{title}
{publish}
{head}
Ở tuổi 24 với rất nhiều ước mơ, hoài bão, căn bệnh ung thư giống như “án tử” đối với chị Nguyễn Thị Thương, trú tại thôn Tân Đức, xã Triệu Thành, huyện Triệu Phong. Biết mình không còn nhiều ngày để sống, chị Thương đã dùng quãng thời gian quý giá cuối cùng để làm việc thiện. Trên hành trình ấm tình yêu thương, chị cảm thấy như được “chữa lành”.
Chị Thương (đứng giữa) và những người bạn chuẩn bị các suất cơm hỗ trợ bệnh nhân nghèo - Ảnh: NVCC
Nỗi đau của người mẹ trẻ
Trước khi gặp chị Thương, chúng tôi từng được một số bạn trẻ giàu lòng nhân ái kể nhiều câu chuyện cảm động về người phụ nữ kiên cường này. Sau năm lần, bảy lượt lên lịch hẹn, chúng tôi mới có dịp chuyện trò với chị. Dẫu vậy, cuộc hàn huyên vẫn phải rút ngắn để chị Thương kịp lên chuyến xe vào tỉnh Thừa Thiên Huế hỗ trợ gia đình hai em nhỏ vừa tử vong do đuối nước. Mấy năm nay, chị dành phần lớn thời gian quý giá của mình cho những chuyến đi như thế.
Chuyện trò với phóng viên, chị Thương không thể hiện quá nhiều cảm xúc khi chia sẻ về biến cố đời mình. Sau khi bị rơi xuống vực thẳm của sự tuyệt vọng, dường như chị đã tìm lại được sự cân bằng, an yên trong tâm hồn và sẵn sàng đón nhận bất cứ chuyện gì xảy ra. “Đó là một ngày yên ả đầu năm 2021. Trong lúc đang làm việc, tôi bỗng cảm thấy mệt mỏi, đau lâm râm ở vùng bụng. Sau đó ít hôm, bụng tôi có dấu hiệu to lên. Lúc bấy giờ, tôi không hề nghĩ gì tới bệnh tật mà cứ nghĩ hai vợ chồng bị “vỡ kế hoạch” nên rất lo. Vì con gái tôi lúc đó chưa đầy 2 tuổi”, chị Thương kể.
Dẫu trong mơ, chị Thương cũng không hề ngờ, nỗi lo mà mình đang mang nhỏ bé hơn rất nhiều so với thực tế sắp phải đối diện. Đến siêu âm ở phòng khám, các bác sĩ chỉ lặng lẽ nhìn nhau, rồi khuyên chị đến bệnh viện lớn để kiểm tra. Linh tính có chuyện không hay nhưng chị Thương không nghĩ mình sẽ gặp vấn đề gì lớn. Vì thế, kết luận của bác sĩ Bệnh viện Trung ương Huế như tiếng sét ngang tai người mẹ trẻ. Chị bị ung thư buồng trứng. Nhớ lại ngày đó, chị Thương chia sẻ: “Hôm ấy, chuyến xe trở về nhà không quá xa xôi mà tôi thấy như dài vạn dặm. Tôi cảm giác thể xác, tinh thần đang... chết đi”.
Chị Thương chụp ảnh lưu niệm trong một chuyến mang trung thu đến với trẻ em xã A Dơi, huyện Hướng Hóa - Ảnh: NVCC
Những ngày sau đó, chị Thương không thể làm được việc gì. Mỗi lần nghĩ tới người thân, đặc biệt là cô con gái nhỏ, chị lại khóc. Thế nhưng, nước mắt không có tác dụng chữa lành đối với căn bệnh chị đang mang. Sau chuỗi ngày dài tuyệt vọng, được sự động viên của người thân, chị Thương mới đủ sức trở lại bệnh viện để khởi đầu việc điều trị. Cũng từ đó, chị phải trải qua những cơn đau chưa từng gặp trong cuộc đời. Thế nhưng, cơn đau không đánh gục, ngược lại làm chị Thương cứng rắn, mạnh mẽ thêm. Chị tự nhủ, mình phải sống để trở về với con gái.
