{title}
{publish}
{head}
LÊ QUANG TÙNG, UVTƯ Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Trị
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn dành sự quan tâm đặc biệt đến công tác dân tộc và đồng bào các dân tộc Việt Nam. Trong tư tưởng của Người luôn nhất quán quan điểm: “Nước ta là một đất nước thống nhất gồm nhiều dân tộc. Các dân tộc sống trên đất nước Việt Nam đều bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ...Chính sách dân tộc của chúng ta là nhằm thực hiện sự bình đẳng giúp nhau giữa các dân tộc để cùng nhau tiến lên chủ nghĩa xã hội”.
Quảng Trị là mảnh đất giàu truyền thống văn hóa, lịch sử, cách mạng, có 2 cộng đồng dân tộc thiểu số (DTTS) sinh sống trên địa bàn chủ yếu là Bru-Vân Kiều và Pa Kô chiếm khoảng 14% dân số toàn tỉnh. Quán triệt sâu sắc các quan điểm, đường lối và chỉ đạo của trung ương về công tác dân tộc, thời gian qua, tỉnh Quảng Trị đã ban hành nhiều nghị quyết, chỉ thị, chương trình để tập trung lãnh đạo, chỉ đạo công tác này; huy động, lồng ghép nhiều nguồn lực từ các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội (KT-XH) của tỉnh, các chương trình mục tiêu quốc gia để tập trung nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào các DTTS trong tỉnh.
Đến nay, chúng ta vui mừng nhận thấy, diện mạo khu vực miền núi của tỉnh đã có những đổi thay tích cực. Kinh tế toàn vùng liên tục tăng trưởng qua các năm. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, xuất hiện ngày càng nhiều mô hình, điểm sáng về sản xuất nông, lâm nghiệp hiệu quả gắn với các vùng nguyên liệu tập trung cho các nhà máy chế biến sắn, dược liệu; các mô hình du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng...thu hút ngày càng đông du khách, góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH của vùng, đồng thời từng bước làm thay đổi tư duy, nếp nghĩ, cách làm của đồng bào các DTTS tỉnh nhà. Kết cấu hạ tầng KT-XH trong vùng được quan tâm đầu tư; các lĩnh vực y tế, văn hóa-giáo dục có nhiều tiến bộ.
Đời sống của đồng bào DTTS đã được cải thiện đáng kể, một số vấn đề bức thiết như: xóa nhà tạm, bố trí ổn định dân cư, chuyển đổi nghề cho hộ gia đình thiếu đất sản xuất...được tập trung giải quyết có hiệu quả; tỉ lệ hộ nghèo giảm khá nhanh. An ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội; chủ quyền biên giới quốc gia được giữ vững. Công tác đối ngoại của cấp ủy, chính quyền và Nhân dân hai bên biên giới Việt-Lào được chú trọng, ngày càng đi vào chiều sâu. Hệ thống chính trị cơ sở được tăng cường; công tác xây dựng đội ngũ cán bộ người DTTS được quan tâm.
Có thể khẳng định, trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đặc biệt là trong thời kỳ đổi mới, được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, cùng với sự đoàn kết, nỗ lực thi đua phấn đấu vươn lên, đồng bào các DTTS của tỉnh đã triển khai thực hiện có kết quả các chương trình, dự án, chính sách của trung ương và của tỉnh về phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS và đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Trong thành tựu chung đó có vai trò rất lớn của đội ngũ cán bộ người DTTS, người có uy tín trong vùng đồng bào DTTS.
Đường lên Cửa khẩu quốc tế La Lay - Ảnh: H.N.K
Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành Chỉ thị số 14-CT/TU về tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng đối với công tác dân tộc trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021- 2025, định hướng đến năm 2030; chỉ đạo UBND tỉnh chỉ đạo các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thị xã, thành phố triển khai, phổ biến và quán triệt các nội dung quy định tại Quyết định số 402/QĐ-TTg, ngày 14/3/2016 của Thủ tướng Chính phủ “Phê duyệt Đề án phát triển đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức người DTTS trong thời kỳ mới” và các văn bản có liên quan của tỉnh đến toàn thể cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức người DTTS.
