Cập nhật:  GMT+7

Công tác dân vận ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Với sự vào cuộc của các cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị-xã hội, công tác dân vận trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Quảng Trị đã đạt được những kết quả tích cực, các tầng lớp nhân dân tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý, điều hành của Nhà nước, nỗ lực tham gia lao động, sản xuất và xây dựng quê hương.

Công tác dân vận ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số

56 hộ dân của xã Hướng Lập sống tại các thôn, bản thường xuyên bị thiên tai đe dọa được vận động đến ở tại khu tái định cư ở thôn A Sóc- Cha Lỳ (xã Hướng Lập, huyện Hướng Hóa)- Ảnh: SƠN HẢI

Xã Vĩnh Ô, huyện Vĩnh Linh là một trong những điểm sáng trong công tác dân vận ở vùng đồng bào DTTS của tỉnh. Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy xã Nguyễn Đức Thông cho biết, Vĩnh Ô có 96,8% người dân là đồng bào DTTS Vân Kiều. Để triển khai tốt công tác dân vận trên địa bàn, nhiều năm qua Đảng ủy xã đã giao trách nhiệm cho từng cán bộ, đảng viên, đặc biệt là bí thư chi bộ, trưởng các thôn, bản đẩy mạnh công tác tuyên truyền, kịp thời giải đáp những vướng mắc, băn khoăn của Nhân dân về các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước để người dân hiểu và thực hiện.

Phối hợp và tạo điều kiện thuận lợi để phát huy vai trò của Mặt trận và các đoàn thể trong công tác vận động người dân tham gia xây dựng chính quyền, thực hiện quyền giám sát, phản biện theo quy định. Tập trung chỉ đạo đẩy mạnh phát triển KT-XH, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân, nhất là các hộ nghèo, hộ cận nghèo. Mỗi cán bộ, đảng viên luôn là người gương mẫu, đi đầu trong thực hiện các phong trào để người dân noi theo.

Ông Hồ Văn Thủy ở thôn Xà Lời, xã Vĩnh Ô đã hiến hơn 1.000 m2 đất để làm đường liên thôn, đường nội đồng để góp phần nâng cao các tiêu chí đạt chuẩn xã nông thôn mới. “Được cán bộ xã, thôn tuyên truyền vận động, người dân hiểu rõ vai trò, lợi ích của mình trong xây dựng nông thôn mới nên tự nguyện hiến đất làm đường, làm trường học. Từ ngày triển khai xây dựng nông thôn mới, đời sống của người dân đã được nâng lên nhiều so với trước đây. Bản thân tôi là đảng viên, luôn nêu gương trong gia đình và xã hội bằng các việc làm cụ thể, ý nghĩa”, ông Thủy chia sẻ.

Công tác dân vận ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Cán bộ Đồn biên phòng cửa khẩu quốc tế La Lay hướng dẫn cách chăm sóc dê theo hình thức nuôi nhốt cho người dân -Ảnh: T.L

Nhờ làm tốt công tác dân vận, chương trình xây dựng nông thôn mới của xã Vĩnh Ô được Nhân dân tích cực tham gia. Sau hơn 13 năm xây dựng nông thôn mới, xã đã huy động các nguồn lực với tổng số tiền trên 112 tỉ đồng; người dân hiến trên 8.500 m2 đất để xây dựng các tuyến đường giao thông, công trình thủy lợi, trường học.

Đường trục thôn, bản và đường liên thôn được bê tông hóa 100%. Hệ thống thủy lợi của xã cơ bản đáp ứng yêu cầu sản xuất, dân sinh; thu nhập bình quân đầu người hơn 45 triệu đồng/ năm; tỉ lệ hộ nghèo giảm còn 11,74%... Sự kiện xã Vĩnh Ô vừa đón nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới tháng 5/2024 đã khẳng định quyết tâm, đồng lòng cao nhất của cả hệ thống chính trị và người dân Vĩnh Ô, trong đó vai trò công tác dân vận rất lớn.

Tại xã Hướng Lập, huyện Hướng Hóa, Bí thư Đảng ủy xã Hồ Thị Thiệt cho biết, công tác dân vận trong đồng bào DTTS có ý nghĩa rất lớn nhằm thúc đẩy mọi mặt xã hội phát triển. Khu tái định cư ở thôn A Sóc- Cha Lỳ hôm nay có 56 hộ dân đến từ các thôn nằm trong vùng xa xôi, hẻo lánh, thường xuyên xảy ra thiên tai mưa lũ gây sạt, lở đất trên địa bàn xã. Mọi người đều thừa nhận đến ở khu mới có điều kiện thuận lợi hơn rất nhiều để phát triển.

Tuy nhiên, do có tâm lý không muốn rời xa bản cũ nên ban đầu không ít hộ dân lưỡng lự, chưa chấp nhận di dời tái định cư. Qua quá trình vận động, các hộ dân hiểu được Đảng và Nhà nước luôn quan tâm, doanh nghiệp luôn đồng hành xây tặng nhà kiên cố nên mới đồng ý đến sinh sống ở khu tái định cư. Giờ đây khu tái định cư A Sóc- Cha Lỳ đang trở thành bản đáng sống của bà con.

Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Hướng Hóa Hồ Văn Vinh cho biết, dân số toàn huyện gần 95.500 người, trong đó người DTTS chiếm tỉ lệ 49,95%. Thời gian qua, cấp uỷ, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể từ huyện đến cơ sở, các lực lượng vũ trang đã đẩy mạnh quán triệt, tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về chính sách dân tộc để phát triển vùng vùng đồng bào DTTS và miền núi tỉnh Quảng Trị luôn vững mạnh, người dân có cuộc sống ngày càng ấm no hơn.