Khát vọng sống được chị Thương nhen lên sớm đổ sụp. Sau nhiều ngày điều trị, sức khỏe chị không cải thiện là bao vì cơ thể không đáp ứng thuốc. Lần này, đón nhận thông tin, chị Thương không quá bi lụy. Biết mình còn rất ít thời gian, chị tự nhủ phải hoàn thành những việc mà bản thân còn đang dang dở. Nghĩ đến đây, những chuyến thiện nguyện đầy ắp tiếng cười tuổi trẻ ùa về trong tâm trí chị. Thế rồi, như một sự tỉnh giấc, chị Thương quyết định gấp bộ áo quần bệnh nhân để trở về góp sức giúp đời, giúp người.
Làm việc thiện bằng trái tim yêu thương
Đến giờ, chị Thương vẫn nhớ như in những lời nhỏ to của một số người khi thấy chị dành thanh xuân của mình để làm thiện nguyện. Lúc đó, chị Thương vẫn đang khỏe mạnh. Cùng bạn bè, bước chân chị đã rải khắp miền quê nghèo khó để chia ngọt, sẻ bùi với những cảnh đời cơ cực.
Thấy chị Thương miệt mài với những chuyến đi, có người cười bảo: “Ốc không mang nổi mình ốc lại còn mang cọc cho rêu”. Từ sâu thẳm, chị Thương biết, lời nói ấy có phần đúng. Ở quê, gia đình chị không thuộc diện có của ăn, của để. Ba mẹ chị Thương tảo tần với ruộng vườn để lo cho 3 người con. Dù chăm chỉ lao động nhưng ông bà không đủ sức gánh gồng, giúp các con học hành đến nơi, đến chốn. Bản thân chị Thương cũng phải sớm từ giã giấc mơ đèn sách để lao vào đời.
Từ hôm trở lại với hoạt động thiện nguyện, chị lại một lần nữa vấp phải những lời ra, tiếng vào như năm xưa. Cái khác là lần này có nhiều người góp ý với chị hơn. Ai cũng nghĩ, một bệnh nhân ung thư thì không thể làm được gì để giúp đỡ người khác. Ngay ba mẹ cũng vì thương con mà khuyên chị nên nghỉ ngơi, tĩnh dường...
Sau này, hiểu tấm lòng của chị, hai người mới ngậm ngùi đồng ý. “Sau khi rời bệnh viện, chuyến tình nguyện đầu tiên của tôi là mang trung thu lên với các em nhỏ vùng cao vào năm 2022. Lúc đó, tôi phải đội tóc giả để đi cùng đoàn. Tôi đi chủ yếu để cổ vũ tinh thần, hỗ trợ mọi người những việc nhẹ nhàng”, chị Thương kể.
Chị Thương cùng các bạn trẻ vận động quỹ từ những tấm lòng hảo tâm để giúp đỡ người nghèo - Ảnh: NVCC
Trở về từ chuyến đi đó, điều đặc biệt là chị Thương không bị bệnh tật kéo về với giường bệnh. Ngược lại, chị cảm thấy như được tiếp thêm sinh lực để bước vào chặng đường tiếp theo. Biết mình có thể chung tay giúp người nghèo bằng nhiều cách, chị Thương bắt đầu vận động sự hỗ trợ của người thân, bạn bè, rồi các tổ chức, cá nhân hảo tâm...
Ban đầu, phần lớn mọi người hỗ trợ vì thương cho hoàn cảnh của chị. Sau này, thấy chị Thương làm thiện nguyện một cách nghiêm túc, bài bản, họ mới thực sự chung tay vì những người xa lạ. Đó cũng chính là động lực để những chuyến đi của chị Thương ngày một nhiều thêm. Có tháng, thời gian ngồi trên xe của chị nhiều hơn ở nhà.
Đến giờ, chị Thương không thể nhớ hết số người mình từng hỗ trợ. Hễ nắm được thông tin ai đó gặp khó khăn, hoạn nạn là chị lại lên đường. Mỗi chuyến đi đều gắn với những kỷ niệm không thể nào quên. Trên dặm dài, có những lần soi vào hoàn cảnh người khác, chị Thương vẫn thấy mình còn may mắn.
