{title}
{publish}
{head}
Với quyết tâm thoát nghèo, vươn lên làm giàu ngay tại quê hương, cùng với sự đồng hành tích cực của Hội Liên hiệp thanh niên (LHTN) Việt Nam huyện, nhiều người trẻ ở vùng khó Đakrông đã thay đổi nếp nghĩ, cách làm, mạnh dạn xây dựng các mô hình kinh tế mang lại hiệu quả bền vững.
Xưởng mộc đã tạo thu nhập ổn định cho gia đình anh Hồ Văn Hiền (bên trái) ở thôn Ra Lu, xã Hướng Hiệp, huyện Đakrông - Ảnh: LÊ TRƯỜNG
Chỗ dựa để thanh niên nghèo vươn lên
Đakrông là huyện miền núi nằm về phía Tây tỉnh Quảng Trị, nơi mà phần lớn địa hình là đồi núi khá phức tạp, chia cắt bởi nhiều sông suối. Dân cư địa phương chiếm 80% là đồng bào dân tộc thiểu số Vân Kiều, Pa Kô đời sống còn không ít khó khăn...
Bí thư Huyện đoàn, Chủ tịch Hội LHTN Việt Nam huyện Đakrông Nguyễn Đức Linh cho biết, nhằm hỗ trợ, đồng hành với thanh niên, nhất là thanh niên dân tộc thiểu số trên địa bàn, những năm qua, Hội LHTN Việt Nam huyện đã tổ chức nhiều hoạt động phối hợp, qua đó, trao tặng 60 cặp dê giống cho 60 hộ thanh niên dân tộc thiểu số tại các xã Ba Nang, Húc Nghì, Hướng Hiệp; hơn 2.000 con vịt giống cho các hộ thanh niên nghèo.
Từ các dự án về đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo do Trung tâm hỗ trợ thanh thiếu nhi Việt Nam tài trợ, hội đã tập huấn kiến thức khoa học kỹ thuật, hỗ trợ cây, con giống, vật tư cho 105 hộ nghèo, cận nghèo là thanh niên thuộc xã Hướng Hiệp và Mò Ó với tổng trị giá 1,5 tỉ đồng.
Bên cạnh đó, Hội LHTN Việt Nam huyện đã tổ chức hàng chục hoạt động tư vấn, định hướng, giới thiệu việc làm cho hàng nghìn lượt hội viên, đoàn viên, thanh niên, bộ đội xuất ngũ; phối hợp với các cơ sở dạy nghề, xuất khẩu lao động, các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh giúp đỡ thanh niên trong phát triển các mô hình kinh tế, đào tạo nghề và xuất khẩu lao động.
Đặc biệt, từ nhu cầu của thanh niên tại địa phương, nhiệm kỳ qua, Ban Thường vụ Huyện đoàn, Hội LHTN Việt Nam huyện đã phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) huyện hỗ trợ thanh niên tiếp cận các nguồn vốn vay ưu đãi ủy thác qua đơn vị với tổng dư nợ lên tới 80 tỉ đồng. Đồng thời, các hoạt động đồng hành, hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp được các cấp bộ đoàn, hội trên địa bàn huyện tập trung triển khai.
Trong đó, chú trọng việc nâng cao nhận thức, kỹ năng, kiến thức cho thanh niên khởi nghiệp; phối hợp với các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp hỗ trợ nguồn vốn, khoa học kỹ thuật, quảng bá thương hiệu, sản phẩm cho thanh niên khởi nghiệp, đẩy mạnh các hoạt động hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp ứng dụng nền tảng số trong sản xuất, kinh doanh, tiếp cận thị trường.
Hình thành nhiều mô hình kinh tế có hiệu quả
Sinh ra và lớn lên ở thôn Ra Lu, xã Hướng Hiệp, sau khi học hết THCS, anh Hồ Văn Hiền theo sự định hướng, tư vấn của các anh chị đoàn viên thanh niên trong thôn đã quyết định theo học lớp nghề mộc.
Sau hai năm học nghề, anh Hiền đi khắp nơi để tìm việc làm nhưng thu nhập từ làm công ăn lương không đủ trang trải cuộc sống. Năm 2017, trở về quê hương, từ nguồn vốn 30 triệu đồng tích góp được và nguồn hỗ trợ vốn vay ưu đãi của Ngân hàng CSXH huyện ủy thác cho xã đoàn, anh Hiền vay thêm 30 triệu đồng, rồi mượn thêm tiền của người thân để mở xưởng mộc.