Trong từng giai đoạn, tỉnh đã định hướng tầm nhìn, xây dựng chương trình, kế hoạch và lộ trình thực hiện; đề ra các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp về xây dựng cán bộ người DTTS nói chung, cán bộ lãnh đạo, quản lý nói riêng. Qua từng nhiệm kỳ và hằng năm, tỉnh đã chú trọng đến công tác quy hoạch cán bộ, sử dụng cán bộ là người DTTS.
Đặc biệt là quan tâm công tác đào tạo, bồi dưỡng về lý luận chính trị, chuyên môn nghiệp vụ, quản lý nhà nước và bố trí sử dụng cán bộ người DTTS phù hợp với tình hình của tỉnh, cơ bản đáp ứng yêu cầu trong giai đoạn hiện nay. Đến nay số lượng cán bộ, công chức, viên chức (CBCCVC) người DTTS trên địa bàn tỉnh có 1.297 người chủ yếu là dân tộc Bru-Vân Kiều, Pa Cô, chiếm 6,04% trong số 21.461 CBCCVC trong toàn tỉnh. Trong đó, cấp tỉnh là 131 người trên 6.213 tổng số biên chế hiện có, đạt tỉ lệ 2,11%; cấp huyện là 765 người trên 11.806 tổng số biên chế hiện có, đạt tỉ lệ 6,48%; cấp xã là 415 người trên 2.498 tổng số biên chế hiện có, đạt tỉ lệ 16,61%.
Công tác tuyển dụng, phát triển đội ngũ CBCCVC người DTTS đã được các cơ quan, đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh quan tâm, ưu tiên thực hiện. Đội ngũ CBCCVC người DTTS đã thể hiện được bản lĩnh chính trị vững vàng, kiên định mục tiêu lý tưởng của Đảng, có phẩm chất đạo đức cách mạng, lối sống lành mạnh, giản dị, trung thực và cần cù, gắn bó mật thiết với Nhân dân; bản thân và gia đình luôn chấp hành các chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước; có trách nhiệm và ý thức kỷ luật cao; năng động, sáng tạo trong công việc cơ bản đáp ứng về trình độ kiến thức và năng lực trong hoạt động thực tiễn.
CBCCVC người DTTS đã tích cực, chủ động khắc phục khó khăn để học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ lý luận chính trị, văn hóa, quản lý nhà nước, pháp luật, đặc biệt là đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, trình độ ngoại ngữ, tin học.
Người dân bản Ka Tăng, thị trấn Lao Bảo cơ bản ổn định nguồn lương thực từ cây lúa - Ảnh: H.N.K
Công tác quy hoạch CBCCVC nói chung và CBCCVC người DTTS trên địa bàn tỉnh được thực hiện nghiêm túc, đúng quy trình, thủ tục, dân chủ, khách quan; đảm bảo về trình độ chuyên môn, trình độ lý luận chính trị, quản lý nhà nước, số lượng và độ tuổi quy định đưa vào quy hoạch. Theo đó, việc quy hoạch được thực hiện theo Hướng dẫn số 16- HD/BTCTW, ngày 15/2/2022 của Ban Tổ chức Trung ương hướng dẫn một số nội dung cụ thể về công tác quy hoạch cán bộ; Quy định số 608-QĐ/TU, ngày 18/3/2022 của Tỉnh ủy Quảng Trị về công tác quy hoạch cán bộ và các văn bản có liên quan khác.