Huyện tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào các dân tộc người DTTS, nhất là những người có hoàn cảnh khó khăn; thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ đối với người DTTS; tổ chức thăm, tặng quà cho người có uy tín trong đồng bào DTTS nhân dịp tết, khi ốm đau. Tổ chức cho người có uy tín đi tham quan học tập kinh nghiệm trong và ngoài tỉnh để học hỏi, tiếp thu những điều tiến bộ, phù hợp, áp dụng những mô hình dân vận hay vào thực tiễn địa phương.

Tiếp tục thực hiện chương trình phối hợp thực hiện Chỉ thị số 49-CT/TW, ngày 20/10/2015 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về “Tăng cường và đổi mới công tác dân vận của Đảng ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số” giai đoạn 2021-2026; tuyên truyền, vận động đồng bào DTTS xóa bỏ các hủ tục lạc hậu, tích cực lao động sản xuất, phát triển KT-XH, bảo đảm QP-AN.

Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trong vùng đồng bào DTTS trên địa bàn huyện được giữ vững và ổn định. Các dân tộc đoàn kết chung sức, chung lòng, khai thác tiềm năng lợi thế, phát triển kinh tế, xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh, từng bước giảm nghèo bền vững.

Công tác dân vận ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Cán bộ xã Vĩnh Ô, huyện Vĩnh Linh vận động người dân sử dụng máy xay xát lúa đời mới để nâng cao chất lượng lúa gạo- Ảnh: T.LINH

Nhằm thực hiện tốt công tác dân vận trong vùng đồng bào DTTS, thời gian qua tỉnh đã ban hành các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác dân tộc; quan tâm các chương trình dự án đầu tư phát triển KT-XH, các chương trình mục tiêu quốc gia.

Qua đó, đã góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân vùng đồng bào DTTS. Thu nhập bình quân đầu người vùng đồng bào DTTS đến cuối năm 2023 khoảng trên 37 triệu đồng/năm; tỉ lệ hộ nghèo hằng năm giảm trên 4%, diện mạo nông thôn và miền núi đã có những thay đổi rõ rệt; bản sắc văn hóa, truyền thống tốt đẹp được bảo tồn, phát huy.

Qua thực tế công tác dân vận ở vùng đồng bào DTTS đã rút ra được bài học kinh nghiệm. Trước hết phải xác định rõ công tác dân vận ở vùng đồng bào DTTS là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở. Tăng cường vai trò lãnh đạo của cấp ủy, chính quyền đối với việc thực hiện mục tiêu phát triển vùng đồng bào DTTS. Bám sát địa bàn, nắm chắc tình hình, đời sống, tâm tư nguyện vọng của người dân để chủ động tham mưu, đề xuất, kịp thời tìm giải pháp giải quyết hiệu quả những khó khăn vướng mắc, tạo sự đồng thuận cao trong đồng bào người DTTS.

Thực hiện tốt công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, vận động đồng bào DTTS trong việc thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Khuyến khích sự chủ động, tham gia của người dân với quá trình thực hiện nhiệm vụ công tác dân tộc, chính sách dân tộc.

Quan tâm, củng cố, kiện toàn, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của các tổ chức cơ sở đảng, xây dựng hệ thống chính trị ở vùng đồng bào DTTS luôn vững mạnh. Chú trọng biểu dương, khen thưởng, nhân rộng những mô hình, điển hình trong phong trào “Dân vận khéo” vùng đồng bào DTTS.

Tú Linh

Tin liên quan:
  • Công tác dân vận ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số
    Tăng cường công tác xóa mù chữ cho đồng bào dân tộc thiểu số

    Xóa mù chữ (XMC) cho đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) là một trong những chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước. Những năm qua, ngành giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) và các ngành hữu quan, các cấp chính quyền trên địa bàn tỉnh đã có nhiều nỗ lực trong công tác XMC cho đồng bào DTTS và đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận.

  • Công tác dân vận ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số
    Thúc đẩy phát triển kinh tế vùng đồng bào dân tộc thiểu số

    Nhằm giúp đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) phát triển kinh tế, những năm qua, huyện Đakrông đã tập trung triển khai thực hiện hiệu quả các cơ chế, chính sách phát triển sản xuất, các chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG). Qua đó, tạo nguồn lực, động lực to lớn để thúc đẩy phát triển kinh tế đối với miền núi nói chung và đồng bào DTTS nói riêng.

  • Công tác dân vận ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số
    Thay đổi nhận thức, xóa bỏ hủ tục ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số

    Xác định hủ tục, phong tục, tập quán lạc hậu là một trong những nguyên nhân tác động, ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển KT-XH và đời sống của Nhân dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), thời gian qua, tỉnh Quảng Trị đã chủ động triển khai nhiều giải pháp hiệu quả, trong đó chú trọng công tác tuyên truyền, góp phần thay đổi nhận thức, từng bước xóa bỏ các hủ tục lạ hậu, xây dựng nếp sống văn minh trong vùng đồng bào DTTS.


Tú Linh

 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Ký ức về cuộc hành quân sang Lào

Ký ức về cuộc hành quân sang Lào
2024-12-19 05:40:00

QTO - Ngày 2/ 8/1980, chúng tôi, những người con của quê hương Quảng Trị anh hùng theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc lên đường làm nhiệm vụ bảo vệ Tổ...

Vì sự bình yên trên tuyến biên giới

Vì sự bình yên trên tuyến biên giới
2024-11-17 05:40:00

QTO - Những năm qua, Bộ đội Biên phòng Quảng Trị luôn phát huy vai trò là lực lượng nòng cốt trong công tác tuần tra, bảo vệ, giữ gìn an ninh trật tự khu...

Tin liên quan

Gợi ý

Thời tiết

POWERED BY
Việt Long