Cập nhật:  GMT+7

Đánh bắt loài cá biết “bay”

Mới đây, nhiều ngư dân ở thị trấn Cửa Tùng, huyện Vĩnh Linh, đã kiến nghị với các cơ quan chức năng và địa phương xin được hỗ trợ mô hình lưới cá chuồn dài lườn để mở rộng, phát triển nghề đánh bắt loài cá này. Bởi việc đánh bắt bằng lưới cá chuồn dài lườn xung quanh ngư trường Cồn Cỏ đang trở thành nghề “hot”, mang lại nguồn thu nhập hàng chục triệu đồng cho mỗi chuyến biển.

Đánh bắt loài cá biết “bay”

Thương lái thu mua cá chuồn của ngư dân thị trấn Cửa Tùng - Ảnh: S.H

Trở về sau chuyến biển, ngư dân Lê Văn Tịnh ở khu phố An Hòa 2, thị trấn Cửa Tùng, cho biết mình có gần 30 năm gắn bó với nghề đánh bắt cá chuồn nên am hiểu tường tận về nghề này. Bắt đầu từ tháng 3 đến tháng 8 (dương lịch) hằng năm, xung quanh ngư trường Cồn Cỏ thường xuất hiện từng đàn cá chuồn mít, chuồn gành, chuồn cồ... lấp lánh ánh bạc “bay” vèo vèo trên mặt nước như đùa vui với sóng biển ầm ào.

Cá chuồn có vây ngực lớn, xòe rộng để có thể thoát khỏi các loại cá săn mồi bằng cách nhảy lên khỏi mặt nước, rồi “bay” xa vài chục mét trên mặt biển, vì thế ngư dân gọi đây là loài cá biết “bay”. Để lên khỏi mặt nước, cá chuồn thường quẩy mạnh liên tục phần đuôi rồi bật lên cao khoảng 1,2 - 1,5 m, sau đó nghiêng nhẹ thân mình và xòe vây ngực để “bay”.

Đến cuối cú “bay”, cá chuồn thường gập vây ngực lại để “hạ cánh” xuống biển hoặc nhúng phần đuôi xuống mặt nước nhằm thực hiện cú “bay” tiếp theo. Những loài cá săn cá chuồn làm thức ăn chủ yếu là cá thu, ngừ, kiếm, cờ... Riêng cá chuồn, thức ăn của chúng gồm nhiều loài phù du biển.

Cá chuồn có đặc tính thường bị thu hút bởi ánh sáng nên ngư dân nhiều tỉnh khác thường dùng đèn điện chiếu sáng để đánh bắt vào ban đêm. Riêng ngư dân thị trấn Cửa Tùng đánh bắt cá chuồn vào ban ngày và không dùng đèn điện chiếu sáng để dụ cá. Loài cá chuồn thường gặp ở ngư trường xung quanh đảo Cồn Cỏ là cá chuồn mít, chuồn gành, chuồn cồ...

Trước đây, ngư dân thị trấn Cửa Tùng thường đánh bắt cá chuồn bằng lưới cước màu trắng dệt sẵn, kích thước mắt lưới khoảng 20 - 25mm, với chiều cao lưới chỉ từ 1,5 - 2m; chiều dài bình quân mỗi tấm lưới khoảng 50 m (mỗi vàng lưới khoảng 70 tấm lưới có chiều dài khoảng 3.500 - 4.000 m), ráp nhiều phao, ít chì để đảm bảo lưới luôn nổi hẳn trên mặt nước. Nhưng hiệu quả đánh bắt của loại lưới này không cao.

Những năm gần đây, ngư dân thị trấn Cửa Tùng đã chuyển sang đánh bắt bằng lưới cá chuồn dài lườn với thu nhập hàng chục triệu đồng/ chuyến biển. Lưới cá chuồn dài lườn là dạng lưới rê gồm hệ thống dây giềng, thân lưới, cánh lưới, chì, phao với chiều dài vàng lưới khoảng 3.000 - 4.000 m; chiều cao lưới 3 m.

Ví dụ thuyền máy có công suất 70 CV của anh Tịnh chở 2 thúng chai cùng 2 ngư dân với 150 tay lưới cá chuồn dài lườn trong chuyến biển 1 ngày, đêm cách đây vài ngày đánh bắt xung quanh ngư trường Cồn Cỏ đã thu được 60 - 70 kg cá chuồn mít, chuồn gành, chuồn cồ... cùng nhiều loại thủy hải sản khác.

Anh Lê Văn Thông ở khu phố An Hòa 1, thị trấn Cửa Tùng, chia sẻ, ngư dân ở thị trấn Cửa Tùng thường dùng thuyền có công suất khoảng 45 - 100 CV, chở từ 2 - 3 thúng chai mang theo khoảng 150 - 200 tay lưới cá chuồn dài lườn. Đến khoảng 2 - 3 giờ sáng, chủ thuyền nổ máy dong thuyền ra khơi.

Thuyền ra đến ngư trường (thường cách bờ khoảng 15 - 20 hải lý) cũng là lúc trời chuyển dần sang tờ mờ sáng. Thuyền lớn có nhiệm vụ chạy tìm địa điểm có đàn cá chuồn xuất hiện, rồi thả từng thúng chai xuống biển với khoảng cách giữa các thúng từ 1 - 2 hải lý. Ngư dân trên các thúng chai bắt đầu thả lưới chuồn.

Nghề đánh bắt cá chuồn tuy vất vả nhưng có nhiều điều thú vị. Có hôm mới thả xong lưới, chưa kịp nghỉ ngơi thì đàn cá chuồn di chuyển ngang qua lưới. Nhiều con cá mắc lưới quẩy mạnh khiến hàng chục con cá chuồn phía sau giật mình “bay” lên khỏi mặt nước va vào lườn hoặc nhảy luôn vào thúng chai. Có hôm gặp đàn cá chuồn bị loài cá khác truy đuổi, cả đàn “bay” rần rật hàng vạn con, lấp lánh cả một vùng.

