
{title}
{publish}
{head}
Nền kinh tế số một châu Âu đối mặt với muôn vàn thách thức do thiếu hụt đầu tư và các chính sách bảo hộ từ các nền kinh tế hàng đầu khác.
Thách thức từ các nền kinh tế lớn
Bộ trưởng Kinh tế Đức, Robert Habeck, cảnh báo nền kinh tế hàng đầu châu Âu đang bị đẩy vào tình trạng khó khăn do thiếu hụt đầu tư và các chính sách bảo hộ từ các nền kinh tế hàng đầu khác. Tuy nhiên, trong một cuộc phỏng vấn với tờ Bild hôm Chủ Nhật (ngày 15/12), ông Habeck nhấn mạnh nước Đức vẫn có cơ hội xoay chuyển tình thế mặc dù đang gặp nhiều thách thức nghiêm trọng.
Theo Bộ trưởng Habeck, nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng hiện tại phần lớn đến từ việc Chính phủ Đức không thực sự chú trọng đầu tư vào cơ sở hạ tầng, cải cách hệ thống thuế hay nâng cao kỹ năng lao động. Ông cho rằng đây là những yếu tố đã tác động tiêu cực đến nền kinh tế.
Nền kinh tế số một châu Âu đối mặt với nhiều khó khăn. Ảnh: Ying Tang/NurPhoto/picture-alliance
Bên cạnh đó, nền kinh tế số một châu Âu có thể phải đối mặt với thách thức lớn khi Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đe dọa áp thuế cao đối với ô tô sản xuất ở nước ngoài nhằm bảo vệ nền sản xuất nội địa. Chính sách này có thể sẽ ảnh hưởng nặng nề đến ngành công nghiệp ô tô Đức, lĩnh vực chiếm khoảng 5% GDP của đất nước.
Ngoài ra, việc xe điện sản xuất tại Trung Quốc đang tràn ngập thị trường EU cũng gây áp lực lớn lên ngành công nghiệp ô tô Đức.
Theo Viện Nghiên cứu Kinh tế Ifo ở Munich, việc áp thuế mới từ phía Mỹ có thể khiến Đức thiệt hại tới 33 tỷ euro (34,52 tỷ USD) và làm giảm 15% lượng hàng xuất khẩu sang thị trường này.
Tốc độ tăng trưởng vẫn thấp hơn kỳ vọng
Hôm thứ Sáu, ngân hàng trung ương Đức đã giảm dự báo tăng trưởng kinh tế năm 2025 từ 1,1% xuống còn 0,2%. Cơ quan này dự đoán GDP sẽ giảm 0,2% trong năm 2024, đánh dấu năm suy giảm thứ hai liên tiếp sau mức giảm 0,3% vào năm 2023.
Văn phòng Thống kê Liên bang (Destatis) cho rằng nguyên nhân chính của tình trạng suy giảm kinh tế là lạm phát kéo dài, giá năng lượng cao, và nhu cầu yếu từ nước ngoài.
Dù nền kinh tế Đức đã thoát khỏi suy thoái kỹ thuật – hai quý liên tiếp có tăng trưởng âm - trong quý 3/2024, tốc độ tăng trưởng vẫn thấp hơn kỳ vọng. Theo Destatis, GDP chỉ tăng 0,1% trong giai đoạn từ tháng 7 đến tháng 9, thấp hơn mức dự báo 0,2%.
Cục Thống kê báo cáo mức tiêu dùng của hộ gia đình tăng 0,3% và chi tiêu chính phủ tăng 0,4%. Tuy nhiên, đầu tư cố định giảm 0,1%, xuất khẩu giảm 1,9% trong khi nhập khẩu tăng 0,2%, khiến thương mại ròng kéo GDP giảm xuống.
So với cùng kỳ năm ngoái, GDP quý 3 năm 2024 thấp hơn 0,3%, đánh dấu quý thứ năm liên tiếp nền kinh tế Đức sụt giảm theo năm.