Trong quá trình chỉ đạo công tác quy hoạch cán bộ, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Trị luôn quan tâm đến cán bộ nữ, cán bộ người DTTS. Tại kết luận số 36-KL/TU, ngày 28/11/2016 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Trị “về đẩy mạnh công tác quy hoạch, luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý đến năm 2025 và những năm tiếp theo” có quy định: Tỉ lệ cán bộ người DTTS trong quy hoạch tương xứng với cơ cấu dân tộc của địa phương và phải cao hơn nhiệm kỳ hiện tại.
Nhờ đó, tỉ lệ cán bộ người DTTS trong quy hoạch của tỉnh Quảng Trị theo từng giai đoạn đã được nâng lên. Việc bổ nhiệm công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý thực hiện theo quy định tại Nghị định số 138/2020/NĐ-CP, ngày 27/11/2020 của Chính phủ và Nghị định số 115/2020/NĐ-CP, ngày 25/9/2020 của Chính phủ và quy định về phân cấp quản lý cán bộ của tỉnh.
Căn cứ các quy định nêu trên và các quy định khác của pháp luật có liên quan, các cơ quan, đơn vị, địa phương thực hiện việc quy hoạch, bổ nhiệm, điều động, luân chuyển CBCCVC bao gồm đội ngũ CBCCVC người DTTS thuộc thẩm quyền quản lý theo phân cấp đảm bảo đúng quy định, phù hợp với trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của CBCCVC và đảm bảo đúng yêu cầu vị trí việc làm đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Trong công cuộc xây dựng, đổi mới, hội nhập và phát triển đất nước hiện nay, Đảng và Nhà nước đã có nhiều chủ trương lãnh đạo, tổ chức thực hiện nhiệm vụ phát triển KT-XH, bảo đảm QP-AN, trong đó có chính sách chăm lo xây dựng, phát huy vai trò của người có uy tín trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Nghị quyết số 24-NQ/TW, ngày 12/3/2003, Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương khóa IX, “Về công tác dân tộc” đặt ra nhiệm vụ: Có chính sách động viên, bồi dưỡng, hướng dẫn và phát huy vai trò của những người có uy tín trong đồng bào DTTS trong việc thực hiện chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ở các địa bàn dân cư vùng đồng bào DTTS và miền núi. Đánh giá cao vị trí, vai trò của đội ngũ người có uy tín trong đồng bào DTTS, Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần tứ XVII cũng yêu cầu cần tiếp tục: Chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ, người có uy tín tiêu biểu trong vùng đông bào DTTS.
Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Quảng Trị Hồ Thị Lệ Hà trao giấy khen cho các già làng, trưởng bản, người có uy tín trong đồng bào DTTS - Ảnh: K.S
Hiện nay, toàn tỉnh Quảng Trị có 191 người có uy tín trong vùng đồng bào DTTS, đó là những hạt nhân tiêu biểu được người dân trong cộng đồng thôn, bản tín nhiệm bình chọn, suy tôn, được cấp có thẩm quyền quyết định công nhận, phê duyệt. Nhờ có kinh nghiệm, sự hiểu biết, am hiểu phong tục tập quán và thực tiễn địa phương, người có uy tín đã gương mẫu thực hiện có hiệu quả trên từng lĩnh vực của đời sống xã hội.
Thông qua nhiều hình thức tuyên truyền, vận động của người có uy tín, đồng bào các DTTS đã chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và quy định của địa phương. Người có uy tín là tấm gương sáng trong phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, vận động người dân ở thôn, bản chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất đạt hiệu quả cao.
Trong xây dựng nông thôn mới, người có uy tín ủng hộ, tham gia hiến đất, giải phóng mặt bằng để mở rộng các tuyến đường giao thông nông thôn, xây dựng các công trình phúc lợi xã hội... Thông qua việc xây dựng quy ước, hương ước trong thôn, bản, người có uy tín đã động viên gia đình, con cháu, dòng họ và người dân phát huy dân chủ, thực hiện quy chế tự quản, xây dựng cuộc sống mới ở khu dân cư; phản ánh tâm tư, nguyện vọng chính đáng của Nhân dân, tham gia ý kiến đóng góp thiết thực vào chương trình phát triển KT-XH, QP-AN, đặc biệt là công tác xây dựng Đảng, hệ thống chính trị các cấp trong tỉnh.
