{title}
{publish}
{head}
Trước tình hình mưa lũ gây ngập lụt trên diện rộng, khiến nhiều địa phương bị cô lập hoàn toàn, nhiều tổ chức, cá nhân trên địa bàn huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị đã chung tay hỗ trợ người dân vùng bị thiệt hại bằng nhiều cách khác nhau, những mong đồng bào mình được an toàn qua cơn nguy khó.
Những suất cơm nóng hổi, đủ chất dinh dưỡng được trao tận tay người dân vùng lũ - Ảnh: CTV
Những suất cơm nóng hổi đến với người dân vùng lũ
Từ ngày 27/10, do ảnh hưởng cơn bão số 6, mưa lớn kéo dài, nước lũ dâng cao khiến khoảng 1.000 hộ dân ở các xã: Vĩnh Long, Vĩnh Lâm... bị cô lập. Nước ngập sâu, giao thông bị chia cắt nên việc sinh hoạt, ăn uống của các hộ dân gặp muôn vàn khó khăn. Trước thực tế đó, nhiều cá nhân, tổ chức trên địa bàn huyện Vĩnh Linh đã nấu cơm, mang lương thực, thực phẩm đến hỗ trợ người dân vùng lũ.
Mấy ngày nay, anh Nguyễn Văn Thắng ở Khu phố 6, thị trấn Hồ Xá, huyện Vĩnh Linh luôn tất bật kết nối, vận động các tổ chức, cá nhân hảo tâm cùng chung tay hỗ trợ người dân vùng ngập lụt. Sau khi kết nối được các nhà hàng, cá nhân nấu cơm miễn phí, anh cùng các bạn vận chuyển những suất cơm, xôi nóng hổi đến vùng ngập lụt để trao cho các hộ dân.
Trên trang facebook cá nhân của mình, anh liên tục đăng tải công khai thông tin địa điểm, thời gian tổ chức cứu trợ. Bản thân anh cũng sắp xếp, dọn dẹp những căn phòng tiện nghi, sạch sẽ tại nhà nghỉ Dream của gia đình ở thị trấn Hồ Xá để đón người dân vùng ngập lụt đến ở miễn phí. “So với nhiều người khác thì việc tôi làm quá nhỏ bé. Tôi chỉ mong muốn đóng góp chút sức lực của mình để hỗ trợ đồng bào vùng lũ sớm vượt qua khó khăn, ổn định cuộc sống”, anh Thắng chia sẻ.
Sáng sớm ngày 29/10, nhà hàng Giang Sơn, thị trấn Cửa Tùng tấp nập, nhộn nhịp. Người đem theo gạo, người đem theo thực phẩm, người khác thì đóng góp tiền mua nguyên liệu để chế biến thành các món ăn. Sau nửa buổi, nhóm 15 người đã nấu xong 300 suất cơm có thịt kho, trứng, rau, canh... để mang đi hỗ trợ người dân đang bị cô lập.
Chị Đỗ Thị Nhật, trú tại xã Vĩnh Giang cho hay: “Trong lúc này, những gia đình bị cô lập không thể nấu nướng được. Từ ngày 27 tới nay, nhiều xã bị ngập lụt cũng bị cắt điện nữa. Vì vậy, sau khi nghe chính quyền địa phương phát động, tôi và nhiều anh chị em khác tự nguyện đóng góp công sức nấu các suất cơm cho bà con vùng lũ. Mong rằng họ sẽ sớm ổn định cuộc sống”.
Trước tình hình mưa lũ khiến nhiều thôn, xã bị cô lập, đời sống người dân gặp khó khăn, Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Vĩnh Linh được giao nhiệm vụ làm đầu mối tiếp nhận, phân phối lương thực, thực phẩm hỗ trợ. Sau khi phát đi thông báo, rất nhiều tổ chức, cá nhân đăng ký hỗ trợ suất cơm cho vùng lũ. Để tránh lãng phí, hội đã lên lịch cho các đơn vị và số lượng cơm cụ thể vào các buổi.
Đưa thuyền đi biển lên đồng bằng cứu trợ
Khi hay tin các xã Vĩnh Long, Vĩnh Lâm... bị ngập lụt sâu trên diện rộng, lãnh đạo xã Vĩnh Thái liền tổ chức hội ý và quyết định đưa 2 chiếc thuyền đi biển của ngư dân cùng nhân lực lên hỗ trợ vùng lũ.
