{title}
{publish}
{head}
Năm 2024, toàn tỉnh gieo cấy 23.500 ha lúa vụ hè thu. Từ thời điểm xuống vụ đến nay, thời tiết có thuận lợi hơn những năm trước, ít nắng nóng, lúa sinh trưởng nhanh và bắt đầu bước vào đẻ nhánh. Tuy nhiên, một số đối tượng dịch hại cũng bắt đầu xuất hiện như: chuột, ốc bươu vàng, bệnh lùn sọc đen... Vì thế, bà con cần chú ý triển khai thực hiện tốt các biện pháp phòng, trừ các loại đối tượng dịch hại trên cây lúa ngay từ giai đoạn đầu vụ.
Nông dân phường Đông Lễ, TP. Đông Hà tỉa dặm lúa vụ hè thu năm 2024 -Ảnh: T.C.L
Gia đình chị Nguyễn Thị Túy, Khu phố 5, phường Đông Lễ làm 4 sào lúa. Vì ở cuối nguồn nước nên chị Túy gieo muộn hơn những vùng đồng khác ở TP. Đông Hà. Mặc dù vậy, đến nay, chị cũng bắt tay vào tỉa dặm lúa. Chị Túy cho biết: Vụ hè thu năm nay, thời tiết thuận lợi nên gieo lúa ít bị chết, lúa mọc đều, bà con chỉ tỉa dặm ở những chỗ dọc bờ thửa. Tuy vậy, ốc bươu vàng là vấn nạn lớn nên ngày nào tôi cũng thăm đồng 2 buổi sáng, chiều để bắt ốc bươu vàng vì đối tượng này rất tạp ăn, nếu không có biện pháp phòng, trừ ngay từ đầu có thể chúng ăn hết mầm lúa phải gieo lại. Dịp này tôi bón thúc đẻ nhánh để lúa nhanh tốt, chắc cây, tăng sức đề kháng trước các loại dịch hại.
Đối với ốc bươu vàng là đối tượng xuất hiện sớm trên đồng ruộng lúc lúa mới gieo để ăn lá mầm và lá non của lúa làm cho cây kém phát triển. Phòng, trừ ốc bươu vàng cần thực hiện cùng lúc nhiều biện pháp thủ công, sinh học, hóa học... trong đó ưu tiên biện pháp bắt thủ công để đảm bảo an toàn cho môi trường. Cần tiến hành bắt ốc và thu gom ổ trứng ốc đem tiêu hủy. Cắm cọc dẫn dụ ốc, thu hút ốc lên đẻ trứng rồi bắt và thu gom trứng tiêu hủy; đặt lưới ở cống dẫn nước để dễ thu gom và cũng ngăn chặn ốc lây lan... Ngoài việc thực hiện bắt ốc bằng tay, thì cũng tiến hành biện pháp sinh học như trước khi gieo hoặc giai đoạn cây lúa đã lớn, thả vịt vào ruộng cho vịt ăn ốc.
Chuột là loài gây hại lớn cho sản xuất lúa giai đoạn mới gieo, có vùng chuột xuất hiện nhiều ăn hết thóc giống lúc mới gieo buộc phải gieo lại.
Vì vậy, chuột là đối tượng cần chú ý phòng, chống đầu tiên để không chỉ tránh tổn thất về giống mà còn không bị trễ thời vụ (nếu bị chuột gây hại phải gieo lại). Chuột gây hại từ đầu đến cuối vụ nhưng xuất hiện gây hại nặng nhất là trong hai thời điểm của vụ sản xuất là lúc mới gieo và lúc lúa làm đòng. Chuột là loài sinh sản nhanh, di chuyển linh hoạt từ vùng đồng này sang vùng đồng khác.
Do đó, các địa phương cần phát động phong trào ra quân diệt chuột một cách đồng loạt ngay từ đầu vụ và thực hiện thường xuyên, liên tục trong suốt cả vụ. Việc diệt chuột hiện nay được sử dụng nhiều biện pháp như: đặt bẫy, đào bắt thủ công, sử dụng bã... Nông dân có thể sử dụng các loại thuốc diệt chuột thế hệ mới như: Diphacinone; Brodifacoum...
Bệnh lùn sọc đen cũng là một trong những loại dịch hại gây hại lúa từ sớm. Bệnh này do vi rút lùn sọc đen gây ra, rầy lưng trắng là môi giới truyền bệnh.
Cây lúa bị bệnh có triệu chứng chung là thấp lùn, lá xanh đậm hơn bình thường. Lá lúa bị bệnh có thể xoăn ở đầu lá hoặc toàn bộ lá. Về sau lúa trổ không thoát bông ra được hoặc trổ nhưng hạt đen lép, gây thiệt hại lớn đến năng suất. Phòng trừ bệnh lùn sọc đen phải thực hiện đồng bộ trong nhiều khâu.
Từ khâu làm đất, phải làm đất sớm, cày vùi sâu gốc rạ, dọn sạch cỏ dại, bón vôi để xử lý mầm bệnh còn vương vãi trên đồng ruộng. Trong khâu giống, tuyệt đối không sử dụng giống dài ngày, thoái hóa, nhất là đối với những vùng đã từng nhiễm bệnh lùn sọc đen, chỉ sử dụng giống có phẩm cấp và trong cơ cấu bộ giống của tỉnh.
