
{title}
{publish}
{head}
Ban Bí thư yêu cầu chuẩn bị tốt công tác nhân sự, có cơ cấu, tỷ lệ phù hợp người ngoài Đảng, người dân tộc, tôn giáo, trí thức, văn nghệ sĩ, nhà khoa học, doanh nhân, cá nhân tiêu biểu tham gia Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam.
Thường trực Ban Bí thư Trần Cẩm Tú vừa ký ban hành Chỉ thị số 48 của Ban Bí thư về lãnh đạo Đại hội đại biểu (MTTQ) Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc MTTQ Việt Nam nhiệm kỳ 2026-2031.
Chỉ thị nêu, để Đại hội MTTQ Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội và các hội quần chúng do Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ các cấp đạt kết quả tốt, Ban Bí thư yêu cầu các cấp ủy, tổ chức đảng tiếp tục quán triệt và thực hiện hiệu quả chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác dân vận.
Ngoài ra, Ban Bí thư cũng lưu ý, cần nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền và nhân dân về vai trò nòng cốt chính trị của MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội.
Đồng thời, xây dựng MTTQ Việt Nam thực sự là tổ chức liên minh chính trị, liên hiệp tự nguyện của tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội và các cá nhân tiêu biểu trong các giai cấp, tầng lớp xã hội, dân tộc, tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài...
Đại hội đại biểu Mặt trận Tổ quốc Việt Nam lần thứ 10 năm 2024. Ảnh: Minh Đạt
Theo chỉ thị, Đại hội MTTQ Việt Nam tiến hành sau đại hội đảng bộ cùng cấp; cấp xã hoàn thành trước ngày 31/10; cấp tỉnh hoàn thành trước ngày 31/12. Đại hội của các tổ chức chính trị - xã hội tiến hành ngay sau Đại hội MTTQ Việt Nam cùng cấp.
Đại hội đại biểu toàn quốc MTTQ Việt Nam nhiệm kỳ 2026 - 2031 hoàn thành trong tháng 5/2026; đại hội đại biểu toàn quốc của các tổ chức chính trị - xã hội hoàn thành trong tháng 6/2026.
Ban Bí thư yêu cầu chuẩn bị kỹ lưỡng các văn kiện trình đại hội các cấp. Báo cáo chính trị cần bảo đảm tính kế thừa và phát triển; khẳng định kết quả đạt được, chỉ rõ tồn tại, hạn chế, khuyết điểm và nguyên nhân, rút ra bài học kinh nghiệm.
Ban Bí thư lưu ý xác định phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ trọng tâm, giải pháp cụ thể, thiết thực, khả thi, có tính đột phá; khắc phục bằng được những hạn chế, bất cập trong công tác giám sát và phản biện xã hội, trong nắm bắt tình hình nhân dân.
Việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ MTTQ Việt Nam, điều lệ của các tổ chức chính trị - xã hội, điều lệ của các hội quần chúng phải bám sát chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước và chức năng, nhiệm vụ, bảo đảm phù hợp với mô hình chính quyền mới...
Chuẩn bị tốt công tác nhân sự
Ban Bí thư cũng yêu cầu lãnh đạo, chỉ đạo chuẩn bị tốt công tác nhân sự, bảo đảm sự lãnh đạo toàn diện, trực tiếp, thường xuyên của cấp ủy, tổ chức đảng, đúng quy định của Đảng, Nhà nước, Điều lệ MTTQ Việt Nam, điều lệ của các tổ chức chính trị - xã hội, các hội quần chúng.
Xây dựng Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp nhiệm kỳ mới thực sự là trung tâm của khối đại đoàn kết, có tư duy đổi mới và năng lực tổ chức thực hiện; bảo đảm kế thừa và phát triển; tăng cường các địa bàn, lĩnh vực quan trọng; có cơ cấu, tỷ lệ phù hợp người ngoài Đảng, người dân tộc, tôn giáo, trí thức, văn nghệ sĩ, nhà khoa học, doanh nhân, cá nhân tiêu biểu trong nước và người Việt Nam ở nước ngoài.
