{title}
{publish}
{head}
Nghề dệt thổ cẩm ở xã A Bung, huyện Đakrông có truyền thống lâu đời. Những tấm vải thổ cẩm đủ màu sắc, hoa văn tinh xảo được làm ra từ những đôi bàn tay tinh tế của người phụ nữ Pa Kô là niềm tự hào của người dân nơi vùng rẻo cao này. Thế nhưng, việc quảng bá, đưa sản phẩm dệt thổ cẩm A Bung vươn xa, góp phần bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, tăng thu nhập cho phụ nữ vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi mới chỉ được chú trọng vài năm trở lại đây, cần có thêm nhiều cách làm hay để giới thiệu, tiếp thị sản phẩm dệt thổ cẩm rộng rãi trên thị trường.
Giới thiệu sản phẩm túi xách bằng chất liệu dệt thổ cẩm xã A Bung - Ảnh: N.T.H
Theo Chủ tịch Hội LHPN xã A Bung Hồ Thị Thêu, trước đây nghề dệt thổ cẩm xã A Bung làm ra chủ yếu tự cung, tự cấp phục vụ trong gia đình. Qua thời gian, nghề dệt thổ cẩm của phụ nữ Pa Kô xã A Bung dần mai một, chỉ còn lại khoảng hơn 10 hộ biết dệt thổ cẩm cơ bản.
Từ năm 2007, Chương trình Phát triển nông thôn Quảng Trị hỗ trợ dụng cụ, nguyên liệu sản xuất, đào tạo nghề, thành lập nhóm dệt thổ cẩm A Bung và với sự hướng dẫn, truyền dạy nghề tận tình của chị Đoàn Thị Nga, một người có hiểu biết về nghề dệt thổ cẩm ở huyện A Lưới đến sinh sống tại thôn Cu Tài 2, xã A Bung nên nghề dệt truyền thống của xã dần phục hồi.
Năm 2018, xã A Bung mời giảng viên về dạy nghề dệt cho 25 thành viên phụ nữ trẻ, thành lập tổ nhóm sản xuất để phát triển nghề dệt thổ cẩm.
Đồng thời, UBND xã chỉ đạo cán bộ, công chức, các ban ngành, đoàn thể xã mặc đồng phục trang phục từ vải dệt thổ cẩm của xã sáng thứ 2 hằng tuần và các dịp lễ hội, Tết để quảng bá sản phẩm dệt thổ cẩm truyền thống của địa phương. Năm 2022, tổ nhóm dệt thổ cẩm giao cho Hội LHPN xã quản lý.
Đến tháng 6/2024, Tổ hợp tác Dệt thổ cẩm A Bung được thành lập. Với sự hỗ trợ của Tổ chức Plan Việt Nam đầu tư trang thiết bị máy may, khung dệt và nguyên liệu ban đầu cho tổ hợp tác, đào tạo nghề cho nữ thanh niên học nghề cũng như quảng bá, tiếp thị sản phẩm, đến nay Tổ hợp tác Dệt thổ cẩm A Bung không chỉ sản xuất các sản phẩm truyền thống phục vụ đồng bào Pa Kô mà đã mở rộng ra sản xuất trang phục truyền thống của đồng bào Vân Kiều, tạo thêm việc làm cho nhiều chị em phụ nữ.
Nghệ nhân Hồ Văn Hồi truyền dạy nghề dệt thổ cẩm cho nữ thanh niên Tổ hợp tác Dệt thổ cẩm A Bung - Ảnh: N.T.H
Nghệ nhân Hồ Văn Hồi, ở Khóm 6, thị trấn Khe Sanh, huyện Hướng Hóa hiện đang truyền dạy nghề dệt thổ cẩm cho 16 nữ thanh niên xã A Bung cho biết: “Trước đây, các chị phụ nữ Pa Kô xã A Bung học nghề dệt thổ cẩm bằng khung dệt nằm ngang, hiệu quả thấp, chỉ dệt được một số mẫu đơn giản.
Bình quân mỗi tấm vải thổ cẩm thợ lành nghề có thể dệt hoàn thành trong 3-5 ngày, bán ra thị trường khoảng 400-600 ngàn đồng/tấm, trừ chi phí còn thu nhập 100-150 ngàn đồng/ ngày; các loại thổ cẩm phức tạp, tinh xảo hơn có thể hoàn thành thời gian từ 5-10 ngày/tấm, giá cả bán ra tùy theo độ khó của tấm vải...
Nay chúng tôi đào tạo nghề trên khung dệt đứng sản xuất nhanh hơn, đa dạng được các sản phẩm dệt hơn, họa tiết, hoa văn cũng phong phú hơn, có thể đáp ứng được nhu cầu của nhiều đối tượng sử dụng. Bên cạnh nghề dệt, việc đào tạo cắt, may các sản phẩm bằng máy cho các thành viên Tổ hợp tác Dệt thổ cẩm A Bung giúp chị em phụ nữ dễ dàng phục vụ tốt các nhu cầu khác nhau của khách hàng. Sau khóa đào tạo năm 2024 này, Tổ hợp tác Dệt thổ cẩm A Bung có đủ khả năng dệt và may các sản phẩm với hoa văn và họa tiết tinh xảo như: áo ghi lê, cà vạt, áo dài, váy, túi xách, mủ, ví... cho cả 54 dân tộc anh em, chứ không chỉ gói gọn trong đồng bào dân tộc Pa Kô như trước. Thu nhập của chị em phụ nữ làm nghề dệt thổ cẩm cũng được cải thiện đáng kể”.
