{title}
{publish}
{head}
Nhờ có lợi thế về đất đỏ ba dan màu mỡ và khí hậu ôn hòa nên huyện Hướng Hóa có điều kiện thuận lợi để phát triển các loại cây trồng chủ lực. Vì thế, huyện đã nỗ lực phát triển các sản phẩm nông nghiệp đặc trưng, gắn sản xuất, chế biến và tiêu thụ. Hiện nay, nhiều sản phẩm nông nghiệp đã được hình thành ở các vùng sản xuất tập trung, quy mô lớn, xây dựng được thương hiệu sản phẩm trên thị trường.
Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị Hà Sỹ Đồng tham quan gian hàng cà phê, sản phẩm đặc trưng của huyện Hướng Hóa - Ảnh: T.P
Huyện Hướng Hóa vốn được xem là “thủ phủ” cà phê của tỉnh Quảng Trị với diện tích khoảng 3.700 ha, tập trung tại 10 xã, thị trấn. Nhằm đưa đặc sản cà phê của huyện vươn xa, thời gian qua, Hợp tác xã (HTX) Nông sản Khe Sanh đã nỗ lực liên kết tạo vùng nguyên liệu với hơn 100 hộ nông dân tại các xã Hướng Tân, Hướng Phùng sản xuất cà phê theo hướng hữu cơ; tuân thủ nghiêm ngặt quy trình sơ chế, lựa chọn nguyên liệu đảm bảo chất lượng.
Đồng thời ứng dụng máy móc hiện đại trong quá trình chế biến, chú trọng đầu tư khâu thiết kế mẫu mã bao bì sản phẩm. Nhờ vậy đến nay, đơn vị đã có 2 sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP 4 sao là cà phê bột và cà phê hạt rang; cung cấp ra thị trường khoảng 18 tấn thành phẩm/năm.
Giám đốc HTX Nông sản Khe Sanh Nguyễn Thị Hằng cho biết: “Cà phê Khe Sanh từ lâu nổi tiếng thơm ngon nhưng chưa được nhiều người biết đến do cách thức sản xuất, đóng gói khá thô sơ, không hiệu quả. Trăn trở với điều này, được sự đồng hành, hỗ trợ của chính quyền địa phương, chúng tôi đã chú trọng hơn vào các khâu từ thu hoạch cho đến đóng gói, quảng bá ra thị trường. Hiện tại, đơn vị đang tích cực chuẩn bị hàng hóa để tham gia chương trình quảng bá, giới thiệu sản phẩm tại thị trường Mỹ. Bằng sự nỗ lực, chúng tôi hy vọng góp phần giúp thương hiệu cà phê Khe Sanh ngày càng được quảng bá rộng rãi hơn”.
Lâu nay, xác định cà phê là loại cây chủ lực, có khả năng thúc đẩy KT-XH địa phương, huyện Hướng Hóa đã tích cực xây dựng vùng chuyên canh, hỗ trợ người trồng cà phê ứng dụng các tiến bộ khoa học-kỹ thuật vào sản xuất.
Đồng thời vận dụng mọi nguồn lực để hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư công nghệ chế biến, góp phần nâng cao giá trị sản phẩm, giải quyết việc làm và tạo thu nhập cao cho người lao động. Mấy năm trở lại đây, dù năng suất và sản lượng cà phê giảm nhưng chất lượng, thương hiệu cà phê Hướng Hóa ngày càng được nâng cao nhờ đổi mới phương thức sản xuất theo hướng an toàn, chất lượng.
Hiện nay, toàn huyện có hơn 1.000 ha cà phê sản xuất có liên kết, tập trung tại các xã Hướng Phùng, Hướng Sơn, Hướng Tân, thị trấn Khe Sanh; có nhiều HTX sản xuất, chế biến cà phê đã lựa chọn hướng sản xuất cà phê sạch, cà phê sinh thái để đáp ứng nhu cầu xuất khẩu.
Đến nay, huyện Hướng Hóa đã hỗ trợ nhiều chủ dự án ứng dụng công nghệ máy móc thiết bị tiên tiến vào sản xuất, chế biến thành phẩm với kinh phí hàng trăm triệu đồng; xây dựng được 6 sản phẩm cà phê bột, cà phê hạt rang được chứng nhận sản phẩm OCOP, trong đó 5 sản phẩm cà phê 4 sao và 1 sản phẩm cà phê 3 sao.
Cà phê là một trong những sản phẩm nông sản đặc trưng của huyện Hướng Hóa - Ảnh: T.P
Ngoài cà phê, huyện Hướng Hóa còn có các sản phẩm OCOP cấp tỉnh, đều là những nông sản đặc trưng của địa phương như: măng, chuối mật mốc, chanh leo...Để sản phẩm chuối chủ lực của địa phương không bị mất giá trị, chính quyền huyện đã thực hiện nhiều biện pháp như: cấp giấy chứng nhận
nhãn hiệu tập thể, truy xuất nguồn gốc, chống hàng giả để cung cấp tem truy xuất nguồn gốc cho sản phẩm chuối quả tươi Hướng Hóa. Những năm qua, bám sát điều kiện tự nhiên của từng khu vực, huyện đã có định hướng cụ thể trong việc xây dựng vùng sản xuất; đề ra các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ và giải pháp.