Theo đó, mỗi chiếc thuyền sẽ có 1 ngư dân lái chính, 1 ngư dân lái phụ cùng 1 công an xã và 1 cán bộ mặt trận. Trưởng Công an xã Vĩnh Thái, Đại úy Hoàng Ngọc Minh được lãnh đạo xã Vĩnh Thái giao trách nhiệm làm tổ trưởng tổ cứu trợ.
Sáng ngày 28/10, 2 chiếc thuyền nan được đưa lên 2 xe tải để di chuyển đến địa bàn xã Vĩnh Long. Ngay sau khi đến nơi, tổ cứu trợ bắt tay thực hiện nhiệm vụ tiếp tế hàng hóa cho 2 thôn bị cô lập, ngập sâu là Gia Lâm và Phúc Lâm. Trong ngày hôm ấy, mỗi chiếc thuyền chạy được 4 vòng để tiếp tế thức ăn, nước uống cho người dân 2 thôn.
Mặc dù 2 chủ thuyền Nguyễn Quang Hòa và Nguyễn Văn Trường vốn đi biển giỏi, nhưng vẫn gặp không ít khó khăn khi lái thuyền trên cánh đồng mênh mông nước bạc, luồn lách qua từng con đường quanh co với vô số chướng ngại vật để đến được những ngôi nhà đang bị cô lập. Song, các anh nhanh chóng thích nghi địa hình, vượt qua khó khăn để kịp thời vận chuyển người, đưa hàng hóa vào vùng lũ. Những suất cơm nóng hổi, những chai nước suối sạch sẽ hay gói bánh đóng gói kỹ càng được đưa đến tận tay người dân.
Hình ảnh 2 chiếc thuyền nan vùng biển chở nặng ân tình của đồng bào băng qua nước lũ mênh mông dưới cơn mưa nặng hạt cũng khiến cho người dân vùng bị ngập lụt ấm lòng hơn. Bởi, họ biết rằng mình không đơn độc giữa dòng nước lũ đục ngầu.
Trần Tuyền
QTO - Đến với xã Vĩnh Ô, huyện Vĩnh Linh hôm nay, ai cũng biết tới thầy giáo Hồ Văn Hoàn (sinh năm 1975), giáo viên Trường PTDTBT Tiểu học xã Vĩnh Ô, bởi...
QTO - Để chủ động ứng phó, giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra, công tác diễn tập phòng, chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn (PCLB&TKCN) là việc làm...
QTO - Từ bao đời nay, nhiều gia đình người đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn tỉnh chỉ tập trung lo đủ cái ăn, cái mặc chứ chưa thực sự chú...
QTO - Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã Ba Nang (huyện Đakrông) Hồ Văn My e dè khi chúng tôi đề nghị đi thôn Sa Trầm gặp Bí thư Chi bộ thôn Hồ Văn Mắt (tên...
QTO - Ở xã Tà Rụt, huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị, chị Hồ Thị Hạnh (sinh năm 1995) được biết đến là một trong những chi hội trưởng phụ nữ năng động, luôn...
QTO - Được hỗ trợ của các chương trình, dự án, trong đó có Chương trình MTQG phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN),...
QTO - Hiện nay, sự tác động của biến đổi khí hậu với tần suất, cường độ ngày càng tăng không chỉ gây ra nhiều tổn thất lớn về người, tài sản của Nhà nước...
QTO - Chúng tôi may mắn khi được sinh ra và lớn lên trong thời bình, giai đoạn đất nước đổi mới từng ngày và thế hệ trẻ đang có nhiều cơ hội phát triển....
QTO - Nghị quyết số 103/NQ-HĐND của HĐND tỉnh (Nghị quyết số 103) về Phát triển thanh niên tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2022-2030 đặt mục tiêu phấn đấu đến năm...
QTO - Huyện Đakrông có 62,226 km đường biên giới đất liền tiếp giáp với nước bạn Lào, 26 cột mốc biên giới trên địa bàn huyện, với 1 Cửa khẩu quốc tế La...
QTO - Tối 27/10/2024, do ảnh hưởng của cơn bão số 6, toàn xã Vĩnh Long, huyện Vĩnh Linh bị mất điện, nước dâng cao khiến nhiều thôn ngập nặng dẫn đến bị cô...