Giới thiệu sản phẩm vải dệt thổ cẩm A Bung - Ảnh: N.T.H
Chủ tịch UBND xã A Bung Hồ Văn Hiền cho hay, với sự hỗ trợ của Chương trình Phát triển nông thôn Quảng Trị trước đây và sự hỗ trợ của Tổ chức Plan Việt Nam hiện nay, nghề dệt thổ cẩm truyền thống xã A Bung đang dần phục hồi và có bước phát triển tích cực. Trước đây chỉ sản xuất phục vụ bà con Pa Kô trong xã, nay nhiều xã lân cận đã tìm đến mua sử dụng sản phẩm dệt thổ cẩm của xã A Bung, trong đó có cả đồng bào dân tộc Vân Kiều.
Trong các dịp lễ hội của huyện Đakrông, ngày càng nhiều cán bộ và Nhân dân ở các xã lân cận đã dần quen mặc trang phục dệt thổ cẩm xã A Bung. Để quảng bá nghề dệt thổ cẩm truyền thống của xã A Bung, góp phần bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc, chúng tôi đã chỉ đạo thực hiện có nền nếp việc cán bộ, công chức xã mang đồng phục dệt thổ cẩm truyền thống của dân tộc mình vào sáng thứ 2 hằng tuần; đối với các trường học trên địa bàn thì mặc đồng phục trang phục dệt thổ cẩm truyền thống vào ngày thứ 4 hằng tuần.
Vào các dịp lễ, Tết, động viên, khuyến khích cán bộ và Nhân dân mang đồng phục trang phục dệt thổ cẩm truyền thống. Qua 5 năm triển khai thực hiện, đến nay tinh thần, ý thức sử dụng trang phục dệt thổ cẩm truyền thống đã lan tỏa trong đồng bào Pa Kô và Vân Kiều vùng miền núi phía Tây của tỉnh.
Đây là tín hiệu vui và niềm tự hào của nghề dệt thổ cẩm A Bung. Thời gian tới, xã A Bung tiếp tục chỉ đạo các bạn trẻ trong Tổ hợp tác Dệt thổ cẩm A Bung đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng bá sản phẩm dệt thổ cẩm của xã trên các nền tảng mạng xã hội, các nền tảng sàn thương mại điện tử...để giới thiệu sản phẩm đến người tiêu dùng.
Đồng thời, đa dạng hóa các loại mẫu mã, sản phẩm hàng hóa may mặc từ trang phục, đồ trang trí, đồ dùng làm bằng sản phẩm dệt thổ cẩm phục vụ nhu cầu của khách hàng, góp phần đưa sản phẩm dệt thổ cẩm A Bung vươn xa trên thị trường.
Thanh Hải
QTO - Những năm gần đây, sự phát triển của ứng dụng internet, phương thức thanh toán và giải pháp vận chuyển toàn cầu tạo thuận lợi cho thương mại điện tử...
QTO - Trong bối cảnh nhiều hành vi trốn thuế, gian lận thuế xảy ra ngày càng tinh vi, các cơ quan chức năng đang tăng cường rà soát, kiểm tra và xử lý...
QTO - Nhờ có lợi thế về đất đỏ ba dan màu mỡ và khí hậu ôn hòa nên huyện Hướng Hóa có điều kiện thuận lợi để phát triển các loại cây trồng chủ lực. Vì thế,...
QTO - Thời gian qua, hạ tầng giao thông các huyện Vĩnh Linh, Gio Linh và Cam Lộ đã được đầu tư khá đồng bộ nhưng do quá trình sử dụng đã khá lâu nên xuống...
QTO - Ngay từ đầu năm 2024, cấp ủy, chính quyền huyện Triệu Phong tập trung chỉ đạo các địa phương chủđộng triển khai phương án sản xuất nên hiệu quả mang...
QTO - Bình quân mỗi năm, qua nhiều kênh phân phối, hơn 200.000 tấn nông sản được sản xuất trên địa bàn hai huyện miền núi Hướng Hóa và Đakrông được tiêu...
QTO - Từ bao đời nay, nếp than ở huyện Đakrông và men lá ở vùng Lìa, huyện Hướng Hóa được xem là những sản vật trưng của núi rừng phía Tây Quảng Trị. Những...
QTO - Vùng miền núi tỉnh Quảng Trị nổi bật với đặc trưng địa lý, nơi hội tụ nhiều sản phẩm nông nghiệp đa dạng. Những sản phẩm này không chỉ thể hiện tiềm...
QTO - Khe Sanh (Hướng Hóa) là một vùng đất đỏ ba dan với truyền thống trồng cây cà phê từ thế kỷ 19. Cà phê Arabica Khe Sanh là một trong tám vùng cà phê...
QTO - Thời gian qua, tỉnh Quảng Trị đã nỗ lực thực hiện các giải pháp nhằm hỗ trợ xây dựng sản phẩm đặc trưng vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi...
QTO - Thời gian qua, chuối mật mốc xã Tân Long, huyện Hướng Hóa trở thành sản phẩm hàng hóa được thị trường trong và ngoài nước biết đến. Chuối mật mốc Tân...
QTO - Thời gian qua, Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn Quảng Trị huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị từ...