Tham gia công tác ở cơ sở, đảm nhiệm các chức vụ như bí thư chi bộ, trưởng thôn, bản, trưởng ban công tác Mặt trận và các tổ chức chính trị-xã hội; tham gia tổ hòa giải, tổ an ninh; là hội viên mẫu mực của các tổ chức chính trịxã hội. Người có uy tín tích cực cung cấp cho các ngành chức năng nhiều nguồn tin có giá trị trong công tác đấu tranh phòng, chống các loại tệ nạn, tội phạm, các hoạt động trái pháp luật trên địa bàn, đấu tranh với các âm mưu gây chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc, hưởng ứng và tham gia tích cực phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội tại thôn, bản, bảo vệ đường biên, cột mốc...
Người có uy tín có vai trò rất quan trọng trong giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc như khôi phục một số lễ hội truyền thống, sưu tầm, truyền dạy các làn điệu dân ca, dân vũ, các ngành nghề truyền thống của dân tộc mình; giữ gìn, phát huy phong tục tập quán tốt đẹp và xóa bỏ những hủ tục, đặc biệt trong thực hiện việc cưới, việc tang và lễ hội truyền thống của các dân tộc.
Với vai trò tiên phong, gương mẫu, người có uy tín thực sự là cầu nối quan trọng giữa Đảng, Nhà nước và Nhân dân, góp phần quan trọng trong việc tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc, giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội và xây dựng đời sống văn hóa nông thôn mới ở vùng đồng bào DTTS.
Một góc bản Ka Tăng, thị trấn Lao Bảo, huyện Hướng Hóa. -Ảnh: H.N.K
Để tiếp tục thực hiện tốt công tác phát triển đội ngũ CBCCVC người DTTS trong thời kỳ mới trên địa bàn tỉnh Quảng Trị trong thời gian tới, cấp ủy, chính quyền các cấp cần tiếp tục quan tâm thực hiện các nhiệm vụ cơ bản sau:
Thứ nhất, tiếp tục quán triệt sâu sắc quan điểm, chính sách của Đảng, Nhà nước về công tác dân tộc theo Nghị quyết số 24-NQ/TW, ngày 12/3/2003 của BCH Trung ương khóa IX “Về công tác dân tộc”; Kết luận số 65-KL/TW, ngày 30/10/2019 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW.
Triển khai có hiệu quả Nghị quyết số 12/NQCP, ngày 15/2/2020 của Chính phủ về triển khai Nghị quyết số 88/2019/QH14, ngày 18/11/2019 của Quốc hội về phê duyệt Đề án tổng thể phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030; Nghị quyết số 52/NQCP, ngày 15/6/2016 của Chính phủ về đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực các dân tộc thiểu số giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2030; Quyết định số 402/QĐ-TTg, ngày 14/3/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức người DTTS trong thời kỳ mới.
Thứ hai, tiếp tục rà soát, đánh giá đúng thực trạng công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển, đề bạt, bổ nhiệm, tuyển dụng, sử dụng cán bộ người DTTS, chú trọng cả số lượng hợp lý (theo tỉ lệ dân số) và bảo đảm chất lượng, xuất phát từ nhiệm vụ chính trị và đặc điểm xã hội của địa phương.