Bởi, đơn giản, chị vẫn được sống, vẫn có thể cống hiến chút sức lực cuối cùng để làm những điều tốt đẹp cho cuộc sống. Trong số những hoàn cảnh chị Thương từng gặp và tiếp sức, có trường hợp vội vã từ trần khi đang ở lứa tuổi 18, đôi mươi. Vì hoàn cảnh nghèo khó, ba mẹ các em thậm chí không đủ sức mua một chiếc áo quan cho con. Cầm số tiền chị Thương vận động và trao tặng, họ chỉ biết khóc.
Những câu chuyện từng đi, nghe, nhìn thấy như thế đã tiếp thêm cho chị Thương sức mạnh. Chị tự nhủ mình phải nỗ lực nhiều hơn trên bước đường thiện nguyện.
Thực ra, từ ngày phát hiện bệnh đến nay, sức khỏe chưa bao giờ cho chị Thương thuận lợi làm bất cứ việc gì. Nhiều hôm chị nghĩ có thể sau khi đặt lưng xuống ngủ, mình sẽ không thể nào thức dậy được nữa. Thế nhưng, như có sự ưu ái của cuộc đời, chị vẫn tỉnh giấc, có thêm một ngày nữa để sống và yêu thương. Đó cũng chính là lý do khiến chị luôn tự nhủ: “Sẽ làm việc thiện đến hơi thở cuối cùng”.
Quang Hiệp
QTO - Cần mẫn và thầm lặng. Mỗi người mỗi việc khác nhau, những “anh nuôi” trên Tàu 390 - Hải quân Vùng 3 đã mang đến những bữa “cơm ngon, canh ngọt” phục...
QTO - Trong một lần được trò chuyện với ông Lê Đức Thịnh, Chủ tịch UBND huyện Hải Lăng, người viết rất thú vị khi ông Thịnh ví vùng đất cực nam của tỉnh...
QTO - Sinh ra, lớn lên giữa bộn bề vất vả, lo toan nhưng Nguyễn Thị Ngọc Huệ (sinh năm 1997) chưa bao giờ để những nhịp đập yêu thương dừng lại trong trái...
QTO - Sau một thời gian chuyển vào sinh sống ở khu dân cư Cuôi mới nằm ở khu vực trung tâm xã, hàng chục hộ gia đình ở các thôn, bản thường đối mặt với lũ...
QTO - Bắt nguồn từ dãy Trường Sơn hùng vĩ, sông Bến Hải chảy dọc theo vĩ tuyến 17, qua địa phận huyện Vĩnh Linh và Gio Linh rồi đổ ra Biển Đông ở Cửa Tùng....
QTO - Từ một vùng đất chịu nhiều đau thương, mất mát do chiến tranh, huyện Vĩnh Linh hôm nay đã “thay da đổi thịt”. Với những tiềm năng, lợi thế sẵn có của...
QTO - Nguyên là cán bộ xã và hiện tại là người có uy tín của thôn, ông Hồ Văn Tỉu - 68 tuổi đời, 40 năm tuổi Đảng - ở thôn Cù Bai, xã Hướng Lập, huyện...
QTO - Từ 6 quốc gia Đông Nam Á, 17 gương mặt ưu tú đã được lựa chọn tham gia Young Mind Camp (Hội trại Trí tuệ trẻ), tổ chức ở Thái Lan. Là đại diện duy...
QTO - Hai họa sĩ ký họa tài năng thuộc hai thế hệ khác nhau cùng tạo nên một triển lãm tranh giàu cảm xúc mang tên “Hồi sinh”. Đến với triển lãm này, công...
QTO - Đêm nhạc Trịnh Công Sơn với chủ đề “Khúc ca Hòa bình” trong khuôn khổ Lễ hội Vì Hòa bình năm 2024 vừa diễn ra tối 13/7 tại Công viên Fidel, TP. Đông...
QTO - Chiếc xe đạp, một phương tiện khá dễ mua đối với không ít người nhưng lại là ước mơ mà nhiều học sinh nghèo ở Quảng Trị khó với tới. Biết điều đó,...
QTO - Kaleum (tỉnh SeKong) là mỏ than lộ thiên lớn nhất nước bạn Lào với trữ lượng khoảng 800 triệu tấn. Lào đã cho khai thác mỏ than này hàng triệu tấn...