của người nông dân.



 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Lạc vào “lãnh địa” giáng hương cổ thụ

Lạc vào “lãnh địa” giáng hương cổ thụ
2024-06-01 05:10:00

QTO - Cách đây mấy chục năm, đồng bào dân tộc Vân Kiều, Pa Kô của nhiều bản làng nằm dọc theo dòng sông Sê Pôn cứ ký thác cuộc sống khó nghèo của mình vào...

Tin liên quan

Gợi ý

Thời tiết