Có thể khẳng định, việc xây dựng, phát triển các sản phẩm nông sản thế mạnh sẽ tạo cơ hội để người dân trên địa bàn tăng thu nhập, cải thiện cuộc sống; quảng bá thương hiệu sản phẩm nông nghiệp của địa phương.
Đặc biệt, hầu hết các sản phẩm sau khi được cấp bảo hộ nhãn hiệu, gắn sao OCOP... khi đưa ra thị trường được kiểm tra, quản lý chất lượng, đáp ứng các tiêu chuẩn về mẫu mã, tem nhãn theo quy trình nghiêm ngặt càng góp phần nâng cao giá trị sản xuất và hiệu quả kinh tế. Bên cạnh đó, việc xây dựng thương hiệu cho sản phẩm nông sản cũng đã thúc đẩy sự phát triển các doanh nghiệp, HTX gắn kết với chương trình mỗi xã một sản phẩm.
Chuối mật mốc sau khi chế biến được người tiêu dùng ưa chuộng - Ảnh: T.P
Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Hướng Hóa Hoàng Đình Bình cho biết, trên cơ sở tiềm năng, lợi thế của địa phương, huyện đã không ngừng chú trọng đổi mới công nghệ, thiết bị, áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến...để sản xuất; chú trọng xây dựng kênh phân phối, quảng bá sản phẩm, xúc tiến thương mại, xây dựng chuỗi liên kết tiêu thụ sản phẩm lâu dài, ổn định. Hiện nay, các sản phẩm nông nghiệp lợi thế của huyện đã được người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh biết đến, thuận lợi cho việc phát triển thương hiệu, tiêu thụ sản phẩm.
Trong thời gian tới, huyện tiếp tục triển khai những giải pháp đồng bộ nhằm phát triển các cây trồng chủ lực của địa phương; nâng cao chất lượng, giá trị và khả năng cạnh tranh của các sản phẩm nông nghiệp có lợi thế. Đồng thời quan tâm xây dựng chuỗi liên kết trong sản xuất với các doanh nghiệp, ký kết bao tiêu sản phẩm cho người nông dân”.
Trúc Phương
QTO - Những năm gần đây, sự phát triển của ứng dụng internet, phương thức thanh toán và giải pháp vận chuyển toàn cầu tạo thuận lợi cho thương mại điện tử...
QTO - Trong bối cảnh nhiều hành vi trốn thuế, gian lận thuế xảy ra ngày càng tinh vi, các cơ quan chức năng đang tăng cường rà soát, kiểm tra và xử lý...
QTO - Thời gian qua, hạ tầng giao thông các huyện Vĩnh Linh, Gio Linh và Cam Lộ đã được đầu tư khá đồng bộ nhưng do quá trình sử dụng đã khá lâu nên xuống...
QTO - Ngay từ đầu năm 2024, cấp ủy, chính quyền huyện Triệu Phong tập trung chỉ đạo các địa phương chủđộng triển khai phương án sản xuất nên hiệu quả mang...
QTO - Bình quân mỗi năm, qua nhiều kênh phân phối, hơn 200.000 tấn nông sản được sản xuất trên địa bàn hai huyện miền núi Hướng Hóa và Đakrông được tiêu...
QTO - Từ bao đời nay, nếp than ở huyện Đakrông và men lá ở vùng Lìa, huyện Hướng Hóa được xem là những sản vật trưng của núi rừng phía Tây Quảng Trị. Những...
QTO - Vùng miền núi tỉnh Quảng Trị nổi bật với đặc trưng địa lý, nơi hội tụ nhiều sản phẩm nông nghiệp đa dạng. Những sản phẩm này không chỉ thể hiện tiềm...
QTO - Khe Sanh (Hướng Hóa) là một vùng đất đỏ ba dan với truyền thống trồng cây cà phê từ thế kỷ 19. Cà phê Arabica Khe Sanh là một trong tám vùng cà phê...
QTO - Thời gian qua, tỉnh Quảng Trị đã nỗ lực thực hiện các giải pháp nhằm hỗ trợ xây dựng sản phẩm đặc trưng vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi...
QTO - Thời gian qua, chuối mật mốc xã Tân Long, huyện Hướng Hóa trở thành sản phẩm hàng hóa được thị trường trong và ngoài nước biết đến. Chuối mật mốc Tân...
QTO - Thời gian qua, Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn Quảng Trị huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị từ...
QTO - Đến xã Gio An, huyện Gio Linh trong những ngày này, chúng tôi cảm nhận được niềm phấn khởi của cán bộ và người dân nơi đây về sự kiện quan trọng của...