{title}
{publish}
{head}
Bắt nguồn từ dãy Trường Sơn hùng vĩ, sông Bến Hải chảy dọc theo vĩ tuyến 17, qua địa phận huyện Vĩnh Linh và Gio Linh rồi đổ ra Biển Đông ở Cửa Tùng. Con sông một thời lại là ranh giới chia cắt 2 miền đất nước, nay cùng với cây cầu Hiền Lương, sông Bến Hải chính là biểu tượng khát vọng hòa bình và thống nhất non sông. 70 năm đã qua đi từ ngày bị phân ly và hơn 50 năm ngày con sông “vỗ nhịp vui đất trời gió lộng”, cuộc sống mới đã rạo rực hồi sinh trên những vùng quê dọc dòng sông giới tuyến năm nào.
Bến đò B, Tùng Luật, Vĩnh Giang - Ảnh: T.T
Thôn Hiền Lương, xã Hiền Thành có vị trí đặc biệt, nằm ngay khúc cua ngã ba sông Bến Hải, hợp lưu với dòng Sa Lung trước khi đổ ra biển. Là một vùng quê có bề dày lịch sử văn hóa và nêu cao truyền thống cách mạng hào hùng của dân tộc, người dân thôn Hiền Lương đã hình thành một lối sống trong sáng, cần cù, sáng tạo, chịu khó, anh dũng kiên cường, đoàn kết, sáng tạo.
Trong cuộc chiến tranh ác liệt chống Mỹ cứu nước, người dân thôn Hiền Lương đã cùng với các lực lượng vũ trang giữ vững ngọn cờ giới tuyến. Câu chuyện “ngày ngồi hầm chữ A, đêm bám sông bảo vệ cột cờ giới tuyến” cùng với các lực lượng vũ trang được ông Nguyễn Văn Trợ, nay đã 88 tuổi, một trong hai người hiện còn sống của Tiểu đội 1, Trung đội Hiền Lương kể lại vẫn tràn đầy cảm xúc. Khi đó ông là dân quân du kích Tiểu đội 1, Trung đội Hiền Lương, cải trang thành nhân viên hành chánh Khu phi quân sự. Tiểu đội ông có nhiệm vụ phối hợp với công an giới tuyến bảo vệ cột cờ, tuần tra dọc sông phòng trừ biệt kích qua sông.
“Không bút nào kể xiết sự ác liệt của bom đạn thời kỳ đó, máy bay bổ nhào ném bom, máy bay đánh bom theo tọa độ hoặc địch đi đánh ở đâu về khi quay trở lại đều nhằm vào lá cờ đỏ sao vàng mà trút hết số bom còn lại. Hết máy bay, chúng đánh bằng tên lửa khiến cho khu nhà liên hợp, nhà nghỉ của Ủy ban Quốc tế, Đồn Công an trở thành mục tiêu công kích.
Vào mùa mưa, nước sông dâng cao, xung quanh cột cờ nước dâng trắng xóa, hễ thấy bóng dáng chiến sĩ ta xuất hiện ở chân cột cờ là địch pháo kích tới tấp. Những tháng ngày ngồi hầm chữ A, chỉ ước một ngày không còn bom đạn trên đầu, được thẳng chân mà bước đi trên đất đai làng mạc quê mình, hít bầu không khí hòa bình.
Điều ước giản dị rồi cũng thành hiện thực, chúng tôi còn sống đến hôm nay như hạt gạo trên sàng cháu ạ, mừng vì thế hệ như chúng tôi vẫn còn được chứng kiến quê hương thay đổi từng ngày”. Ông Trợ bồi hồi nhớ lại.
Trưởng thôn Hiền Lương Đinh Như Trường chở chúng tôi đi một vòng quanh thôn, không khỏi tự hào khoe rằng, thôn đã được công nhận là thôn nông thôn mới (NTM) kiểu mẫu của xã NTM kiểu mẫu từ năm 2023. Đây cũng là thôn đầu tiên có nhà văn hóa hai tầng được đầu tư xây dựng khang trang, hệ thống điện, đường, trường trạm đến nay đã đồng bộ, 95% các tuyến đường của thôn có cây bóng mát, cây xanh và hoa được cắt tỉa gọn đẹp.
Đời sống người dân ngày càng nâng cao, thu nhập bình quân đầu người đến cuối năm 2023 đạt 46 triệu đồng/người/năm. Trong thôn có nhiều mô hình phát triển có hiệu quả cao như mô hình nuôi trồng thủy sản gắn với khoa học công nghệ cao của hộ ông Lê Công Chính được công nhận đạt chuẩn vườn mẫu, mô hình sản phẩm miến ngũ sắc Loan Hảo đạt sản phẩm OCOP 3 sao cấp tỉnh. Ngoài ra, các mô hình khác như sản xuất nấm, làm bún... cho thu nhập khá.
