{title}
{publish}
{head}
Thời gian qua, đồng bào tôn giáo trên địa bàn huyện Hải Lăng đã tích cực tham gia các phong trào thi đua yêu nước, cuộc vận động do các cấp, ngành phát động, từ đó góp phần quan trọng vào sự phát triển KT-XH, đảm bảo QP- AN của địa phương.
Lễ phát động mô hình “Đảm bảo an ninh trật tự, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu” tại Chùa Hải Lộc, xã Hải Hưng, huyện Hải Lăng - Ảnh: BAN DÂN VẬN HẢI LĂNG
Huyện Hải Lăng hiện có 3 tôn giáo gồm: Phật giáo, Công giáo và Tin lành, với 21.021 tín đồ, chiếm gần 26,43% dân số toàn huyện. Các cấp uỷ, chính quyền, mặt trận, các ban, ngành thường xuyên quan tâm, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các tôn giáo hoạt động đúng theo chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng chính đáng của các tổ chức tôn giáo, chức sắc, chức việc, tu sĩ, nhà tu hành, tín đồ tôn giáo.
Nhận thức về công tác tôn giáo của các cấp, chính quyền, các ban, ngành có bước chuyển biến rõ nét, nhất là vùng đồng bào có đạo. Các tổ chức tôn giáo, chức sắc, chức việc, tu sĩ, nhà tu hành, tín đồ tôn giáo ngày càng tin tưởng vào chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước, sống “tốt đời, đẹp đạo”, tích cực hưởng ứng tham gia các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động (CVĐ) của Đảng, Nhà nước, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân.
Phó Trưởng Ban Dân vận Huyện ủy Hải Lăng Hoàng Phước Hiền khẳng định: Thời gian qua, cấp ủy, chính quyền đã chỉ đạo hệ thống dân vận, Mặt trận, các tổ chức chính trị - xã hội từ huyện đến cơ sở đẩy mạnh nâng cao chất lượng tuyên truyền, vận động chức sắc, chức việc, tu sĩ, nhà tu hành, tín đồ tôn giáo tích cực hưởng ứng và chủ động tham gia các phong trào thi đua yêu nước, các CVĐ lớn của Đảng, Nhà nước, phong trào thi đua “Dân vận khéo” gắn với thực hiện Chỉ thị số 05 của Bộ Chính trị về học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Qua đó, khơi dậy tình yêu quê hương, đất nước của quần chúng Nhân dân, trong đó có đồng bào tôn giáo.
Các chức sắc, tín đồ các tôn giáo trên địa bàn huyện Hải Lăng đã tích cực hưởng ứng, thực hiện hiệu quả các phong trào thi đua, các CVĐ. Thông qua đó, Ban Dân vận phối hợp với Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện xây dựng và triển khai hiệu quả nhiều mô hình trong các tôn giáo như: mô hình “Bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu, nói không với rác thải nhựa” ở Chùa Văn Vận (xã Hải Quy), Chùa Xuân Lâm (xã Hải Lâm); mô hình “Giáo xứ bình yên, đảm bảo an ninh trật tự, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu” ở khu dân cư Hội Điền (xã Hải Phong) và khu dân cư Cây Da (thị trấn Diên Sanh); mô hình “Đảm bảo an ninh trật tự, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu” ở Chùa Trung An (xã Hải Khê), Chùa Hải Lộc (xã Hải Hưng)...
Cùng với đó, MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội từ huyện đến cơ sở thường xuyên đổi mới nội dung, phương thức hoạt động nhằm động viên, tập hợp đông đảo chức sắc, chức việc, tu sĩ, nhà tu hành, tín đồ tôn giáo vào tổ chức và tham gia tích cực thực hiện tốt các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và các quy định của địa phương.
Quan tâm hỗ trợ phát triển sản xuất, ổn định đời sống và các chính sách an sinh xã hội, tạo điều kiện cho Nhân dân theo đạo vươn lên trong cuộc sống. Trong hoạt động của các chức sắc, chức việc, tu sĩ, nhà tu hành, tín đồ tôn giáo, có những việc làm tiêu biểu cụ thể như: điều hành các hoạt động phật sự; làm tốt công tác từ thiện xã hội; tham gia xây dựng nông thôn mới; tích cực vận động quyên góp để hỗ trợ các hộ nghèo, neo đơn, bệnh tật, xây dựng nhà ở, tặng quà cho học sinh nghèo; hướng dẫn các tín đồ thực hiện tốt sinh hoạt tôn giáo, chấp hành pháp luật... Những việc làm đó đã góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH, ổn định tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở địa phương.
Cấp ủy, chính quyền luôn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, đầu tư phát triển KT-XH, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho Nhân dân, trong đó có đồng bào tôn giáo. Dành nhiều sự quan tâm, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào có đạo thông qua việc thực hiện các chế độ, chính sách và tổ chức các hoạt động văn hóa, xã hội.
Đặc biệt, tại vùng Càng còn nhiều khó khăn và tập trung khá nhiều đồng bào tôn giáo, địa phương đã chú trọng đầu tư hoàn thiện hệ thống giao thông, cơ sở hạ tầng nhằm phục vụ tốt nhu cầu cuộc sống của người dân.
