{title}
{publish}
{head}
Bình quân mỗi năm, qua nhiều kênh phân phối, hơn 200.000 tấn nông sản được sản xuất trên địa bàn hai huyện miền núi Hướng Hóa và Đakrông được tiêu thụ trên thị trường. Kết quả này là sự nỗ lực của các cấp, các ngành và sự đồng hành của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Nông dân thu hoạch sắn - Ảnh: L.M
Theo thống kê của Sở Nông nghiệp&PTNT, sản lượng nông sản hằng năm trên địa bàn hai huyện miền núi Hướng Hóa và Đakrông đạt 200.000 tấn. Trong đó, lương thực có hạt gồm lúa nước, lúa rẫy, ngô là hơn 20.000 tấn, sắn hơn 120.000 tấn, chuối gần 50.000 tấn; cà phê 4.200 tấn, lạc 1.500 tấn, cao su gần 1.000 tấn, hồ tiêu 230 tấn, cam gần 55 tấn. Số nông sản kể trên đã đến với thị trường trong và ngoài nước thông qua các doanh nghiệp thu mua, chế biến và đưa đi tiêu thụ của một số doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Sản phẩm chủ lực của các xã vùng Lìa là cây sắn đã mang lại nhiều lợi thế cho người dân nơi đây trong công cuộc xóa đói giảm nghèo và vươn lên làm giàu. Giám đốc Nhà máy tinh bộ sắn Hướng Hóa Lê Ngọc Sáng cho biết khu vực vùng Lìa có hơn 5.000 hộ dân, phần lớn là đồng bào DTTS tham gia trồng sắn với diện tích khoảng 4.500 ha, bình quân năng suất đạt 17-20 tấn sắn củ tươi/ ha. Hằng năm nhà máy thu mua tại vùng Lìa từ khoảng 80.000-110.000 tấn sắn củ tươi, doanh số mua vào tương đương 200-290 tỉ đồng.
Niên vụ 2023-2024 sản lượng sắn vùng Lìa khoảng 80.000 tấn, giá mua bình quân hiện nay khoảng 2.850.000đồng/tấn, giá cao nhất 3.200.000đồng/tấn sắn củ tươi. Các sản phẩm của nhà máy chế biến để đi tiêu thụ trong nước và xuất khẩu gồm tinh bột sắn và các sản phẩm phụ khác từ sắn như bã sắn, phân bón hữu cơ...
Đưa sắn vào chế biến - Ảnh: N.K
Để tạo đầu ra bền vững cho cây sắn ở vùng Lìa, nhà máy đã thực hiện Quyết định số 80/2002/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về liên kết 4 nhà (nhà nước, nhà doanh nghiệp, nhà khoa học, nhà nông), cam kết bao tiêu sản phẩm với giá có lãi thông qua hợp đồng, cung cấp phân bón, cây giống, tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật trồng cho người dân. Đồng thời, hợp tác với các nhà khoa học nghiên cứu đưa ra các giải pháp tăng sản lượng, chất lượng và giảm giá thành nhờ ứng dụng kỹ thuật canh tác công nghệ cao.
Nhờ cây sắn mà hiện nay nhiều hộ dân người Vân Kiều, Pa Kô không chỉ thoát nghèo mà còn vươn lên làm giàu. Hiện nay, Nhà máy tinh bột sắn Hướng Hóa đã thành lập Câu lạc bộ 100 triệu với gần 100 thành viên trồng sắn với thu nhập từ trồng sắn mỗi năm đạt từ 100 triệu đồng trở lên trong một vụ sản xuất hoặc số lượng từ 70 tấn sắn củ tươi trở lên trong một vụ sản xuất.
Nhằm thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, Sở Công thương đã triển khai chương trình “Hỗ trợ xây dựng mô hình thương mại hai chiều nhằm thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi và cung ứng mặt hàng thiết yếu cho địa phương”. Quá trình triển khai, Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp Hùng Anh, địa chỉ tại Khóm 2, thị trấn Krông Klang, huyện Đakrông được lựa chọn để triển khai xây dựng mô hình.
Giám đốc Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp Hùng Anh Nguyễn Văn Hùng cho biết, hợp tác xã được thành lập từ năm 2020 với mục đích hướng dẫn, hỗ trợ người dân ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật để xây dựng một quy trình sản xuất, chế biến các loại thảo dược quý hiếm trên địa bàn thành các loại trà thơm ngon, bảo quản được lâu ngày; kiểm soát chất lượng sản phẩm rồi phát triển nhãn mác bao bì để sản phẩm có tính thương mại hóa, đưa ra thị trường.
Sau khi tham gia vào mô hình thương mại hai chiều, mỗi năm đơn vị thu mua từ người nông dân trên địa bàn khoảng 60 tấn bao gồm 50 tấn các loại cây gia vị, dược liệu như gừng, sả, cây dược liệu và khoảng 10 tấn các loại cây lương thực có hạt như lạc, đậu xanh, đậu đen xanh lòng. Từ các nông sản thu mua, hợp tác xã đã chế biến, đóng gói và tiêu thụ theo đúng quy định về chất lượng hàng hóa. Đặc biệt, đơn vị đã sản xuất được 4 sản phẩm trà dược liệu được chứng nhận đạt hạng OCOP 3 sao, 4 sao cấp tỉnh như trà Thạch Thiên Thảo, Tía Tô, Trinh Nữ, Diệp Thảo Đan.
