{title}
{publish}
{head}
Theo kế hoạch của tỉnh Quảng Trị huyện Hướng Hóa và Đakrông tổ chức đại hội các dân tộc thiểu số (DTTS), các huyện Gio Linh, Vĩnh Linh, Cam Lộ tổ chức hội nghị liên tịch các DTTS cấp huyện. Việc tổ chức đại hội/hội nghị liên tịch cấp huyện các DTTS có ý nghĩa thiết thực nhằm vun đắp, gắn kết chặt chẽ giữa các cộng đồng dân cư, là dịp để cấp ủy, chính quyền biểu dương những cá nhân người DTTS tiêu biểu có nhiều đóng góp cho sự phát triển kinh tế, giữ gìn an ninh trật tự, an toàn xã hội vùng đồng bào DTTS, vùng biên giới trên địa bàn tỉnh.
Đại hội đại biểu các DTTS huyện Hướng Hóa lần thứ IV năm 2024 - Ảnh: N.V
Đại hội/hội nghị liên tịch tập trung tổng kết, đánh giá thành tựu, kết quả thực hiện công tác dân tộc, chính sách dân tộc, phát triển cơ sở hạ tầng, xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới và kết quả thực hiện Quyết tâm thư giai đoạn 2019-2024, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm và xây dựng phương hướng thực hiện giai đoạn 2024- 2029.
Đối với huyện Hướng Hóa, lựa chọn đại biểu dự đại hội được phân theo tỉ lệ dân số, đại diện người cao tuổi nhất, đại diện người ít tuổi nhất và đại biểu đại diện cho các thành phần nghề nghiệp là người DTTS trong cơ quan, đoàn thể.
Cháu Hồ Hải Thiên, học sinh Trường Tiểu học và THCS A Dơi cho biết: “Được tham dự đại hội cháu mừng lắm. Đây là dịp để cháu hiểu hơn về dân tộc của mình và các dân tộc khác đều cùng nhau sinh sống trên quê hương Hướng Hóa, từ đó nỗ lực nhiều hơn nữa trong học tập để xứng đáng con cháu mang họ Bác Hồ trong thời đại mới”.
Huyện Hướng Hóa có tổng diện tích 115.235,72 ha, chiếm khoảng 1/4 diện tích toàn tỉnh. Tính đến cuối năm 2023, tổng dân số toàn huyện có 23.516 hộ với 102.679 khẩu, gồm có 3 dân tộc chính: Kinh, Bru-Vân Kiều, Pa Kô, trong đó người dân tộc thiểu số 10.734 hộ, 50.645 khẩu, chiếm 49,3% dân số.
Trong quá trình xây dựng và phát triển, cấp ủy, chính quyền huyện Hướng Hóa tập trung chỉ đạo thực hiện tốt công tác định canh định cư, xóa đói giảm nghèo, nhất là triển khai có hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia, các chính sách về công tác dân tộc, phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Đến nay, 100% xã có đường ô tô đến trung tâm xã; 100% thôn, bản, tổ dân phố có điện lưới quốc gia; 100% xã, thị trấn có đủ 3 cấp học từ mầm non đến THCS và 100% trạm y tế đạt chuẩn quốc gia. Đời sống của đồng bào DTTS trong huyện từng bước được nâng lên đáng kể, trật tự an toàn xã hội vùng đồng bào DTTS được giữ vững.
Nghệ nhân Kray Sức truyền dạy hát dân ca cho thế hệ trẻ ở xã Linh Trường, huyện Gio Linh - Ảnh: K.S
Trong giai đoạn 2024-2029, huyện Hướng Hóa xác định tiếp tục triển khai đồng bộ các giải pháp đẩy mạnh giảm nghèo vùng dân tộc thiểu số, rút ngắn khoảng cách phát triển giữa các vùng, giảm dần thôn đặc biệt khó khăn, phát triển nguồn nhân lực vùng DTTS, tăng cường số lượng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức là người DTTS, củng cố hệ thống chính trị cơ sở, giữ vững khối đại đoàn kết các dân tộc, huy động, khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực để nâng cao mức sống vật chất và tinh thần cho đồng bào DTTS.
Huyện Hướng Hóa phấn đấu giai đoạn từ năm 2025-2030 bình quân hộ nghèo giảm từ 2-2,5%/ năm. Thu nhập bình quân đầu người trên địa bàn huyện đến năm 2025 đạt 50,78 triệu đồng, đến năm 2030 đạt trên 76,5 triệu đồng.
Cũng như huyện Hướng Hóa, sau Đại hội đại biểu các DTTS huyện Đakrông lần thứ IV năm 2024, tình hình tư tưởng trong đồng bào DTTS có nhiều chuyển biến tích cực, Nhân dân hiểu và tin tưởng hơn về chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước đi với dân tộc, từ đó tiếp tục tham gia thực hiện đúng chính sách, pháp luật, tạo khí thế phấn khởi, cổ vũ phong trào thi đua để phát triển kinh tế gia đình và có nhiều đóng góp xây dựng quê hương, đất nước.
