{title}
{publish}
{head}
Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP) phát động Ngày Môi trường Thế giới (5/6) năm 2024 với chủ đề “Phục hồi đất, chống hạn hán và sa mạc hoá” nhằm kêu gọi các quốc gia trên toàn cầu cùng chung tay hướng tới mục tiêu phục hồi đất đai, chống sa mạc hóa và khả năng chống hạn, làm chậm quá trình biến đổi khí hậu, bảo vệ tự nhiên, tăng cường sinh kế và an ninh lương thực cho hàng tỉ người trên toàn thế giới.
Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hà Sỹ Đồng và Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Trần Văn Bến trao cờ Tổ quốc cho ngư dân 3 xã vùng biển huyện Vĩnh Linh tại lễ mít tinh hưởng ứng Ngày Môi trường Thế giới, Ngày Đại dương Thế giới, Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam năm 2024 - Ảnh: T.N
Năm 2024, đánh dấu kỷ niệm 30 năm Công ước Liên hợp quốc về chống sa mạc hóa. Theo đó, từ ngày 2-13/12/2024, phiên họp thứ 16 hội nghị các bên (COP 16) của Công ước Liên hợp quốc về chống sa mạc hóa (UNCCD) sẽ được tổ chức tại thủ đô Riyadh của Ả Rập Xê Út. Theo Công ước của Liên hợp quốc về chống sa mạc hóa, có tới 40% diện tích đất đai trên hành tinh bị suy thoái, ảnh hưởng trực tiếp đến một nửa dân số thế giới và đe dọa khoảng một nửa GDP toàn cầu (44 nghìn tỉ USD).
Tần suất và thời gian hạn hán đã tăng 29% kể từ năm 2000, nếu không có hành động khẩn cấp, hạn hán có thể ảnh hưởng đến hơn 3/4 dân số thế giới vào năm 2050. Phục hồi đất là một trong những mục tiêu chính trong Thập kỷ Phục hồi Hệ sinh thái của Liên hợp quốc (2021-2030), thông qua các chính sách, sáng kiến và tham gia cơ chế hợp tác toàn cầu, khu vực để bảo vệ và hồi sinh các hệ sinh thái trên toàn thế giới nhằm đạt được các mục tiêu phát triển bền vững.
Do đó, Bộ Tài nguyên và Môi trường khuyến nghị các cấp chính quyền cần nâng cao nhận thức, coi nội dung phục hồi đất, chống hạn hán và sa mạc hóa là một phần không thể tách rời của kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội, là nhiệm vụ quan trọng của quá trình phát triển bền vững gắn chặt với các chương trình dự án, sáng kiến có liên quan tới biến đổi khí hậu, giảm nhẹ thiên tai và phát triển sinh kế bền vững.
Kiểm soát chặt chẽ các nguồn thải từ hoạt động xây dựng, công nghiệp, nông nghiệp (đặc biệt là hoạt động chăn nuôi và canh tác nông nghiệp) và quy định về phân loại rác thải tại nguồn (theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường tại khoản 1 Điều 79 và khoản 1 Điều 75 phải được thực hiện chậm nhất là ngày 31/12/2024) đảm bảo chất thải phát sinh phải được xử lý đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường và quy chuẩn kỹ thuật môi trường quốc gia về chất thải tương ứng trước khi thải ra môi trường, đặc biệt nghiêm cấm việc xả thải không đúng quy định ra môi trường đất.
Đồng thời, tăng cường triển khai nhân rộng các mô hình hiệu quả trong việc phục hồi đất, chống hạn hán và sa mạc hóa, đặc biệt là những khu vực chịu ảnh hưởng trực tiếp của hiện tượng hạn hán, sa mạc hóa...
Đối với tỉnh Quảng Trị, hiện nay đã xây dựng và ban hành nhiều chính sách quản lý và bảo vệ tài nguyên, môi trường nhằm nâng cao trách nhiệm, hiệu quả quản lý, khai thác, sử dụng tài nguyên, bảo vệ môi trường và chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu để phát triển bền vững, trong đó có những chính sách mang tính chiến lược lâu dài như Kế hoạch hành động tăng trưởng xanh tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2021-2030, Kế hoạch thực hiện Chiến lược bảo vệ môi trường tỉnh Quảng Trị đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Trong đó, chú trọng công tác bảo vệ môi trường tại các khu, cụm công nghiệp, làng nghề, khắc phục tình trạng ô nhiễm, cải thiện môi trường làng nghề, nông thôn và các lưu vực sông, hồ, tăng cường công tác quan trắc, giám sát môi trường nhằm cảnh báo và đề xuất các giải pháp hạn chế xâm nhập mặn.
Tỉnh cũng đã có những định hướng chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng xanh hóa các ngành kinh tế, từng bước hạn chế các ngành kinh tế phát sinh chất thải lớn, gây ô nhiễm, suy thoái môi trường, ban hành các chính sách cũng như khuyến khích và xây dựng các mô hình các tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp về chống rác thải nhựa thực hiện theo tinh thần Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về hạn chế sử dụng các sản phẩm nhựa dùng một lần và túi nilon khó phân hủy.
Để hưởng ứng Ngày Môi trường Thế giới (5/6), Tháng hành động vì môi trường năm 2024, UBND tỉnh Quảng Trị yêu cầu các sở, ban, ngành, tổ chức đoàn thể, địa phương, đơn vị tích cực triển khai các hoạt động hưởng ứng Ngày Môi trường Thế giới.
Trong đó, tiếp tục triển khai Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 và các văn bản hướng dẫn thi hành luật; các nghị quyết, chương trình hành động của Chính phủ về tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường; chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu; giảm phát thải khí nhà kính thông qua hạn chế mất và suy thoái rừng; phòng chống nắng nóng, hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn...