Thứ ba, thường xuyên kiểm tra, đánh giá, tổng kết việc thực hiện các nghị quyết của Đảng, Quốc hội, Chính phủ về công tác cán bộ nói chung, công tác cán bộ người DTTS nói riêng để kịp thời đề xuất các giải pháp nhằm không ngừng nâng cao trình độ, năng lực cho cán bộ người DTTS, phù hợp với địa bàn; đồng thời rà soát lại một số văn bản của Ban Thường vụ Tỉnh ủy liên quan đến nội dung thực hiện công tác cán bộ nữ, cán bộ trẻ, cán bộ người DTTS để có sự điều chỉnh, bổ sung hợp lý và tiếp tục đôn đốc, triển khai thực hiện. Nghiên cứu để có thêm chính sách hỗ trợ phù hợp đối với đội ngũ CBCCVC người DTTS trong công tác và trong học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ về mọi mặt.
Để phát huy vai trò, ảnh hưởng của đội ngũ người có uy tín thực sự là những người tiêu biểu, gương mẫu, là điểm tựa cho mọi điểm tựa khác trong vùng đồng bào DTTS, các cấp, các ngành trong hệ thống chính trị cần quan tâm xây dựng, thực hiện đồng bộ và quyết liệt một số giải pháp sau:
Thứ nhất, cần tiếp tục đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò của người có uy tín và công tác vận động, phát huy vai trò của người có uy tín phục vụ phát triển KT-XH, bảo đảm an ninh, trật tự vùng đồng bào DTTS. Công tác vận động, phát huy vai trò của người có uy tín trong vùng đồng bào DTTS phải đặt dưới sự chỉ đạo thống nhất của cấp ủy, chính quyền các cấp, có sự phối hợp chặt chẽ của các ban, ngành chức năng, trong đó cơ quan công an, dân tộc, dân vận, mặt trận làm nòng cốt.
Thực tiễn cho thấy, nơi nào cấp ủy, chính quyền, đoàn thể quan tâm chỉ đạo, chăm lo thực hiện tốt chế độ, chính sách đối với người có uy tín thì nơi đó phát huy tốt vai trò tích cực của người có uy tín tham gia các hoạt động, góp phần đưa chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đi vào cuộc sống một cách thiết thực, hiệu quả.
Do vậy, để phát huy vai trò của người có uy tín, cấp ủy, chính quyền các cấp cần tăng cường lãnh đạo, quản lý của chính quyền, huy động sự tham gia của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị-xã hội, đoàn thể các cấp trong thực hiện chính sách và công tác vận động, phát huy vai trò người có uy tín.
Nâng cao hiệu quả phối hợp của các cơ quan chức năng có liên quan trong quản lý và tổ chức thực hiện chính sách và công tác vận động, phát huy vai trò của người có uy tín. Thường xuyên đổi mới nội dung, đa dạng, linh hoạt hình thức vận động phù hợp với đặc điểm tâm lý, môi trường hoạt động, điều kiện hoàn cảnh khác nhau của người có uy tín để huy động tốt nhất sự tham gia của họ vào các hoạt động của địa phương.
Thứ hai, thường xuyên quan tâm và thực hiện đầy đủ, kịp thời chế độ, chính sách cho người có uy tín, như cập nhật thông tin, tập huấn, bồi dưỡng trang bị kiến thức; thăm hỏi, gặp gỡ, tiếp đón, tặng quà nhân các ngày lễ, tết; hỗ trợ vật chất khi ốm đau, gặp khó khăn, hoạn nạn; tham quan học tập kinh nghiệm; biểu dương khen thưởng người có uy tín tiêu biểu...bảo đảm nguyên tắc công khai, minh bạch, kịp thời, đúng người, đúng chế độ nhằm động viên người có uy tín tham gia hoạt động, phát huy vai trò của họ với cộng đồng. Tăng cường công tác kiểm tra, kịp thời phát hiện, ngăn ngừa, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong tổ chức thực hiện chính sách đối với người có uy tín.