Những lúc như vậy, vừa thả lưới là cá đã đóng dày, ngư dân lập tức khua dầm bơi ngược lại đầu kia lần lưới gỡ cá. Và cứ như vậy, ngư dân cứ bơi đi, bơi lại gỡ cá cho đến khoảng 11 - 12 giờ trưa thì thuyền lớn đến vớt lên để mang cá vào bờ bán cho thương lái.

Thuyền của gia đình anh Thông có công suất trên 45 CV nên có thể chở được khoảng 3 thúng chai. Mỗi ngày mỗi thúng chai nếu đánh bắt trúng thì có thể đạt 2 - 3 tạ cá chuồn; còn ít thì cũng 40 - 70 kg cá chuồn.

Khi cập Cảng cá Cửa Tùng hoặc Khu neo đậu tránh trú bão Cửa Tùng, thương lái sẽ xuống tận tàu thuyền để mua cá chuồn cồ với giá từ 100 - 150 nghìn đồng/kg; các loại cá chuồn khác thì giao động từ 20 - 50 nghìn đồng/kg. Chỉ cần “trời yên, biển lặng” ngư dân thị trấn Cửa Tùng dong thuyền ra khơi là có thể có thu nhập 5 - 10 triệu đồng/chuyến biển/ngày.

Chủ tịch UBND thị trấn Cửa Tùng Nguyễn Quang Hưng cho biết, UBND huyện Vĩnh Linh vừa có Tờ trình số 50/TTr - UBND ngày 27/3/2024 về việc xin hỗ trợ mô hình lưới cá chuồn dài lườn cho ngư dân huyện Vĩnh Linh. Qua rà soát tại các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Vĩnh Linh, một số tàu cá dài từ 12 - 15 m trên địa bàn huyện chuyển sang sử dụng lưới cá chuồn dài lườn để khai thác.

Mỗi tàu cá thường sử dụng 15 - 20 tay lưới cá chuồn dài lườn với kinh phí đầu tư khoảng 12 - 16 triệu đồng/tàu cá. Nhận thấy mô hình lưới cá chuồn dài lườn mang lại hiệu quả kinh tế cao, nhưng do điều kiện ngân sách hạn hẹp nên UBND huyện Vĩnh Linh chưa có kinh phí để hỗ trợ cho 28 tàu cá có chiều dài từ 12 m - 15 m thực hiện mô hình này...

“Trên địa bàn thị trấn Cửa Tùng có hàng chục tàu thuyền làm nghề đánh bắt cá chuồn đã từng bước chuyển đổi từ lưới cá chuồn truyền thống sang lưới cá chuồn dài lườn đã khẳng định hiệu quả kinh tế trong khai thác. Vì thế, ngư dân địa phương rất cần sự quan tâm hỗ trợ mô hình lưới cá chuồn dài lườn từ các cơ quan chức năng để áp dụng công nghệ mới vào khai thác thủy hải sản theo hướng bền vững”, ông Hưng cho biết thêm.

Sỹ Hoàng

Tin liên quan:
  • Đánh bắt loài cá biết “bay”
    Mùa đánh bắt cá hố

    Vùng khơi hay vùng lộng luôn có loài cá hố được ngư dân ví là loài “cá biển mình rồng” do thân hình dài lấp lánh ánh bạc cùng vây chạy dọc sống lưng. Thời điểm này đang là vụ đánh bắt cá hố, nhiều ngư dân trong tỉnh có thu nhập khá từ việc đánh bắt loài cá này bằng lưới rê siêu bùng nhùng.

  • Đánh bắt loài cá biết “bay”
    Nhiều khó khăn trong đánh bắt vụ cá Bắc

    Bắt đầu từ tháng 10 âm lịch và kéo dài đến tháng 3 năm sau, vụ cá Bắc là một trong những vụ đánh bắt chính của ngư dân với những đối tượng thủy sản có giá trị cao như cá thu, cá ngừ, cá cờ, mực nang... Tuy nhiên, vụ cá Bắc năm nay, bên cạnh phải đối mặt với thời tiết không thuận lợi, ngư dân còn gặp rất nhiều khó khăn do giá nhiên liệu tăng cao, giá các loại thủy sản giảm thấp.

  • Đánh bắt loài cá biết “bay”
    Gio Linh: Ngư dân đánh bắt được con cá cờ nặng 2 tạ

    Hôm nay 2/2, Ông Trần Viết Nam, Chủ tịch UBND xã Gio Hải (huyện Gio Linh) xác nhận, một ngư dân trên địa bàn khi hành nghề đi biển đã đánh bắt được một con cá cờ khủng.


Sỹ Hoàng

 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Tập trung chăm sóc lúa vụ hè thu

Tập trung chăm sóc lúa vụ hè thu
2024-06-13 05:50:00

QTO - Năm 2024, toàn tỉnh gieo cấy 23.500 ha lúa vụ hè thu. Từ thời điểm xuống vụ đến nay, thời tiết có thuận lợi hơn những năm trước, ít nắng nóng, lúa...

Cùng hành động bảo vệ biển và hải đảo

Cùng hành động bảo vệ biển và hải đảo
2024-06-13 05:15:00

QTO - Ngày Đại dương Thế giới (8/6) hằng năm do Liên hợp quốc thông qua thể hiện sự nỗ lực, kết nối tất cả mọi người trên toàn thế giới cùng bảo tồn, phát...

Tin liên quan

Gợi ý

Thời tiết