Ông Trường không quên giới thiệu khuôn viên hồ sen thoáng mát sạch đẹp được xây dựng ngay trước Nhà văn hóa thôn, cạnh đó là giếng ván của làng có từ lâu đời hiện đã được tôn tạo lại như một điểm văn hóa đặc biệt của thôn. “Con em của thôn ở gần xa đã đóng góp nguồn kinh phí để xây dựng, tôn tạo các công trình này như một việc nghĩa để giữ gìn những giá trị văn hóa, nguồn cội của mình”, ông Trường chia sẻ.
Ông Lê Văn Minh (ngoài cùng bên trái),ở khu phố An Đức 2, thị trấn Cửa Tùng ôn lại chuyện xưa - Ảnh: T.T
Dọc theo dòng Bến Hải, xuôi về miền quê Tùng Luật, xã Vĩnh Giang để nhìn thấy sự đổi thay của một ngôi làng xanh mướt, trù phú ven sông. Sử sách ví địa thế của ngôi làng này thoai thoải tự mai rùa, lưng tựa vào đồi, mặt nhìn ra dòng Bến Hải quanh co uốn lượn như dải lụa mềm rồi bất ngờ đổ ra biển Cửa Tùng, hòa vào những con sóng ầm ào, mạnh mẽ.
Trong ký ức những người già gắn bó với làng quê này, câu chuyện quá khứ có lúc nhớ, lúc quên nhưng sự quả cảm, gan dạ hy sinh của biết bao con người khi thực hiện nhiệm vụ tiếp tế hàng hóa, vận chuyển vũ khí ra đảo Cồn Cỏ, chi viện cho chiến trường. Chỉ hơn 6 năm, tại bến đò này đã có 29 người con của Tùng Luật ngã xuống, máu xương hòa với dòng sông và hơn 40 người đã gửi lại một phần thân thể của mình. Câu chuyện quá khứ lắng đọng lại khi chúng tôi cùng những người dân Tùng Luật lặng im tưởng niệm dưới tượng đài Bến đò B.
Những buổi chiều tà, hình ảnh những người già, trẻ nhỏ của làng Tùng Luật thong thả ngồi trên ghế đá, dưới hàng dừa xanh mát, ngắm dòng sông êm ả chảy qua ngôi làng đã trở thành một phần không thể thiếu của bức tranh làng quê yên bình này. Cuộc sống mới lại hối hả chảy trôi theo dòng sông. Người dân Tùng Luật hăng say lao động sản xuất, xây dựng nông thôn thành miền quê đáng sống, góp vào thành quả chung xã NTM nâng cao Vĩnh Giang.
Qua các miền quê dọc dòng sông giới tuyến thuộc các xã Vĩnh Sơn, Hiền Thành, Vĩnh Giang, thị trấn Cửa Tùng của huyện Vĩnh Linh, những vùng đất từng là “vành đai trắng” khi bước ra khỏi chiến tranh thì nay ngút ngát một màu xanh của ruộng đồng, những vùng nuôi tôm trù phú. Đường giao thông kiên cố hóa về tận các thôn, điện lưới quốc gia, phủ sóng truyền hình, thông tin liên lạc đã rộng khắp. Nông thôn mới hiện hữu trong từng mái nhà, đường thôn, ngõ xóm, các công trình công cộng được đầu tư xây dựng khang trang phục vụ nhu cầu sinh hoạt của người dân.
Với các thôn tiếp giáp sông Bến Hải thuộc địa phận thị trấn Cửa Tùng gồm An Đức 1,2,3, đời sống người dân chủ yếu nhờ vào nghề biển. Chủ tịch UBND thị trấn Cửa Tùng Nguyễn Quang Hưng cho biết, trong 6 tháng đầu năm, tổng sản lượng khai thác của toàn thị trấn ước đạt 547,3 tấn/ kế hoạch cả năm là 1.000 tấn, đạt 54,7%, giá trị thu nhập ước đạt hơn 15,9 tỉ đồng.
Ngoài ra, giá trị thu nhập từ nuôi trồng thủy sản của địa phương trong 6 tháng đầu năm ước đạt hơn 5,3 tỉ đồng. Ông Lê Hải Nam, Bí thư chi bộ Khu phố An Đức 2 góp chuyện, hiện tại khu phố có 72 hộ dân, có 22 đảng viên tham gia sinh hoạt. Người dân chủ yếu làm ngư nghiệp, thu nhập bình quân đầu người 31,6 triệu đồng/người/năm.