Trước lúc gieo phải xử lý giống bằng thuốc Cruiser plus, Map Silo... để hạn chế rầy lưng trắng truyền bệnh lùn sọc đen trong giai đoạn đầu của cây lúa. Gieo lúa ở mật độ vừa phải (khoảng từ 3,5 - 4 kg giống/sào).
Thực hiện bón phân cân đối. Khi lúa phát triển chuẩn bị bước vào giai đoạn đẻ nhánh thì phun bổ sung phân qua lá chuyên dùng để nâng cao sức đề kháng cho lúa, lúa đẻ nhánh khỏe, làm đòng tốt. Khi bệnh lùn sọc đen phát sinh gây hại cần tiến hành trừ bệnh theo từng giai đoạn. Nếu lúa ở giai đoạn mạ xuất hiện bệnh lùn sọc đen thì phải tiến hành tiêu hủy toàn bộ.
Nếu lúa ở giai đoạn lúa trước đứng cái và làm đồng mà xuất hiện bệnh ở mức nhẹ lác đác thì nhổ cả khóm, dảnh lúa bị bệnh và vùi sâu xuống bùn, không để khóm, dảnh bị bệnh phơi trên mặt ruộng sẽ truyền bệnh sang cây khác.
Nếu ruộng lúa có trên 30% số dảnh, khóm bị bệnh thì phải cày vùi tiêu hủy ngay cả ruộng lúa để diệt mầm bệnh; trước khi cày vùi phải phun thuốc trừ rầy để tránh phát tán nguồn bệnh sang ruộng khác. Ngay từ sau khi gieo nếu phát hiện rầy lưng trắng mang nguồn vi rút lùn sọc đen cần phun thuốc diệt trừ rầy.
Thời gian tới, tình trạng khô hạn có thể xảy ra trên diện rộng, do đó, nông dân cần thực hiện các biện pháp tưới khoa học phù hợp với từng giai đoạn sinh trưởng của cây lúa nhằm tiết kiệm nước, đảm bảo đủ nước tưới cho cả vụ.
Nông dân cần tiến hành thăm đồng thường xuyên để phát hiện các loại sâu bệnh và đối tượng dịch hại để có biện pháp xử lý kịp thời.
Đồng thời triển khai các biện pháp thâm canh khoa học để nâng cao sức đề kháng cho lúa, đảm bảo an toàn dịch hại trên cây trồng nói chung và cây lúa nói riêng nhằm thực hiện thắng lợi sản xuất vụ hè thu năm 2024.
Trần Cát Linh
QTO - Hiện nay, nhiều doanh nghiệp tại các cụm công nghiệp (CCN) trên địa bàn tỉnh Quảng Trị tích cực hoạt động, chấp hành quy định của pháp luật trong sản...
QTO - Đầu năm 2025, chúng tôi có dịp về cảng Mỹ Thủy. Trước khi đến với miền cát trắng nhiều hứa hẹn bứt phá trong tương lai gần, con đường huyết mạch trải...
QTO - Khu du lịch sinh thái thác Ba Vòi thuộc bản Đá Ngồi, thôn Gia Giã, xã Hướng Hiệp, huyện Đakrông và một phần đất rừng của xã Hướng Linh, huyện Hướng...
QTO - Khi tuyến đường cao tốc Bắc-Nam đi qua những bản làng Quảng Trị, dân bản nói với nhau rằng:“Vì cao tốc đi thẳng, lại không... có chân, nên mình phải...
QTO - Ngày Đại dương Thế giới (8/6) hằng năm do Liên hợp quốc thông qua thể hiện sự nỗ lực, kết nối tất cả mọi người trên toàn thế giới cùng bảo tồn, phát...
QTO - Đến nay Hải Lăng cơ bản đạt 9/9 tiêu chí huyện nông thôn mới (NTM); có 15/15 xã đạt chuẩn xã NTM, 3/15 xã đạt chuẩn xã NTM nâng cao và đang hoàn...
QTO - Ngày 1/6/2024, Thủ tướng Chính phủ ban hành công điện số 55 về việc huy động các nguồn lực của địa phương để đảm bảo hậu cần và tăng cường hỗ trợ thi...
QTO - Những năm qua, công tác đầu tư xây dựng các công trình điện và tình hình cung cấp điện trên địa bàn tỉnh Quảng Trị đã được Tập đoàn Điện lực Việt Nam...
QTO - Chương trình kết nối giao thương giữa các nhà cung cấp khu vực Bắc Trung Bộ với doanh nghiệp xuất khẩu và tổ chức xúc tiến thương mại năm 2024 tổ...
QTO - Mặc dù gặp khá nhiều khó khăn, thách thức trong quá trình xây dựng nông thôn mới (NTM),nhưng với tinh thần đoàn kết, sáng tạo và nỗ lực quyết tâm lớn...
QTO - Trước dự báo tình hình hạn hán, thiếu nước và xâm nhập mặn sẽ xảy ra trên diện rộng và khốc liệt hơn mọi năm, ngành nông nghiệp và các địa phương...
QTO - Từ năm 2019 đến nay, các cấp hội cựu chiến binh (CCB) huyện Triệu Phong triển khai đồng bộ nhiều giải pháp để thực hiện hiệu quả phong trào thi đua...