
{title}
{publish}
{head}
Gần trọn hai thập kỷ đứng chân trên địa bàn xã Kim Ngân, tỉnh Quảng Trị, cùng với thực hiện tốt, duy trì nghiêm công tác huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu. Đoàn Kinh tế-Quốc phòng (KT-QP) 79 với nghĩa tình, trách nhiệm của mình luôn đồng hành với cấp ủy, chính quyền địa phương trong phát triển kinh tế-xã hội gắn với quốc phòng, an ninh, trở thành “điểm tựa” vững chắc cho Nhân dân và đồng bào vùng dân tộc thiểu số nơi đây...
Anh Hồ Văn No đang được cán bộ Đoàn Kinh tế-Quốc phòng 79 hướng dẫn khai thác mủ cao su.-Ảnh: N.H
Đồng hành với Nhân dân...
Hơn một thập kỷ trước, anh Hồ Văn No (SN 1988) ở bản Khe Giữa, xã Kim Ngân được nhận vào làm công nhân chăm sóc, khai thác mũ cao su tại Đội sản xuất số 2, Đoàn KT-QP 79. Từ chỗ không có việc làm, hoàn cảnh gia đình gặp rất nhiều khó khăn, giờ đây, anh No đã trở thành một trong những lao động sản xuất giỏi của đơn vị.
Anh Hồ Văn No chia sẻ, học xong cấp 3 tại Trường phổ thông Dân tộc nội trú tỉnh anh lấy vợ. Vợ anh No cũng là người dân tộc thiểu số ở xa tít tại vùng đất giáp ranh với tỉnh Hà Tĩnh. Cuộc sống, mưu sinh của gia đình anh thời điểm đó gặp nhiều khó khăn, chỉ quanh quẩn với nương, vườn và dựa vào những cánh rừng.
“Ngày cán bộ Đoàn KT-QP 79 về bản Khe Giữa tìm kiếm lao động để thực hiện chăm sóc, khai thác mũ cao su cho đơn vị. Mình bảo với vợ, “hay mình đi làm công việc này!”. Nói là làm, mình gồng gánh vợ con vào Đội sản xuất số 2 để làm công nhân. Những ngày đầu vào làm công nhân chăm sóc, khai thác mũ cao su tại đơn vị, mình gặp nhiều khó khăn, vất vả.
Bởi, thời tiết, khí hậu khắc nghiệt, giao thông đi lại khó khăn; trình độ, kỹ thuật, kinh nghiệm trong lao động sản xuất còn nhiều hạn chế; đồng thời giờ làm việc, phương thức sản xuất đổi khác hoàn toàn so với khi ở bản Khe Giữa.
Nhưng, với sự quan tâm, giúp đỡ, hướng dẫn tận tình, chu đáo về kỹ thuật sản xuất của cán bộ, đơn vị. Giờ, gia đình mình được đơn vị giao khoán hơn 8ha cao su để khai thác mũ, mỗi tháng cho thu nhập khoảng hơn 10 triệu đồng...”, anh Hồ Văn No cho biết.
Anh Hồ Văn No cũng thông tin thêm, ngoài tạo việc làm cho gia đình, đơn vị còn hỗ trợ kinh phí xây dựng nhà ở, hỗ trợ bò giống để tăng gia sản xuất; đồng thời gia đình anh còn trồng thêm rau xanh để cải thiện bữa ăn gia đình; chăn nuôi bò, gia cầm, lợn. Mỗi năm thu nhập gần 100 triệu đồng. Từ thành quả lao động miệt mài, gia đình anh giờ đã sắm được xe máy, tivi, tủ lạnh và có thêm điều kiện nuôi các con ăn học...
Trụ sở của Đội sản xuất số 2 đóng tại bản Km14, xã Kim Ngân nằm xen kẽ giữa khu dân cư đông đúc, bên những cánh rừng cao su bạt ngàn. Nơi đây, đang là điểm đến và tạo ra nhiều việc làm cho bà con đồng bào dân tộc thiểu số ở địa phương.
Đội trưởng Đội sản xuất số 2 Đào Văn Giáp, quê tỉnh Phú Thọ (cũ) gắn bó với những cánh rừng cao su nơi đây gần hai thập kỷ. Với anh Giáp, xã Kim Ngân giờ đây được xem như là quê hương thứ hai của mình.
“Ngoài duy trì nghiêm chế độ trực chỉ huy, huấn luyện và nắm chắc tình hình địa bàn, Đội sản xuất số 2, được đơn vị giao nhiệm vụ chăm sóc, khai thác hơn 212ha cao su. Những cánh rừng cao su do đơn vị quản lý chủ yếu nằm ở địa hình hiểm trở, chia cắt bởi nhiều khe suối, vì vậy, công tác quản lý, chăm sóc diện tích rừng cao su gặp rất nhiều khó khăn...”, Đội trưởng Đội sản xuất số 2 thông tin.
Với hơn 50 lao động trực tiếp chăm sóc và khai thác mũ cao su, trong đó có hơn 40 lao động là đồng bào dân tộc thiểu số, mỗi hộ gia đình tại đội được giao nhiệm vụ chăm sóc và khai thác khoảng 8ha cao su, cho thu nhập bình quân từ 6-8 triệu đồng/tháng.
“Ngoài việc chú trọng phát triển sản xuất vườn cây cao su, Đội sản xuất số 2 còn hướng dẫn, hỗ trợ bà con đồng bào dân tộc thiểu số tại địa phương phát triển thêm chăn nuôi để tăng thu nhập. Đến nay, mỗi hộ gia đình ở đơn vị có từ 10-12 con bò, hộ nhiều nhất có hơn 25 con, qua đó, từng bước nâng cao đời sống cho bà con...”, Đội trưởng Đội sản xuất số 2 chia sẻ.