Với quyết tâm của tuổi trẻ, đam mê với nghề và quan trọng là “chỗ dựa” từ đoàn, hội ở địa phương đã giúp vợ chồng anh Hồ Văn Hiền đứng vững với nghề mộc. “Hiện xưởng mộc của tôi ngoài gia công các sản phẩm từ gỗ tự nhiên còn nhận thêm các công trình liên quan đến gỗ công nghiệp ở các vùng lân cận như huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Bình.
Tùy vào công việc, có lúc cao điểm phải tuyển thêm 2-3 người để phụ giúp. Thu nhập bình quân của hai vợ chồng tôi từ xưởng mộc từ 10-12 triệu đồng/tháng”, anh Hiền phấn khởi chia sẻ.
Anh Nguyễn Đức Linh cho biết thêm: “Thu nhập 10 triệu đồng/tháng có thể không cao với nhiều người, nhưng đối với những thanh niên đồng bào dân tộc thiểu số ở huyện nghèo Đakrông là cả một sự nỗ lực.
Thông qua nhiều chính sách, hoạt động hỗ trợ của chúng tôi, đến nay, toàn huyện có 40 mô hình kinh tế do thanh niên làm chủ với mức thu nhập trên 100 triệu đồng/năm.
Phần lớn các mô hình chủ yếu tập trung trên lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, nghề mộc gia dụng, dịch vụ nông nghiệp...
Từ những mô hình này đã tạo việc làm cho hàng trăm lao động là thanh niên địa phương. Đồng thời, chúng tôi xem đây là những điển hình tiêu biểu, là minh chứng cụ thể để lan tỏa cho nhiều đoàn viên, thanh niên trên địa bàn huyện học tập, làm theo”.
Lê Trường
QTO - Năm 2024 được xác định là năm “tăng tốc, bứt phá và về đích” để hoàn thành thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Hải...
QTO - Nhờ chủ động vượt khó trong sản xuất, ở khu vực miền núi huyện Vĩnh Linh ngày càng nhiều hộ dân thử nghiệm thành công những cây trồng, vật nuôi mới,...
QTO - Trải qua hơn 20 năm lăn lộn ở miền Nam với nhiều nghề để mưu sinh, anh Phan Thanh Bình (40 tuổi), quyết định trở về quê nhà ở thôn Mỹ Thủy, xã Hải...
QTO - Hơn một thập kỷ qua, chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) trên địa bàn tỉnh đã đạt được nhiều kết quả quan trọng. Bước sang giai đoạn mới, tiêu...
QTO - Huyện Hướng Hóa có nhiều di tích lịch sử cách mạng nổi tiếng được du khách trong nước và thế giới biết đến như Nhà tù Lao Bảo, Sân bay Tà Cơn, Cứ...
QTO - Quy hoạch tỉnh được kỳ vọng giải quyết tình trạng các quy hoạch chồng chéo, mâu thuẫn của các quy hoạch chuyên ngành đã tồn tại thời gian qua, và tạo...
QTO - Nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm trong quá trình sản xuất, chế biến, kinh doanh nông, lâm, thủy sản, ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh đã...
QTO - Với nhiều giải pháp quyết liệt, đồng bộ, công tác xúc tiến đầu tư của tỉnh trong thời gian qua đã có nhiều tín hiệu tích cực, góp phần quảng bá tiềm...
QTO - Quảng Trị có đường biên giới trên đất liền dài hơn 187 km tiếp giáp với hai tỉnh Savannakhet và Salavan, nước CHDCND Lào. Thời gian qua, hoạt động...
QTO - Nhắc đến chị Trịnh Thị Mỹ Liên ở Khối 5, thị trấn Khe Sanh, huyện Hướng Hóa người dân địa phương luôn ngưỡng mộ nghị lực vượt khó vươn lên để phát...
QTO - Bằng việc lan tỏa những lợi ích thiết thực từ hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt đến hội viên, đặc biệt là chị em phụ nữ ở nông thôn thời gian...
QTO - Huyện Hướng Hóa có tổng diện tích tự nhiên 115.235,72 ha, trong đó diện tích đất có rừng là 52.250,86 ha (rừng tự nhiên: 40.565,69 ha; rừng trồng:...