{title}
{publish}
{head}
Tồn tại trong xã hội đã lâu nhưng vài năm trở lại đây, “body shaming” (tạm dịch là miệt thị ngoại hình) mới được người ta nhắc đến nhiều hơn khi hậu quả do nó gây ra ngày càng trở nên nặng nề. Thực tế đã chứng minh, không chỉ có những người trẻ thiếu trải nghiệm, không chịu được áp lực mà bất kỳ ai, ở độ tuổi nào cũng có thể trở thành nạn nhân của “body shaming”.
Tôi và Minh Thư, quê ở xã Cam Thành, huyện Cam Lộ, chơi với nhau từ những năm học cấp 3. Học giỏi, tính cách dễ thương, thân thiện nhưng Thư lại thường xuyên trở thành đối tượng bị bạn bè trong lớp, đặc biệt là các bạn nữ trêu chọc ác ý chỉ vì theo họ, Thư “béo mà thích mặc đồ màu hồng”.
Bị “body shaming” khiến nhiều người mất đi sự tự tin trong cuộc sống - Ảnh: T.P
Sau khi tốt nghiệp THPT, Thư đỗ vào một trường đại học ở TP. Hồ Chí Minh và quyết tâm bám trụ tại miền đất hứa này để xây dựng tương lai tươi sáng hơn cho mình. Dù không có cơ hội gặp nhau như trước nhưng thông qua những hình ảnh Thư cập nhật trên mạng xã hội, tôi biết Thư đã có cuộc sống khá hạnh phúc.
Nào ngờ, cách đây không lâu, tôi bất ngờ nhận được cuộc gọi vào đêm muộn của Thư. Vừa nghe giọng nói của tôi, Thư òa khóc nức nở. “Ngày trước, mình quyết định ở lại TP. Hồ Chí Minh để có thể quên đi quá khứ bị bạn bè trêu chọc. Nhưng đi làm, mình vẫn phải sống trong sự miệt thị ngoại hình của đồng nghiệp. Mình có béo hay ốm, đẹp hay xấu thì cũng đâu ảnh hưởng đến họ, tại sao họ lại phải gây khó dễ với mình như thế?”, Thư ấm ức.
Được biết mấy năm qua, dù cố nỗ lực nhịn ăn, tập gym, chơi nhiều môn thể thao khác nhau song Thư vẫn không có được cân nặng và ngoại hình như mình mong muốn. Càng bị miệt thị, Thư càng tìm cách tiêu cực để thay đổi mình như uống thuốc giảm cân, nhịn ăn. Kết quả là đẹp đâu không thấy, Thư phải nhiều lần nhập viện điều trị về thể chất lẫn tâm lý.
Tương tự, cậu bé Nguyễn Trường Sinh (15 tuổi), hiện đang sống tại xã Triệu Ái, huyện Triệu Phong cũng là một nạn nhân của vấn nạn miệt thị ngoại. Sinh vốn có nước da bánh mật, không được trắng trẻo, thêm cách ăn mặc không mấy hợp thời nên luôn bị bạn bè gọi bằng những cái tên khiếm nhã như: “Đồ châu Phi”, “Sinh than”...
Sinh cho biết em cảm thấy bị xúc phạm và coi thường, cảm giác tự ti, lo sợ mỗi khi đến lớp và sợ ánh mắt mọi người sẽ nhìn mình.
“Bạn bè ném lá cây vào người em, ném cặp sách của em đi, tỏ thái độ ghê rợn khi nhìn thấy em. Càng ngày, em càng dễ mất bình tĩnh, hay la hét để át đi tiếng bỡn cợt của mọi người xung quanh. Những tiếng cười đùa ấy ám ảnh em hàng đêm, khiến em không muốn đến trường. Chị cũng thấy em xấu xí lắm, phải không ạ?”, Sinh tủi thân hỏi, đôi mắt ngấn lệ.
Quá trình tìm kiếm tư liệu thực hiện bài viết này, chúng tôi rất mừng khi biết được những nỗ lực chống miệt thị ngoại hình trên thế giới. Như tại Mỹ có đạo luật liên bang nghiêm cấm việc phân biệt đối xử liên quan những khiếm khuyết cơ thể người khác, làm ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống của họ. Tại Paris, Pháp, hàng năm có một tuần lễ dành riêng cho việc nâng cao nhận thức về phân biệt đối xử ngoại hình, gồm các hoạt động như trình diễn thời trang dành cho mọi loại hình cơ thể khác nhau... Những nỗ lực này dù là nhỏ nhưng đang góp phần giúp xã hội trở nên văn minh hơn. |
Thực tế cho thấy, không riêng ở Việt Nam mà trên thế giới, miệt thị ngoại hình đã trở thành vấn nạn. Nạn nhân của miệt thị ngoại hình có thể là bất kỳ ai, từ những em nhỏ đến người trưởng thành; từ người bình thường cho đến người nổi tiếng, người của công chúng.
Chỉ cần lên các nền tảng mạng xã hội tìm kiếm #Bodyshaming sẽ xuất hiện hàng triệu lượt bài đăng về từ khóa này. “Body shaming” được xem là hành động vô ý hoặc cố ý của một người, một nhóm người về ngoại hình của người khác. Họ sử dụng ngôn ngữ, ánh mắt, cử chỉ, hình ảnh khiếm nhã... để nhận xét, chê bai, thậm chí là dè bỉu.