Xây dựng cơ chế chính sách, tăng cường đào tạo nguồn nhân lực, cơ sở vật chất kỹ thuật, cơ sở nghiên cứu phòng chống sa mạc hóa; điều tra đánh giá thực trạng sa mạc hóa, xây dựng cơ sở dữ liệu về sa mạc hóa, xây dựng bản đồ hạn hán cho các khu vực chịu ảnh hưởng trực tiếp; tổ chức các hoạt động chuyển giao công nghệ và những kết quả về hợp tác quốc tế, hợp tác khu vực, trong đó có sáng kiến về giảm phát thải thông qua các nỗ lực hạn chế mất rừng và suy thoái rừng, sáng kiến về chi trả dịch vụ môi trường rừng...
Chủ động xây dựng kế hoạch, tổ chức triển khai phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội và sinh thái của từng vùng. Tập trung rà soát, phân loại, theo dõi diễn biến chất lượng môi trường đất; điều tra, đánh giá khu vực bị ô nhiễm, có nguy cơ ô nhiễm đảm bảo các khu vực này phải được khoanh vùng; xây dựng và thực hiện kế hoạch xử lý, cải tạo và phục hồi môi trường đất bị ô nhiễm theo quy định; có biện pháp ngăn chặn, giảm thiểu tối đa quá trình sa mạc hóa, hạn hán trên địa bàn.
Tăng cường sự phối hợp giữa các cấp, các ngành, các địa phương và tạo điều kiện cho người dân địa phương tham gia tiếp cận với các thông tin và kỹ thuật phòng tránh khô hạn và hoang mạc. Đẩy mạnh các hoạt động bảo vệ và phát triển rừng, sử dụng hiệu quả tài nguyên đất, phát triển sinh kế cho người dân ở những vùng có nguy cơ hoặc bị sa mạc hóa. Bên cạnh đó nghiên cứu và áp dụng những giải pháp tiên tiến nhằm sử dụng có hiệu quả nguồn nước và bảo vệ bề mặt của đất.
Đặc biệt là các địa phương cần nâng cao nhận thức, coi nội dung phục hồi đất, chống sa mạc hóa là một phần của kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội, là nhiệm vụ quan trọng của quá trình phát triển bền vững gắn chặt với các chương trình dự án, sáng kiến có liên quan tới biến đổi khí hậu, giảm nhẹ thiên tai và phát triển sinh kế bền vững.
Kiểm soát chặt chẽ các nguồn thải từ hoạt động xây dựng, công nghiệp, nông nghiệp, đặc biệt là hoạt động chăn nuôi và canh tác nông nghiệp và quy định về phân loại chất thải rắn tại nguồn, đảm bảo chất thải phát sinh phải được xử lý đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường và quy chuẩn kỹ thuật môi trường quốc gia về chất thải tương ứng trước khi thải ra môi trường. Đặc biệt nghiêm cấm việc xả thải không đúng quy định ra môi trường đất.
Triển khai nhân rộng các mô hình hiệu quả trong việc phục hồi đất, chống hạn hán và sa mạc hóa. Đồng thời phát hiện, biểu dương khen thưởng tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp và cộng đồng có thành tích, sáng kiến tiêu biểu trong hoạt động bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo vệ tài nguyên.
Tân Nguyên
QTO - Xác định giảm nghèo là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong phát triển KT-XH gắn với công tác an sinh xã hội, huyện Vĩnh Linh đã thực hiện có...
QTO - Thời điểm này, người trồng cà phê tại huyện Hướng Hóa đang bước vào vụ thu hoạch cà phê niên vụ năm 2024. Hiện tại giá cà phê quả tươi đang ở mức...
QTO - Hướng tới mục tiêu cải thiện chất lượng cuộc sống của người đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn tại 6 xã miền núi thuộc 2 huyện Hướng Hóa và...
QTO - Với nhiều cách làm thiết thực, thời gian qua, Sở Công thương đã triển khai thực hiện tốt nhiệm vụ “Hỗ trợ xây dựng mô hình thương mại hai chiều nhằm...
QTO - Chỉ tính trong 5 ngày nghỉ lễ 30/4, 1/5 vừa qua, các bãi tắm trên địa bàn xã Vĩnh Thái, huyện Vĩnh Linh đã thu hút trên 15 nghìn lượt khách đến tham...
QTO - Công tác bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng (GPMB) luôn được sự quan tâm của lãnh đạo tỉnh, sự hỗ trợ của các sở, ban, ngành, sự đồng thuận của...
QTO - Vượt qua những chặng hành trình, một số xã trên địa bàn tỉnh Quảng Trị đã tiến gần đến đích xây dựng thành công nông thôn mới (NTM) kiểu mẫu. Để đạt...
QTO - Chỉ với những chiếc lồng bẫy làm bằng tre, ngư dân sáng sớm dong thuyền vài hải lý ra biển thả lồng bẫy mực lá, cuối ngày thu hoạch. Cách thức đánh...
QTO - Cách đây mấy chục năm, đồng bào dân tộc Vân Kiều, Pa Kô của nhiều bản làng nằm dọc theo dòng sông Sê Pôn cứ ký thác cuộc sống khó nghèo của mình vào...
QTO - Liên quan đến vấn đề phát hành, quản lý, sử dụng thẻ tín dụng đúng quy định pháp luật hiện hành, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam, Chi nhánh NHNN...
QTO - Với quan điểm xây dựng nông thôn mới (NTM) có điểm khởi đầu nhưng không có điểm kết thúc, nhiều địa phương trong tỉnh đã hướng đến mục tiêu xây dựng...
QTO - Thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 22/11/2014 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội, trong những năm...