Sản phẩm tinh bột sắn Hướng Hóa - Ảnh: N.K
Phó Giám đốc Sở Công thương Nguyễn Hữu Hưng cho biết, đối với các loại nông sản khác được các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh thu mua với giá cả và đầu ra rất ổn định. Sở Công thương đã tổ chức kết nối các sản phẩm đặc sản, đặc trưng của vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi như chuối, măng, các loại trà thảo dược, cà phê, gà, ớt, cá, thịt heo, bò... vào các cửa hàng bán sản phẩm đặc sản, đặc trưng của tỉnh thuộc các cơ sở, doanh nghiệp, hợp tác xã như Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp Triệu Nguyên, Công ty TNHH cà phê Ta Lư Khe Sanh, Cơ sở sản xuất Liên Giang, Chi nhánh Công ty TNHH thương mại tổng hợp Vinh Phát Quảng Trị, Hợp tác xã nông sản Khe Sanh, Cửa hàng nông sản sạch Triệu Phong, Công ty TNHH Nhiên Thảo Quảng Trị...
Đặc biệt các sản phẩm cà phê được các chuỗi cà phê tại các thành phố Đà Nẵng, Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh đưa vào giới thiệu và tiêu thụ. Hiện nay, có 4 sản phẩm cà phê rang xay bột và rang xay hạt của hai doanh nghiệp gồm Công ty TNHH cà phê Ta Lư Khe Sanh, HTX nông sản Khe Sanh đang thực hiện quy trình quảng bá giới thiệu sản phẩm đến với thị trường Mỹ.
Phó Giám đốc Sở Công thương Nguyễn Hữu Hưng cho rằng, thời gian qua, hoạt động tiêu thụ nông sản đạt được những kết quả tích cực, tuy nhiên để đẩy mạnh trong thời gian tới cần có cơ chế hỗ trợ doanh nghiệp, cơ sở trên địa bàn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi từ sản xuất, chế biến đến tiêu thụ.
Trong đó, cần hỗ trợ công tác kiểm nghiệm để đánh giá tiêu chuẩn, chất lượng và an toàn thực phẩm của sản phẩm; hỗ trợ quy trình sản xuất sản phẩm đảm bảo sạch, an toàn, chất lượng để đáp ứng yêu cầu của nhà phân phối cũng như nhu cầu của người tiêu dùng; hỗ trợ xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu của các cơ sở, doanh nghiệp. Đồng thời, đẩy mạnh công tác xúc tiến, quảng bá, giới thiệu sản phẩm. Có như vậy, đầu ra cho nông sản nói chung và khu vực miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số nói riêng mới phát triển bền vững.
Lê Minh
QTO - 50 năm sau ngày quê hương giải phóng, Hải Lăng đang về đích huyện nông thôn mới và đặt ra mục tiêu phấn đấu xây dựng huyện trọng điểm công nghiệp của...
QTO - Từ sự chủ động trong sản xuất, thời gian qua, nhiều hộ dân ở xã Vĩnh Hà, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị đã vượt khó, xây dựng các mô hình phát triển...
QTO - Từ bao đời nay, nếp than ở huyện Đakrông và men lá ở vùng Lìa, huyện Hướng Hóa được xem là những sản vật trưng của núi rừng phía Tây Quảng Trị. Những...
QTO - Vùng miền núi tỉnh Quảng Trị nổi bật với đặc trưng địa lý, nơi hội tụ nhiều sản phẩm nông nghiệp đa dạng. Những sản phẩm này không chỉ thể hiện tiềm...
QTO - Khe Sanh (Hướng Hóa) là một vùng đất đỏ ba dan với truyền thống trồng cây cà phê từ thế kỷ 19. Cà phê Arabica Khe Sanh là một trong tám vùng cà phê...
QTO - Thời gian qua, tỉnh Quảng Trị đã nỗ lực thực hiện các giải pháp nhằm hỗ trợ xây dựng sản phẩm đặc trưng vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi...
QTO - Thời gian qua, chuối mật mốc xã Tân Long, huyện Hướng Hóa trở thành sản phẩm hàng hóa được thị trường trong và ngoài nước biết đến. Chuối mật mốc Tân...
QTO - Thời gian qua, Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn Quảng Trị huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị từ...
QTO - Đến xã Gio An, huyện Gio Linh trong những ngày này, chúng tôi cảm nhận được niềm phấn khởi của cán bộ và người dân nơi đây về sự kiện quan trọng của...
QTO - Năm 2024, sản xuất nông nghiệp huyện Gio Linh đạt kết quả nổi bật khi nhiều chỉ tiêu đạt và vượt kết hoạch đề ra, là một năm được mùa toàn diện. Có...
QTO - Trước thực trạng cây chuối lùn bản địa ở huyện Đakrông có nguy cơ bị suy thoái về giống, thời gian qua các cấp, ngành đã triển khai nhiều giải pháp...
QTO - Hai huyện Đakrông và Hướng Hóa của tỉnh Quảng Trị có nhiều tiềm năng phát triển du lịch, đặc biệt du lịch cộng đồng; du lịch homestay, farmstay và du...