“Thời gian tới, đơn vị tiếp tục khảo sát và đầu tư xây dựng các công trình phúc lợi, dân sinh, giúp cho bà con thuận tiện trong sinh hoạt và lao động sản xuất, phát triển kinh tế- xã hội, xóa đói, giảm nghèo, góp phần cùng xã Kim Ngân hoàn thành một số tiêu chí quan trọng trong xây dựng nông thôn mới...” Đoàn trưởng Đoàn KT-QP 79 Hoàng Văn Việt cho hay. |
In đậm dấu chân người “lính 79”
Trung tá Hoàng Văn Việt, Đoàn trưởng Đoàn KT-QP 79 cho biết, gần hai thập kỷ gắn bó, xây dựng và trưởng thành; bên cạnh thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị, xây dựng đơn vị vững mạnh, đơn vị luôn quan tâm, thực hiện tốt các chế độ chính sách cho cán bộ, công nhân viên, người lao động và nhân dân trên địa bàn. Đặc biệt, các hoạt động dân vận, an sinh xã hội được đơn vị xác định là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu.
Nhiều công trình được Đoàn Kinh tế-Quốc phòng 79 đầu tư xây dựng phục vụ nhu cầu dân sinh của Nhân dân xã Kim Ngân.-Ảnh: N.H
“Đơn vị đã đầu tư hàng trăm tỷ đồng để xây dựng nhiều công trình cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất, phục vụ dân sinh. Trong đó có nhiều công trình lớn, có ý nghĩa chính trị, như: Đường giao thông, cầu tràn liên hợp, hồ thủy lợi kết hợp dân sinh, điện chiếu sáng bằng năng lượng mặt trời tại bản Còi Đá, trị giá trên 13 tỷ đồng; 1 nhà văn hóa-thể thao cộng đồng, trị giá 3,5 tỷ đồng; hỗ xây dựng 4 nhà tình nghĩa, nhà “Đại đoàn kết”, trị giá gần 300 triệu đồng; tổ chức khám, tư vấn sức khỏe, cấp thuốc miễn phí cho hàng nghìn lượt người dân; tạo việc làm cho 204 lao động. Hiện nay, đơn vị đang đầu tư thi công một số công trình đường giao thông, công trình nước sạch tại xã Kim Ngân...”, Đoàn trưởng Đoàn KT-QP 79 cho hay.
Thực hiện kế hoạch của Bộ Tư lệnh Binh đoàn 15 về giao chỉ tiêu xây dựng “Xóa nhà tạm, nhà dột nát” đợt 1 năm 2025, đến nay, Đoàn KT-QP 79 phối hợp với cấp ủy, chính quyền địa phương đã hoàn thành kế hoạch xây dựng 21 ngôi nhà tặng các gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn về nhà ở (trong đó có 17 gia đình là cán bộ, công nhân viên, người lao động và 4 gia đình trên địa bàn đơn vị đóng quân), về đích trước kế hoạch được giao 15 ngày. Tổng kinh phí xây tặng các công trình nhà ở “Xóa nhà tạm, nhà dột nát” là hơn 1,1 tỷ đồng...
Phó Chủ tịch UBND xã Kim Ngân Nguyễn Văn Hùng cho biết, thể hiện tình cảm, sự tri ân đối với đồng bào Bru-Vân Kiều tại xã Kim Ngân, Đoàn KT-QP 79 đã đầu tư nhiều công trình cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất, phục vụ dân sinh như: Điện, đường, trường, trạm, các mô hình nông nghiệp, chăn nuôi, trồng trọt...
Qua đó, giúp Nhân dân nâng cao hiệu quả sản xuất, phát triển kinh tế, cải thiện được đời sống, giảm nghèo; đồng thời tuyển dụng nhiều lao động tại chỗ ở địa phương vào làm công nhân, trong đó có nhiều lao động là đồng bào dân tộc thiểu số...
Ngọc Hải
QTO - Ngày 1/7/2025, bộ máy hành chính 2 cấp tại Quảng Trị chính thức vận hành, đánh dấu một giai đoạn phát triển mới với mục tiêu tinh gọn, hiệu lực, hiệu...
Sáng 6/7, theo giờ địa phương, tức tối cùng ngày giờ Việt Nam, tại Rio de Janeiro, nhân dịp tham dự Hội nghị Thượng đỉnh BRICS mở rộng và thực hiện các hoạt động song phương...
QTO - Sau sáp nhập, địa bàn rộng, dân số tăng lên đã đặt ra không ít thách thức cho lực lượng cán bộ đang công tác tại các xã miền núi phía Nam Quảng Trị....
Theo đặc phái viên TTXVN, sáng 5-7, giờ địa phương, ngay sau khi đến thành phố Rio de Janeiro bắt đầu tham dự Hội nghị Thượng đỉnh BRICS mở rộng và hoạt động song phương tại...
Ban Bí thư yêu cầu chuẩn bị tốt công tác nhân sự, có cơ cấu, tỷ lệ phù hợp người ngoài Đảng, người dân tộc, tôn giáo, trí thức, văn nghệ sĩ, nhà khoa học, doanh nhân, cá nhân...
QTO - Ban Chỉ đạo Trung ương giao Đảng ủy Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương lãnh đạo, chỉ đạo tiếp tục sắp xếp, tổ chức lại các hội quần chúng theo...
QTO - Chính quyền tỉnh Quảng Trị (mới) chính thức đi vào hoạt động theo mô hình 2 cấp từ ngày 1/7/2025. Cùng với đó, hệ thống tổ chức hành chính các cấp,...