{title}
{publish}
{head}
Xác định hủ tục, phong tục, tập quán lạc hậu là một trong những nguyên nhân tác động, ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển KT-XH và đời sống của Nhân dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), thời gian qua, tỉnh Quảng Trị đã chủ động triển khai nhiều giải pháp hiệu quả, trong đó chú trọng công tác tuyên truyền, góp phần thay đổi nhận thức, từng bước xóa bỏ các hủ tục lạ hậu, xây dựng nếp sống văn minh trong vùng đồng bào DTTS.
Hội LHPN tỉnh tổ chức truyền thông xây dựng môi trường an toàn cho phụ nữ và trẻ em tại xã Tà Long, huyện Đakrông -Ảnh: L.N
Tính đến ngày 1/1/2024, toàn tỉnh có 21.960 hộ, 97.071 khẩu người DTTS, chiếm tỉ lệ 14% dân số toàn tỉnh với 2 cộng đồng dân tộc chủ yếu là Bru-Vân Kiều và Pa Kô. Đồng bào DTTS sinh sống trên địa bàn tỉnh có lịch sử lâu đời, sống quần tụ theo thôn bản ở miền núi và dựa vào sản xuất nông nghiệp.
Do vậy, mỗi dân tộc đều có những nét văn hoá, truyền thống từ ngôn ngữ, trang phục, tập quán sinh sống...tạo nên bản sắc riêng, trong đó có những phong tục, tập quán thể hiện bản sắc văn hóa dân tộc cần được bảo tồn và phát huy.
Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại một số hủ tục, phong tục, tập quán lạc hậu, ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển KT-XH và đời sống của Nhân dân. Có thể kể đến đó là tnh trng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống và nhiều hủ tục lạc hậu khác...
Trước thực tế đó, để góp phần thay đổi nhận thức, xóa bỏ một số hủ tục lạc hậu, tỉnh đã quan tâm triển khai nhiều giải pháp đồng bộ, hiệu quả.
Phó trưởng Ban Dân tộc tỉnh Quảng Trị Hồ Thị Minh cho biết: “Trên phương diện quản lý nhà nước về công tác dân tộc, thời gian qua, Ban Dân tộc tỉnh đ tích cực phối hợp với các sở, ban, ngành, đoàn thể, đơn vị, địa phương triển khai nhiều hoạt động truyền thông phòng, chống tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống với nội dung và hình thức phong phú.
Đối với cộng đồng, Ban đã đổi mới phương pháp tuyên truyền, giáo dục về hôn nhân và gia đình; chú trọng lựa chọn nội dung có trọng tâm, biên soạn tài liệu ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ, sát với thực tiễn và nhận thức của đồng bào...
Đồng thời tổ chức thành lập các mô hình “Can thiệp giảm thiểu tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống” tại thôn, bản. Thực hiện tập huấn kỹ năng tuyên truyền cho nhóm nòng cốt (30 người/xã), sau đó nhóm thực hiện truyền thông đến với cộng đồng. Phát huy vai trò của đội ngũ cán bộ người DTTS, già làng, trưởng bản, trưởng dòng họ, người uy tín trong công tác tuyên truyền, vận động.
Đối với nhà trường, công tác truyền thông cho học sinh về phòng chống tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống được chú trọng bằng cách trò chuyện trực tiếp với các em hoặc phát tin, bài qua loa phóng thanh, qua các cuộc thi tìm hiểu kiến thức, qua các buổi chào cờ, sinh hoạt lớp, sinh hoạt câu lạc bộ, sinh hoạt Đoàn...
Mời những người có uy tín như già làng, trưởng bản nói chuyện với học sinh về phòng chống tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống, đồng thời kêu gọi các em tích cực tham gia vào hoạt động này. Khuyến khích học sinh chia sẻ thông tin với những người trợ giúp nếu các em có nguy cơ trở thành đối tượng của tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống”.
Hội LHPN tỉnh tổ chức chiến dịch truyền thông phòng chống tảo hôn tại xã Tà Long, huyện Đakrông -Ảnh: L.N
Trong khuôn khổ Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ trẻ em” thuộc Chương trình MTQG phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030 (Dự án 8), Hội LHPN tỉnh đã đẩy mạnh thực hiện các hoạt động tuyên truyền, vận động thay đổi “nếp nghĩ, cách làm” góp phần xóa bỏ các định kiến và khuôn mẫu giới trong gia đình và cộng đồng, những tập tục văn hóa có hại và một số vấn đề xã hội cấp thiết cho phụ nữ và trẻ em.
Cùng với hoạt động tập huấn, đến nay, các cấp hội phụ nữ trong tỉnh đã nhân rộng thành lập 113 mô hình “Tổ truyền thông cộng đồng” tại các thôn ở nhiều xã miền núi với gần 1.000 thành viên là những người cốt cán trong thôn.
Sau khi đi vào hoạt động, thành viên của các tổ truyền thông đã phát huy vai trò nòng cốt, tiên phong trong tuyên tuyền, vận động người dân địa phương thay đổi nếp nghĩ, cách làm, góp phần xóa bỏ những tập tục có hại, xóa bỏ các định kiến và khuôn mẫu giới trong gia đình và cộng đồng, tập trung vào các vấn đề nổi cộm tại từng địa phương như tảo hôn, bạo lực gia đình, bình đẳng giới...
Cùng với đó, việc thực hiện các chiến dịch truyền thông xóa bỏ định kiến và khuôn mẫu giới, những tập tục có hại, một số vấn đề cấp thiết cho phụ nữ và trẻ em; xây dựng môi trường sống an toàn cho phụ nữ và trẻ em cũng được hội phụ nữ các cấp đẩy mạnh thực hiện.