Bối cảnh chính trị đầy biến động
Tình trạng suy thoái kinh tế xảy ra trong bối cảnh nước Đức đang phải đối mặt với bất ổn chính trị sâu rộng. Chính phủ liên minh ba đảng của Thủ tướng Olaf Scholz đã sụp đổ sau khi ông sa thải Bộ trưởng Tài chính Christian Lindner vào đầu tháng 12. Một cuộc bầu cử liên bang bất thường sẽ được tổ chức vào ngày 23/2/2025 với việc ông Robert Habeck có thể sẽ tranh cử vị trí thủ tướng.
Dù tình hình hiện tại đầy thách thức, Bộ trưởng Habeck vẫn lạc quan về khả năng phục hồi của Đức. Ông cho rằng các vấn đề hiện tại, dù nghiêm trọng, vẫn có thể giải quyết được.
Đức cần đẩy mạnh đầu tư vào cơ sở hạ tầng, cải thiện hệ thống thuế, và nâng cao năng lực lao động để thích ứng với những thay đổi toàn cầu. Bên cạnh đó, việc thúc đẩy chính sách thương mại mở, cải thiện năng suất công nghiệp, và ứng phó hiệu quả với cạnh tranh từ Trung Quốc sẽ là những yếu tố quan trọng để đưa nền kinh tế Đức quay trở lại quỹ đạo tăng trưởng bền vững.
Luật Anh
Sau hai ngày giao tranh căng thẳng khiến nhiều người thương vong, Campuchia kêu gọi ngừng bắn ngay lập tức trong khi Thái Lan cũng phát tín hiệu sẵn sàng đàm phán để giảm nhiệt...
Tổng Thư ký Liên hợp quốc kêu gọi Thái Lan - Campuchia thể hiện kiềm chế tối đa và giải quyết mọi vấn đề thông qua đối thoại trên tinh thần láng giềng hữu nghị nhằm tìm kiếm...
Thủ tướng Campuchia đã gửi thư yêu cầu HĐBA họp khẩn cấp về tình hình căng thẳng biên giới Campuchia - Thái Lan, trong khi đó Thái Lan tuyên bố tình hình tại khu vực biên giới...
Bộ trưởng Tài chính Mỹ Scott Bessent nhận định cả hai bên đều đã hạ nhiệt căng thẳng và Mỹ có thể thiết lập một nhịp độ họp định kỳ hiệu quả với Trung Quốc.
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 22/7 đã cho biết thêm các chi tiết của thỏa thuận thương mại với Indonesia vốn được ông công bố tuần trước.
Toàn quyền Australia Sam Mostyn bày tỏ ấn tượng khi xem các hình ảnh về đất nước, con người Việt Nam, đặc biệt rất thích thú xem hết video ca nhạc "Bắc Bling."
Kế hoạch công bố ranh giới hai công viên biển của Hy Lạp bị Thổ Nhĩ Kỳ phản đối, cho rằng đây là hành động đơn phương và không có giá trị pháp lý trong các tranh chấp tại Biển...
QTO - Các quan chức liên tục đặt câu hỏi về khả năng của châu Âu trong việc lấp đầy khoảng trống viện trợ nếu Washington hoàn toàn rút khỏi xung đột.
QTO - Trong bối cảnh xuất khẩu toàn cầu gặp nhiều khó khăn, ngành công nghiệp bán dẫn của Trung Quốc tiếp tục nổi lên như một điểm sáng với những thành tựu...
QTO - Các công tố viên tại Nga đã được lệnh sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) rộng rãi hơn trong cuộc chiến chống tham nhũng - theo chỉ thị của Tổng Công tố...
QTO - Trung Quốc đã chính thức khởi động dự án xây dựng tuyến đường sắt mới nối Kashgar, thành phố ở phía Tây Bắc nước này với Kyrgyzstan và Uzbekistan.
QTO - Bất ổn chính trị tại Đức và Pháp, hai nền kinh tế lớn nhất EU, có khả năng lan rộng ra toàn bộ Liên minh châu Âu, làm suy yếu tiềm lực và sức mạnh...