Thứ ba, chăm lo xây dựng và đào tạo đội ngũ cán bộ ở cơ sở, nhất là cán bộ người DTTS nói chung, đội ngũ cán bộ làm công tác vận động người có uy tín nói riêng. Bởi đội ngũ cán bộ làm công tác vận động người có uy tín có vai trò, vị trí hết sức cần thiết, có ảnh hưởng lớn tới hiệu quả công tác này, họ là những người thực sự có năng lực nắm bắt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, kết nối Đảng và Nhà nước với người dân mật thiết hơn thông qua đội ngũ người có uy tín, có kiến thức, am hiểu về DTTS, phong tục, tập quán, có kiến thức về chính sách dân tộc, có kinh nghiệm và có tinh thần hy sinh, chịu đựng gian khổ, gần gũi với đồng bào DTTS, được người dân tin tưởng... là điều kiện rất quan trọng trong công tác vận động người có uy tín.
Thời gian tới là thời điểm tăng tốc để thực hiện hoàn thành các mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020-2025 đã đề ra đòi hỏi toàn Đảng bộ, toàn dân và toàn quân tỉnh ta, trong đó có đồng bào các DTTS tiếp tục phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, tiếp tục vượt qua khó khăn, đẩy mạnh công cuộc phát triển tỉnh nhà trong thời kỳ mới.
Đề nghị cộng đồng các DTTS trên địa bàn tỉnh tiếp nối truyền thống tốt đẹp của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, phát huy tinh thần tự lực tự cường, đoàn kết, yêu thương giúp đỡ lẫn nhau; tin tưởng vào sự lãnh đạo, quản lý, điều hành của Đảng, Nhà nước; phát huy bản sắc văn hóa tốt đẹp của dân tộc mình; ra sức thi đua lao động sản xuất để thoát nghèo bền vững, xây dựng đời sống ngày càng sung túc, góp phần xây dựng quê hương Quảng Trị ngày thêm giàu đẹp, văn minh.
QTO - Việc sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy được cả nước nói chung và tỉnh Quảng Trị nói riêng thực hiện khẩn trương, quyết liệt. Để quá trình sắp xếp này...
QTO - Ngày 19/12/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến: “Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất...
QTO - Nhiều năm qua, với sự vào cuộc tích cực của cả hệ thống chính trị, sự đồng thuận chung tay của Nhân dân, Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc trên địa...
QTO - Xác định nâng cao chất lượng công tác cải cách hành chính (CCHC), giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) là giải pháp quan trọng góp phần thúc đẩy phát...
QTO - Hướng đến Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số (DTTS) tỉnh Quảng Trị lần thứ IV năm 2024, UBND tỉnh Quảng Trị có các văn bản chỉ đạo, giao Báo Quảng...
QTO - Những năm qua, Bộ đội Biên phòng Quảng Trị luôn phát huy vai trò là lực lượng nòng cốt trong công tác tuần tra, bảo vệ, giữ gìn an ninh trật tự khu...
QTO - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Quyết định số 1396/QĐ-TTg ngày 15/11/2024 điều động, bổ nhiệm ông Võ Văn Hưng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân...
QTO - Thời gian qua, tỉnh Quảng Trị đặc biệt quan tâm triển khai các chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế (BHXH, BHYT). Các cấp ủy, chính quyền, tổ...
QTO - Năm 2024, Hội Cựu chiến binh (CCB) tỉnh Quảng Trị đã lãnh đạo, chỉ đạo hiệu quả phong trào thi đua “CCB giúp nhau giảm nghèo, làm kinh tế giỏi” do...
QTO - Sáng ngời phẩm chất “Bộ đội Cụ Hồ” trong phong trào có ý nghĩa kinh tế và nhân văn sâu sắc
QTO - Nhằm lan tỏa, lưu giữ những hình ảnh đẹp về khối đại đoàn kết toàn dân tộc, góp phần xây dựng và phát huy truyền thống đoàn kết toàn dân tộc trong...
QTO - Cùng với quá trình phát triển của cách mạng Việt Nam qua từng thời kỳ, trải qua 94 năm 18/11 (1930 - 2024) ra đời và phát triển, với nhiều tên gọi...