Những câu nói như “Sao béo thế”, “da đen như than vậy”, “xấu thế cũng có người yêu”... tưởng chừng vô hại nhưng lại khiến người khác tổn thương. Nạn nhân của vấn nạn miệt thị ngoại hình này nếu nhẹ sẽ mang cảm xúc buồn bã, xấu hổ, đánh mất sự tự tin.
Nặng hơn, họ sẽ tự cô lập bản thân vì cảm thấy không nhận được sự giúp đỡ và dần dần dẫn đến suy nghĩ tiêu cực, tổn thương ý chí, không còn năng lượng để học tập, làm việc... thậm chí là tự làm tổn thương bản thân mình. Ở trường hợp xấu nhất, đã có người tự tử vì bị “body shaming”.
Lâu nay, miệt thị ngoại hình vẫn thường được che đậy như một sự quan tâm hay chỉ là lời nói đùa cho vui. Nhưng nên nhớ lời nói chỉ vui khi được đón nhận và mang lại niềm vui cho cả đôi bên chứ không phải cảm giác khó chịu, tổn thương mà người nghe nhận được. Cần hiểu rằng, miệt thị ngoại hình không phải thú vui, đó là một hành vi bạo lực, là điều có thể khiến người khác bị tổn thương, đáng bị loại bỏ. Bởi không có bất kỳ quy chuẩn nào về cái đẹp có thể áp đặt lên người khác, không ai có quyền chê bai về ngoại hình của ai.
Thật đáng buồn khi nhiều người vẫn coi “body shaming” là lời bông đùa trong trong những câu chuyện phiếm hàng ngày và dần trở thành tấm gương xấu khiến con trẻ học theo. Vì vậy, để đẩy lùi “body shaming”, mỗi người, đặc biệt là trẻ nhỏ cần phải được trang bị kỹ năng tự đối mặt, học cách tự nói lên cảm xúc của bản thân, có những phản ứng mạnh mẽ để người khác hiểu được tác hại từ lời nói của họ và dừng lại.
Đồng thời, bản thân chúng ta cần hiểu được giá trị bản thân ở đâu để tập trung phát huy, thay vì mất năng lượng từ những ngôn ngữ tiêu cực bên ngoài. Giống như những ca từ và thông điệp ý nghĩa trong bài hát “Body shaming” của ca sĩ Choco Trúc Phương: “Ai chẳng muốn mình xinh. Ai chẳng muốn lên sóng được lung linh. Em cũng muốn được khen được ngắm nhìn. Và em biết mình có thiếu sót ở đâu, em cũng biết mình có thể bay cao. Sống ảo nhưng em không hề sống ẩu...”.
Trúc Phương
...............
*Các nhân vật trong bài viết đã được đổi tên.
QTO - Báo Quảng Trị - Quỹ Thiện Tâm (Tập đoàn Vingroup) vừa phối hợp tổ chức trao tặng 1.500 suất quà tết, mỗi suất 600.000 đồng tiền mặt với tổng trị giá...
QTO - Gần tết Nguyên đán Ất Tỵ - 2025, rất nhiều người thông báo trên các trang mạng xã hội về kế hoạch sản xuất và cung ứng món ăn truyền thống như: giò...
QTO - Tác nghiệp ở Trường Sa và Nhà giàn DK1 là trải nghiệm đặc biệt đan xen cảm xúc khó quên của tôi và một số anh chị em báo chí trong chuyến công tác...
QTO - Chủ đề năm An toàn giao thông 2024 được xác định là “Thượng tôn pháp luật để xây dựng văn hóa giao thông an toàn”. Thực hiện chủ đề này, lực lượng...
QTO - Làm đẹp là nhu cầu thiết yếu của phụ nữ, tuy nhiên không phải ai cũng có điều kiện “túc trực” tại các tiệm make up, studio để trang điểm trước khi đi...
QTO - Cùng với hơn 1 triệu thí sinh trong cả nước, trong 2 ngày 27- 28/6/2024, 8.402 thí sinh trên địa bàn tỉnh Quảng Trị đã thi tốt nghiệp THPT năm 2024.
QTO - Gia đình là tổ ấm để yêu thương. Trước thực tế xã hội, hiện tại hệ giá trị của gia đình Việt Nam đang có những biến đổi nhất định. Vì thế việc bảo...
QTO - Huy động nguồn lực cho tín dụng chính sách được coi là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt của cấp ủy đảng, chính quyền, các cấp, ngành tại địa phương. Để...
QTO - Những câu chuyện của chiến tranh làm nên giá trị hòa bình. Những câu chuyện về sự hồi sinh trên mảnh đất Quảng Trị góp phần tôn lên giá trị của hòa...
QTO - Tổ chức chiến dịch truyền thông là một trong những hoạt động được ưu tiên khi thực hiện giải pháp tuyên truyền trong quá trình triển khai Chương...
QTO - Ông Nguyễn Trung Thanh, 68 tuổi, ở thôn Bắc Sơn, xã Trung Giang, huyện Gio Linh là thương binh 1/4. Phát huy bản chất người lính trong hòa bình, mặc...
QTO - Sau khi chiến tranh kết thúc, những người lính ở hai bên chiến tuyến không bao giờ nghĩ rằng có một ngày mình sẽ đặt chân đến đất nước của nhau để...