Cập nhật:  GMT+7

Thí điểm phân loại, thu gom rác thải nhựa, giấy tái chế trong trường học

Năm 2024, Sở Tài nguyên và Môi trường thực hiện nhiệm vụ thu gom, tái chế, tái sử dụng các loại chất thải theo nguyên lý tuần hoàn; tăng cường công tác quản lý chất thải nhựa trong hoạt động sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp; xây dựng cộng đồng dân cư không rác thải nhựa và “Thí điểm phân loại, thu gom rác thải nhựa, giấy tái chế trong trường học, góp phần xây dựng nông thôn mới huyện Gio Linh và Vĩnh Linh”.

Thí điểm phân loại, thu gom rác thải nhựa, giấy tái chế trong trường học

Học sinh tiểu học được hướng dẫn làm quen với cách thức thu gom rác thải nhựa - Ảnh: T.N

Thông qua các em học sinh để nâng cao nhận thức của người thân, gia đình thực hiện Tiêu chí 7.2, tỉ lệ hộ gia đình thực hiện phân loại chất thải rắn (CTR) tại nguồn đạt ≥40%; trực tiếp thực hiện tiêu chí 7.7, tỉ lệ chất thải nhựa phát sinh trên địa bàn được thu gom, tái sử dụng, tái chế, xử lý đạt ≥50%.

Giảm khối lượng rác thải xử lý theo phương pháp chôn lấp hoặc đốt; tăng cường hoạt động tái chế, tái sử dụng rác thải nhựa trong trường học (bao gồm chai nhựa, vỏ hộp sữa, hộp giấy...); Công ty TNHH MTV SXTMDV môi trường Á Châu tiếp nhận thu hồi rác thải có khả năng tái chế, tạo nguồn, gây quỹ phục vụ các hoạt động của nhà trường. Tiến tới nhân rộng, xây dựng kế hoạch giảm thiểu rác thải nhựa trong trường học triển khai trên toàn địa bàn tỉnh Quảng Trị.

Theo đó, phạm vi, quy mô, cách thức tiếp nhận thu hồi rác thải, thực hiện phân loại, thu gom rác thải nhựa, giấy tái chế trong trường học, góp phần xây dựng nông thôn mới tại 17 xã/thị trấn của huyện Gio Linh và 18 xã/thị trấn của huyện Vĩnh Linh. Trong đó, quy mô thực hiện tại 85 điểm trường mầm non, trường có cấp tiểu học tại huyện Gio Linh (41 trường) và huyện Vĩnh Linh (44 trường).

Dự kiến khối lượng phát thải vỏ hộp sữa tại các trường học tại các trường mầm non ước tính trung bình 1 học sinh phát thải 1-2 vỏ hộp sữa; tại các trường tiểu học: ước tính trung bình 4 học sinh phát thải 1 vỏ hộp sữa. Như vậy, tổng số vỏ hộp sữa tại 44 trường mầm non phát sinh khoảng 19.000 cái/ngày (4.560.000 cái/năm). Tổng số vỏ hộp sữa tại 41 trường tiểu học phát sinh khoảng 3.250 cái/ngày (585.000 cái/năm).

Để triển khai thí điểm mô hình thu gom, phân loại và tái chế rác thải nhựa trong trường học, Sở Tài nguyên và Môi trường đã tổ chức tập huấn, tuyên truyền phân loại rác thải, thu gom rác thải nhựa trong trường học và ký văn bản thỏa thuận tiếp nhận vỏ hộp giấy, rác thải nhựa giữa các lãnh đạo trường học và Công ty TNHH MTV SXTMDV môi trường Á Châu.

Triển khai hỗ trợ dụng cụ (thùng) lưu chứa rác thải, bảng tuyên truyền, hướng dẫn thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt, rác thải nhựa. Hỗ trợ dụng cụ lưu chứa rác thải nhựa (ngôi nhà xanh), hỗ trợ dụng cụ và chế phẩm vi sinh xử lý rác thải thực phẩm. Đặc biệt là tổ chức hướng dẫn phân loại CTR sinh hoạt và xử lý rác thải thực phẩm tại trường học, tổ chức Ngày hội tái chế rác; tổ chức hoạt động thu mua rác tái chế từ trường học...

Từ thực tế khảo sát tại các trường mầm non, trường tiểu học trên địa bàn 2 huyện Gio Linh và Vĩnh Linh để có cách thức tiếp nhận thu hồi chất thải có thể tái chế. Thành phần phân loại, chất thải có thể tái sử dụng, tái chế gồm giấy thải vỏ hộp sữa, sách, báo, vở, thùng bìa carton...; nhựa thải gồm kim loại thải (vỏ lon, nhôm) và các CTR có thể tái sử dụng, tái chế khác (quần áo, phụ kiện cũ,...).

Đây là một hoạt động không chỉ triển khai nhiệm vụ thu gom, tái chế, tái sử dụng các loại chất thải và còn góp phần tăng cường công tác quản lý chất thải nhựa trong trường học, xây dựng cộng đồng dân cư không rác thải nhựa, góp phần tích cực vào việc xây dựng nông thôn mới xanh, sạch, đẹp.

Tân Nguyên

Tin liên quan:
  • Thí điểm phân loại, thu gom rác thải nhựa, giấy tái chế trong trường học
    Bảo vệ môi trường từ phân loại rác thải sinh hoạt ở Hải Lệ

    Nhận thức việc bảo vệ môi trường (BVMT) là vấn đề quan trọng, những năm qua, các cấp hội phụ nữ trên địa bàn xã Hải Lệ, thị xã Quảng Trị đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải từ nguồn. Nhờ vậy, môi trường, cảnh quan vùng nông thôn nơi đây luôn đảm bảo các tiêu chí sáng, xanh, sạch, đẹp.

  • Thí điểm phân loại, thu gom rác thải nhựa, giấy tái chế trong trường học
    Giải pháp thu gom, phân loại và xử lý chất thải rắn tại đảo Cồn Cỏ

    Việc quản lý, phân loại và thu gom chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) nhằm thúc đẩy tái sử dụng, tái chế chất thải, sản phẩm thải bỏ, tận dụng tối đa giá trị, kéo dài vòng đời của sản phẩm, vật liệu, giảm tối đa lượng chất thải phải xử lý hiện đang là bài toán khó giải quyết ở cả thành thị lẫn nông thôn hiện nay. Đối với địa phương đặc thù như đảo Cồn Cỏ, để triển khai thực hiện hiệu quả mô hình thu gom, phân loại, xử lý CTRSH, rất cần sự chung tay đồng bộ của các cấp, các ngành chức năng và đặc biệt là ý thức của người dân sinh sống trên đảo cũng như khách du lịch đến huyện đảo.


Tân Nguyên

 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Ước mơ của cô học sinh nghèo

Ước mơ của cô học sinh nghèo
2024-12-07 06:00:00

QTO - Đến thăm gia đình cháu Nguyễn Thị Thanh Giang (sinh năm 2009), xã Triệu Lăng, huyện Triệu Phong, trong ngôi nhà Đại đoàn kết do chính quyền địa...

Tin liên quan

Gợi ý

Thời tiết

POWERED BY
Việt Long