Với các tỉnh, thành phố có từ 3 phó bí thư trở lên thì phân công, giới thiệu 1 người để hiệp thương cử làm chủ tịch Ủy ban MTTQ, 1 ủy viên ban thường vụ làm phó chủ tịch thường trực Ủy ban MTTQ.
Với các tỉnh, thành phố bố trí 2 phó bí thư thì phân công, giới thiệu ủy viên ban thường vụ để hiệp thương cử làm chủ tịch Ủy ban MTTQ.
Ban Bí thư nhấn mạnh việc chú trọng phát hiện, giới thiệu người có năng lực, uy tín, tâm huyết, trách nhiệm tham gia Ủy ban MTTQ, ban chấp hành các tổ chức chính trị - xã hội, hội quần chúng các cấp.
Cấp ủy các cấp quán triệt sâu sắc và thực hiện nghiêm túc tinh thần chỉ đạo của Trung ương, phân công, giới thiệu bí thư hoặc phó bí thư cấp ủy tham gia Ủy ban MTTQ Việt Nam cùng cấp; phân công các nhân sự cấp ủy viên cùng cấp làm người đứng đầu các tổ chức chính trị - xã hội.
Chỉ thị của Ban Bí thư cũng nêu rõ, về số lượng Ủy viên Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp: Cấp Trung ương 400 - 500 người, cấp tỉnh 90 - 120 người, cấp xã 50 - 70 người. Một số địa bàn lớn, đặc thù thực hiện theo hướng dẫn của Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam.
Theo Vietnamnet
Theo đặc phái viên TTXVN, sáng 5-7, giờ địa phương, ngay sau khi đến thành phố Rio de Janeiro bắt đầu tham dự Hội nghị Thượng đỉnh BRICS mở rộng và hoạt động song phương tại...
QTO - Ban Chỉ đạo Trung ương giao Đảng ủy Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương lãnh đạo, chỉ đạo tiếp tục sắp xếp, tổ chức lại các hội quần chúng theo...
QTO - Chính quyền tỉnh Quảng Trị (mới) chính thức đi vào hoạt động theo mô hình 2 cấp từ ngày 1/7/2025. Cùng với đó, hệ thống tổ chức hành chính các cấp,...
QTO - Cùng với nhiều địa phương trong cả nước, ngày 1/7/2025 vừa qua, cán bộ, Nhân dân và các lực lượng vũ trang huyện đảo Cồn Cỏ vui tươi, phấn khởi khi...
QTO - Cùng với công tác sắp xếp bộ máy, công tác nhân sự, các xã ở phía Bắc tỉnh Quảng Trị ưu tiên vận hành Trung tâm Phục vụ hành chính công để giải quyết...
QTO - Chính phủ yêu cầu tiếp nhận đội viên Đề án thí điểm tuyển chọn trí thức trẻ tình nguyện về các xã tham gia phát triển nông thôn, miền núi giai đoạn...
QTO - Với phương châm bảo đảm công việc liền mạch, thông suốt, các xã mới sau sắp xếp đã ưu tiên tập trung mọi nguồn lực phục vụ người dân đến làm thủ tục...
QTO - Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, thời gian qua, Đoàn các cơ quan (CCQ) Đảng tỉnh luôn tích cực xung kích, tình nguyện...
QTO - Hợp nhất hai tỉnh Quảng Trị và Quảng Bình không chỉ là một sự kiện hành chính, mà còn là dấu mốc quan trọng mở ra một chương mới cho phát triển của...
QTO - Tại kỳ họp thứ nhất, HĐND tỉnh Quảng Trị khóa VIII, nhiệm kỳ 2021-2026, diễn ra vào sáng nay 1/7, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Lê Ngọc...
QTO - Thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà nước về sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh, Quảng Bình và Quảng Trị, hai vùng đất kiên trung từng chia lửa trong...