Cập nhật:  GMT+7

Châu Âu có thể “cưu mang” Ukraine nếu Mỹ rút lui?

Các quan chức liên tục đặt câu hỏi về khả năng của châu Âu trong việc lấp đầy khoảng trống viện trợ nếu Washington hoàn toàn rút khỏi xung đột.

Ông Trump tiết lộ khả năng cắt giảm viện trợ cho Ukraine

Sau chiến thắng của ông Donald Trump trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ và Đảng Cộng hòa kiểm soát cả hai viện của Quốc hội, nguy cơ Mỹ cắt giảm viện trợ cho Ukraine đã trở thành mối quan tâm hàng đầu. Ông Trump trước đây đã từng cho biết ông có khả năng chấm dứt xung đột ở Ukraine trong vòng 24 giờ và đã lên tiếng chỉ trích các gói hỗ trợ dành cho quốc gia này. Tổng thống đắc cử và một số nghị sĩ Đảng Cộng hòa đã ngăn chặn một gói hỗ trợ quan trọng vào đầu năm 2024. Trong một cuộc phỏng vấn với đài CNBC, ông Trump cũng tiết lộ về khả năng cắt giảm viện trợ quân sự cho Ukraine.

Châu Âu có thể “cưu mang” Ukraine nếu Mỹ rút lui?

Liệu châu Âu đủ khả năng “cưu mang” Ukraine nếu Mỹ rút lui. Ảnh: European Data

Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng châu Âu có thể bù đắp trong trường hợp Mỹ rút lui hoặc hạn chế viện trợ. Theo Viện Kinh tế Kiel, trong giai đoạn từ tháng 1/2022 đến tháng 10/2024, châu Âu đã cam kết hỗ trợ 241 tỷ euro (255 tỷ USD) cho Ukraine, trong khi Mỹ cam kết 119 tỷ euro (126 tỷ USD). Trong đó, châu Âu đã phân bổ thêm 125 tỷ euro (132,2 tỷ USD) và Mỹ bổ sung thêm 88 tỷ euro (93 tỷ USD). Điều này cho thấy những nỗ lực của châu Âu trong việc hỗ trợ Ukraine.

Pietro Bomprezzi, chuyên gia tại Viện Kinh tế Kiel, nhận định cả châu Âu và Mỹ đều cung cấp lượng hỗ trợ tương đương. Tuy nhiên, trong trường hợp Mỹ rút viện trợ, gánh nặng tài chính sẽ đè nặng lên châu Âu, đặc biệt khi Ukraine cần duy trì nguồn lực để tiếp tục cuộc xung đột. Christoph Trebesch, Giám đốc tại Viện Kinh tế Kiel, nhấn mạnh tất cả đều đang dõi theo những động thái của chính quyền Mỹ trong thời gian tới.

Châu âu tìm giải pháp tăng hỗ trợ Ukraine

Trước tình hình này, các lãnh đạo châu Âu đã tổ chức nhiều cuộc họp để thảo luận về cách tăng cường sự ủng hộ đối với Ukraine. Đức, quốc gia hỗ trợ tài chính lớn nhất của châu Âu cho Ukraine, đã nhiều lần tái khẳng định cam kết hỗ trợ quân sự. Trong chuyến thăm bất ngờ tới Kiev gần đây, Thủ tướng Đức Olaf Scholz tuyên bố Ukraine có thể tin tưởng vào Đức. Ngược lại, Thủ tướng Hungary Viktor Orban cho rằng châu Âu khó có thể lấp đầy khoảng trống tài chính nếu Mỹ rút viện hỗ trợ.

Theo các nhà phân tích, mặc dù thách thức rất lớn, châu Âu vẫn có khả năng lấp đầy khoảng trống này thông qua một số biện pháp. Một trong những giải pháp được đề xuất là lợi nhuận thu được từ các tài sản bị đóng băng của Nga. Số tài sản bị đóng băng này có giá trị khoảng 250 tỷ euro (262,5 tỷ USD), có thể được tịch thu và phân chia bổ sung cho Ukraine. Jacob Funk Kirkegaard, chuyên gia tại viện nghiên cứu Bruegel ở Brussels, cho rằng việc tịch thu tài sản của Nga là một bước đi quan trọng.

Nigel Gould-Davies, thành viên cấp cao tại Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế, cũng nhận định việc sử dụng tài sản bị đóng băng của Nga sẽ mang đến những cơ hội lớn. Ông lập luận nếu G7 và EU quyết tâm, họ có thể ngay lập tức sử dụng một phần từ nguồn lực này để bảo vệ Ukraine. Tuy nhiên, ông cũng cho biết việc một số quốc gia châu Âu lo ngại về những rủi ro trong tương lai đã khiến quá trình này bị chậm lại.

Dẫu vậy, nhiều chuyên gia lo ngại về khả năng châu Âu sẽ chậm trễ trong việc viện trợ cho Ukraine. Trong trường hợp lục địa già không viện trợ kịp thời, Ukraine có thể đối mặt với những thách thức lớn. Gould-Davies cảnh báo về tình trạng suy giảm lực lượng quân đội tại Kiev vào năm 2026 nếu không được hỗ trợ kịp thời.

An Thái


An Thái

 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Tin liên quan

Gợi ý

Thời tiết

POWERED BY
Việt Long