Nhiều hộ sản xuất, kinh doanh giỏi không chỉ làm giàu cho gia đình mà còn tạo được công ăn việc làm với thu nhập ổn định cho nhiều người lao động như hộ sản xuất nước mắm Huỳnh Kế của bà Lê Thị Huỳnh, cơ sở sản xuất nước mắm Khiêm Trọng....Những vựa hải sản lớn là đầu mối cung cấp sản vật mang hương vị mặn mòi của biển quê hương đi khắp nơi trên toàn quốc, như cơ sở của bà Lê Thị Hường, ông Phạm Văn Bình...
Giá trị của hòa bình, giá trị của sự đổi thay và phát triển của quê hương ngày hôm nay, có lẽ với những người từng vào sinh ra tử như ông Lê Văn Minh, 82 tuổi, ở khu phố An Đức 2, thị trấn Cửa Tùng mới thấu hiểu hết được ý nghĩa.
Ông Minh bồi hồi nhớ lại, sau khi tham gia chiến đấu từ chiến trường trở về lại quê hương năm 1972, nơi đây là một “vành đai trắng”. Chính quyền thuê máy ủi san lại vùng đất đã bị bom đạn cày xới cho bằng phẳng, rồi chia thành từng ô để người dân bốc thăm, làm nhà, gây dựng lại cuộc sống mới. “Cuộc sống ngày đầu sau giải phóng vất vả gian khổ nhiều lắm, nhưng sướng vui vì được sống trong hòa bình, người dân quê tôi lại chịu thương chịu khó gắn bó với nghề biển, xây dựng lại cuộc sống mới, đến hôm nay đã có thể tự hào vì quê hương ngày càng khởi sắc”, ông Minh xúc động nói.
70 năm quê hương được giải phóng, Vĩnh Linh tiếp tục xây dựng quê hương giàu đẹp để xứng đáng là địa phương đầu tiên của miền bắc XHCN hai lần được phong tặng danh hiệu anh hùng, vinh dự được Bác Hồ tám lần viết thư khen, động viên và tặng hai câu thơ bất hủ: “Đánh cho giặc Mỹ tan tành/ Năm châu khen ngợi Vĩnh Linh anh hùng”.
Ghi chép: Thanh Trúc
QTO - Ở tuổi 24 với rất nhiều ước mơ, hoài bão, căn bệnh ung thư giống như “án tử” đối với chị Nguyễn Thị Thương, trú tại thôn Tân Đức, xã Triệu Thành,...
QTO - Sinh ra, lớn lên giữa bộn bề vất vả, lo toan nhưng Nguyễn Thị Ngọc Huệ (sinh năm 1997) chưa bao giờ để những nhịp đập yêu thương dừng lại trong trái...
QTO - Từ một vùng đất chịu nhiều đau thương, mất mát do chiến tranh, huyện Vĩnh Linh hôm nay đã “thay da đổi thịt”. Với những tiềm năng, lợi thế sẵn có của...
QTO - Nguyên là cán bộ xã và hiện tại là người có uy tín của thôn, ông Hồ Văn Tỉu - 68 tuổi đời, 40 năm tuổi Đảng - ở thôn Cù Bai, xã Hướng Lập, huyện...
QTO - Từ 6 quốc gia Đông Nam Á, 17 gương mặt ưu tú đã được lựa chọn tham gia Young Mind Camp (Hội trại Trí tuệ trẻ), tổ chức ở Thái Lan. Là đại diện duy...
QTO - Hai họa sĩ ký họa tài năng thuộc hai thế hệ khác nhau cùng tạo nên một triển lãm tranh giàu cảm xúc mang tên “Hồi sinh”. Đến với triển lãm này, công...
QTO - Đêm nhạc Trịnh Công Sơn với chủ đề “Khúc ca Hòa bình” trong khuôn khổ Lễ hội Vì Hòa bình năm 2024 vừa diễn ra tối 13/7 tại Công viên Fidel, TP. Đông...
QTO - Chiếc xe đạp, một phương tiện khá dễ mua đối với không ít người nhưng lại là ước mơ mà nhiều học sinh nghèo ở Quảng Trị khó với tới. Biết điều đó,...
QTO - Kaleum (tỉnh SeKong) là mỏ than lộ thiên lớn nhất nước bạn Lào với trữ lượng khoảng 800 triệu tấn. Lào đã cho khai thác mỏ than này hàng triệu tấn...
QTO - Quảng Trị, một ngày đầu tháng 9, mùa khai trường. Bên dòng sông Thạch Hãn, có một ngôi trường, Trường Bồ Đề - không bao giờ còn nghe tiếng trống....
QTO - Cái tên Quảng Trị gắn với cuộc đời tôi như một cơ duyên trời định. Mùa hè năm 1974 tôi nhập ngũ, chỉ ở mảnh đất Quảng Bình quê hương mấy tháng sau đó...
QTO - Những năm qua, tỉnh Quảng Trị đã tranh thủ sự hỗ trợ của trung ương cũng như của các tổ chức, đơn vị trong và ngoài nước; đồng thời phát huy sức mạnh...