Nhờ vậy đến nay, hệ thống giao thông ở vùng Càng hầu hết đã được bê tông hóa; tỉ lệ hộ sử dụng điện đạt 100%; tỉ lệ hộ dùng nước sạch đạt 98,1%; 8 phòng học mới được xây dựng đảm bảo cho 100% học sinh ở vùng Càng có điều kiện học tập; vùng Càng có cán bộ y tế chăm sóc tốt sức khỏe nhân dân, đời sống của người dân địa phương, trong đó có đồng bào có đạo ngày càng được cải thiện, từ đó tạo được sự đồng thuận cao của các tầng lớp nhân dân trong việc triển khai thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị, phát triển KT-XH tại địa phương.
Chia sẻ về kinh nghiệm trong thực hiện tuyên truyền, vận động chức sắc tôn giáo, đồng bào có đạo thực hiện các phong trào thi đua yêu nước, ông Hoàng Phước Hiền cho hay: “Trước hết phải xây dựng mối quan hệ thực sự gần gũi, thân thiện với chức sắc, chức việc, tu sĩ, nhà tu hành, tín đồ tổ chức tôn giáo bằng các việc làm cụ thể; thực hiện vận động, phối hợp, tạo điều kiện để các tổ chức tôn giáo, chức sắc, chức việc, tu sĩ, nhà tu hành, tín đồ tham gia vào các hoạt động xã hội; tuyên dương các điển hình tiêu biểu... tạo mối quan hệ gắn bó, đồng thuận giữa hệ thống chính trị với tổ chức, chức sắc, chức việc, tu sĩ, nhà tu hành, tín đồ tôn giáo.
Cùng với đó, coi trọng công tác vận động đồng bào tôn giáo thực hiện nghiêm quan điểm, chính sách tôn giáo của Đảng, Nhà nước. Song song với đó, địa phương thường xuyên quan tâm chăm lo đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào có đạo; triển khai các chương trình phát triển KT-XH đem lại lợi ích thiết thực cho Nhân dân, trong đó có đồng bào tôn giáo.
Quan tâm tạo điều kiện và hướng dẫn cho chức sắc, chức việc, tu sĩ, nhà tu hành và tín đồ tôn giáo tham gia các hoạt động xã hội, nhân đạo, từ thiện trong khuôn khổ quy định của pháp luật... giúp cho các tổ chức, cá nhân tôn giáo thực hiện tốt mối quan hệ giữa đạo với đời”.
Thanh Lê
QTO - Thực hiện phong trào Vệ sinh yêu nước nâng cao sức khỏe Nhân dân của ngành y tế, đến nay khoảng 97% chất thải y tế được xử lý tại bệnh viện, 100% các...
QTO - Với sứ mệnh bảo vệ và chăm sóc sức khỏe Nhân dân, việc xây dựng đội ngũ cán bộ, y bác sĩ có trình độ chuyên môn cao là yêu cầu cấp thiết, nhất là khi...
QTO - Ngày 7/6/2024, Chính phủ ban hành Nghị định số 62/2024/NĐ-CP quy định thay đổi thời gian phổ biến một số thông tin thống kê quan trọng của cơ quan...
QTO - Trong chặng đường 30 năm hình thành và phát triển (1994-2024), Đảng bộ và Nhân dân thị trấn Cam Lộ đã huy động mọi nguồn lực đầu tư xây dựng kết cấu...
QTO - Trong những năm qua, công tác chăm sóc sức khỏe gia đình chính sách, người có công với cách mạng luôn được ngành Y tế Quảng Trị xác định là nhiệm vụ...
QTO - Thời gian qua, cùng với việc nỗ lực nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, Trung tâm Y tế thị xã Quảng Trị luôn chú trọng đẩy mạnh việc thay đổi phong...
QTO - Hồ Thị Quỳnh Như, ở thôn Gia Độ, xã Triệu Độ, huyện Triệu Phong, vừa hoàn thành kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 với tổng số các môn hơn 52 điểm, đặc...
QTO - Tự hiểu điều mình thấy và nghe được “ẩn chứa” nội dung mờ ám, vi phạm pháp luật nhưng các bị cáo trong bài không có bất cứ động thái nào khác ngoài...
QTO - Đền tưởng niệm Liệt sĩ Trường Sơn - Bến Tắt là nơi thờ anh linh hơn 13 nghìn anh hùng liệt sĩ hy sinh trên dãy Trường Sơn, hiện chưa tìm ra hài cốt....
QTO - Thời gian qua, lợi dụng yếu tố liên quan đến vấn đề dân tộc, tôn giáo, các đối tượng thù địch tăng cường hoạt động kích động, lôi kéo người dân thực...
QTO - Sau nhiều nỗ lực, Bệnh viện Đa khoa tỉnh vừa xây dựng thành công Ngân hàng sữa mẹ (NHSM) vệ tinh tại đơn vị. Sự ra đời của mô hình này được kỳ vọng...
QTO - Là địa phương có số lượng đối tượng người có công với cách mạng khá lớn (chiếm 18,46% dân số), những năm qua, tỉnh Quảng Trị luôn xác định công tác...