Hàng chục chiến dịch truyền thông về bình đẳng giới, phòng, chống bạo lực gia đình, xây dựng môi trường an toàn cho phụ nữ và trẻ em quy mô cấp huyện và cụm xã đã được tổ chức, thu hút hơn 2.000 người tham gia.
Việc xây dựng, thành lập các mô hình can thiệp tại cộng đồng như “Tổ truyền thông cộng đồng”, “Địa chỉ tin cậy”, “Câu lạc bộ thủ lĩnh của sự thay đổi” và các hoạt động truyền thông tại cộng đồng đã nhận được sự phối hợp hỗ trợ của các cấp ủy, chính quyền, các ban ngành địa phương và sự đón nhận, tham gia của người dân.
Bước đầu các mô hình đã đi vào hoạt động, góp phần nâng cao nhận thức, nếp nghĩ, cách làm của cán bộ, hội viên, người dân vùng đồng bào DTTS trong phòng, chống bạo lực gia đình, phòng chống bạo lực trên cơ sở giới, trong công tác bình đẳng giới và tham gia giải quyết các vấn đề cấp thiết liên quan đến phụ nữ và trẻ em...
Phụ nữ xã Thanh, huyện Hướng Hóa tham gia đối thoại chính sách -Ảnh: L.N
Nhờ chú trọng đẩy mạnh công tác tuyên truyền nên tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trên địa bàn tỉnh thi gian qua đ giảm đáng kể, nhận thức của người dân v to hôn v hôn nhân cận huyết thống đ có nhng chuyển biến tích cực.
Số vụ tảo hôn hằng năm giảm, đạt cao hơn mục tiêu yêu cầu của chương trình, đề án và không còn tình trạng hôn nhân cận huyết thống trong vùng dân tộc thiểu số. Một số cách làm hay, hiệu quả đã được duy trì và lan tỏa trong cộng đồng, góp phần nâng cao nhận thức cho người dân vùng đồng bào DTTS về những hệ lụy của tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống.
Theo Chương trình MTQG phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS và miền núi tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2021-2025, tỉnh sẽ giảm bình quân 2-3%/năm số cặp tảo hôn đối với các địa bàn DTTS có tỉ lệ tảo hôn cao, đến nay cơ bản các thôn, xã vùng đồng bào DTTS đã không còn tình trạng hôn nhân cận huyết thống.
Đến năm 2025, phấn đấu ngăn chặn, hạn chế tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào DTTS và miền núi. Để đạt và vượt mục tiêu này, trong thời gian tới, tỉnh sẽ tiếp tục tổ chức các hoạt động tuyên truyền, vận động, tư vấn để nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi của đồng bào DTTS trong hôn nhân.
Đồng thời biên soạn, cung cấp thông tin, tài liệu, sản phẩm tuyên truyền về hôn nhân và ngăn ngừa tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống; tăng cường hợp tác, tranh thủ hỗ trợ kỹ thuật và tài trợ từ các tổ chức quốc tế và các tổ chức xã hội để bổ sung nguồn lực cho công tác chống tảo hôn.
Lệ Như
QTO - Hôm nay 18/1, Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa công bố kết quả Kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia (HSGQG) THPT năm học 2024-2025. Tỉnh Quảng Trị có 60/89...
QTO - Từ ngày 1/1/2025, cùng với hoạt động khám, chữa bệnh vào các ngày làm việc trong tuần, Trung tâm Y tế TP. Đông Hà tổ chức khám chữa bệnh BHYT vào cả...
QTO - Thời gian qua, những trí thức tiêu biểu người đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) đã và đang khẳng định vai trò quan trọng, là “cầu nối” giữa cấp ủy,...
QTO - Ngành Y tế tỉnh Quảng Trị đang lên kế hoạch triển khai tiêm vắc xin uốn ván - bạch hầu trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng cho trẻ em trên phạm vi...
QTO - Đó là chuyện buồn của gia đình anh Lưu Quang Dũng và chị Hoàng Thị Lang ở thôn A Ngo, xã A Ngo, huyện Đakrông. Nhiều năm nay, 2 người con trai của...
QTO - Tọa lạc trên mảnh đất Thành Cổ anh hùng, Trường Phổ thông Dân tộc nội trú (DTNT) tỉnh từ lâu đã trở thành nơi nuôi dưỡng khát vọng học tập của con em...
QTO - Cùng với sự phát triển kinh tế, xã hội, tình hình tội phạm và vi phạm pháp luật trên địa bàn huyện Hải Lăng nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp, đặc biệt...
QTO - Thực hiện chủ trương của trung ương, Chính phủ và Đề án của Bộ Công an về hỗ trợ xây dựng nhà ở cho người có công với cách mạng, hộ dân bị thiệt hại...
QTO - Để giúp những người từng một thời lầm lỗi sớm tái hòa nhập cộng đồng cần triển khai đồng bộ nhiều biện pháp, với sự vào cuộc của cả hệ thống chính...
QTO - Mặc dù tỉnh chưa có số liệu thống kê cụ thể về lao động nằm trong độ tuổi trẻ em, song với số lượng trẻ có hoàn cảnh đặc biệt đông, nguy cơ dẫn đến...
QTO - NGUYỄN ANH TÀI (sinh năm 1999), một họa sĩ trẻ đến từ Phường 5, TP. Đông Hà vừa được trao giải Nhất tại Lễ trao giải và khai mạc triển lãm các tác...
QTO - Hướng đến Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Quảng Trị lần thứ IV năm 2024, theo chỉ đạo của UBND tỉnh, Báo Quảng Trị chủ trì, phối hợp với...