Trưởng Phòng Dân tộc huyện Đakrông Đỗ Thị Thanh Tình chia sẻ, huyện miền núi Đakrông có 3 dân tộc cùng chung sống là Bru-Vân Kiều, Pa Kô và dân tộc Kinh, trong đó đồng bào DTTS chiếm gần 80% dân số trong huyện. Đồng bào DTTS nơi đây có những nét văn hóa truyền thống, phong tục tập quán rất riêng, tạo nên bản sắc vùng miền độc đáo.
Xác định công tác dân tộc và thực hiện chính sách dân tộc là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, những năm qua, cấp ủy, chính quyền các cấp, ngành trong huyện đã quán triệt, ban hành nhiều văn bản lãnh đạo, chỉ đạo để phát triển kinh tế, xây dựng nông thôn mới.
Bám sát nghị quyết của BCH Đảng bộ huyện, UBND huyện ban hành nhiều đề án, kế hoạch, trong đó có Đề án số 143 ngày 30/6/2022 về thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS huyện Đakrông giai đoạn 2021-2025, định hướng đến 2030; Kế hoạch số 74 ngày 27/3/2023 về bảo tồn, phát huy giá trị bản sắc văn hóa vật thể, phi vật thể và nghệ nhân đồng bào DTTS trên địa bàn huyện Đakrông giai đoạn 2023 -2035; Đề án số 136 ngày 22/6/2022 về tăng cường quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường và chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu huyện Đakrông giai đoạn 2022- 2025, định hướng đến năm 2030...để xây dựng huyện Đakrông ngày càng giàu mạnh, văn minh.
Cở sở hạ tầng thị trấn Krông Klang huyện Đakrông được đầu tư đồng bộ - Ảnh: N.V
Trong quá trình tổ chức thực hiện, Ban Thường vụ Huyện ủy, UBND huyện đã chỉ đạo cấp ủy đảng, chính quyền địa phương, cơ quan, đoàn thể trong huyện triển khai quán triệt sâu rộng các chính sách về phát triển KT-XH gắn với công tác dân tộc, chính sách dân tộc, đồng thời chủ động bám sát địa bàn, tăng cưng công tác kiểm tra, giám sát, nhất là coi trọng công tác giám sát của cộng đồng dân cư trong việc giám sát đầu tư, hỗ trợ phát triển sản xuất, hỗ trợ giải quyết đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt để nâng cao đời sống cho người dân. Trong giai đoạn 2019-2023, tỉ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều trên địa bàn huyện duy trì mức giảm trên 5%/ năm, đến cuối năm 2023 còn 38,04%.
Giai đoạn 2024-2029, huyện Đakrông xác định sẽ tăng cường hơn nữa hiệu lực, hiệu quả quản lý, điều hành của các cấp chính quyền, phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân, khai thác có hiệu quả tiềm năng, lợi thế của địa phương để đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng phát triển KTXH toàn diện, bền vững, rút ngắn khoảng cách phát triển với miền xuôi, giảm tỉ lệ hộ nghèo các năm 2024-2025 bình quân 4-5%/năm, các năm 2026-2029 bình quân 3-4%...
Nguyễn Vinh
QTO - Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Nhân dân ta cần phải tiếp tục giúp đỡ quân đội về mọi mặt, phải hăng hái tham gia mọi công cuộc xây...
QTO - Xây dựng lực lượng vũ trang tỉnh vững mạnh toàn diện, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ
QTO - Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 44, 45 và các Hội nghị Cấp cao liên quan mới đây đã kết thúc thành công ở Thủ đô Viêng Chăn của Lào, khép lại năm hợp...
QTO - Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn dành sự quan tâm đặc biệt đến công tác dân tộc và đồng bào các dân tộc Việt Nam. Trong tư tưởng của Người luôn...
QTO - Nhiều năm qua, với sự vào cuộc tích cực của cả hệ thống chính trị, sự đồng thuận chung tay của Nhân dân, Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc trên địa...
QTO - Xác định nâng cao chất lượng công tác cải cách hành chính (CCHC), giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) là giải pháp quan trọng góp phần thúc đẩy phát...
QTO - Hướng đến Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số (DTTS) tỉnh Quảng Trị lần thứ IV năm 2024, UBND tỉnh Quảng Trị có các văn bản chỉ đạo, giao Báo Quảng...
QTO - Những năm qua, Bộ đội Biên phòng Quảng Trị luôn phát huy vai trò là lực lượng nòng cốt trong công tác tuần tra, bảo vệ, giữ gìn an ninh trật tự khu...
QTO - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Quyết định số 1396/QĐ-TTg ngày 15/11/2024 điều động, bổ nhiệm ông Võ Văn Hưng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân...
QTO - Thời gian qua, tỉnh Quảng Trị đặc biệt quan tâm triển khai các chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế (BHXH, BHYT). Các cấp ủy, chính quyền, tổ...
QTO - Năm 2024, Hội Cựu chiến binh (CCB) tỉnh Quảng Trị đã lãnh đạo, chỉ đạo hiệu quả phong trào thi đua “CCB giúp nhau giảm nghèo, làm kinh tế giỏi” do...
QTO - Sáng ngời phẩm chất “Bộ đội Cụ Hồ” trong phong trào có ý nghĩa kinh tế và nhân văn sâu sắc