Cập nhật:  GMT+7

Chuyển hóa địa bàn, tuyến trọng điểm, phức tạp về trật tự an toàn giao thông đường bộ đạt kết quả tích cực

Qua hơn 7 tháng triển khai thực hiện Kế hoạch số 1009/KH-CAT-PC08 ngày 10/8/2023 của Công an tỉnh về chuyển hóa địa bàn, tuyến trọng điểm, phức tạp về trật tự an toàn giao thông đường bộ, tình hình trật tự, an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh có những chuyển biến rõ rệt. Đây được xem là một trong những giải pháp mang tính đột phá trong công tác của lực lượng Cảnh sát giao thông Công an tỉnh, được cấp ủy, chính quyền và Nhân dân đánh giá cao.

Chuyển hóa địa bàn, tuyến trọng điểm, phức tạp về trật tự an toàn giao thông đường bộ đạt kết quả tích cực

Công an huyện Hướng Hóa tuyên truyền, vận động cá biệt đối tượng thanh thiếu niên thường xuyên vi phạm Luật Giao thông đường bộ -Ảnh: D.T

Thời gian qua, tình hình trật tự an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh tiềm ẩn những nguy cơ phức tạp, nhất là tại địa bàn 2 huyện miền núi Hướng Hóa và Đakrông; số vụ vi phạm trật tự an toàn giao thông gia tăng, đặc biệt là tình trạng vi phạm trong lứa tuổi thanh thiếu niên...

Xuất phát từ thực trạng đó, Phòng Cảnh sát giao thông đã tham mưu lãnh đạo Công an tỉnh ban hành Kế hoạch số 1009/KH-CAT-PC08 ngày 10/8/2023 về chuyển hóa địa bàn, tuyến trọng điểm, phức tạp về trật tự an toàn giao thông đường bộ.

Thực hiện kế hoạch trên, lực lượng cảnh sát giao thông tổ chức rà soát, bổ sung điều tra cơ bản trên các tuyến, địa bàn trọng điểm, phức tạp về trật tự an toàn giao thông; thực hiện công tác tuyên truyền, gọi hỏi, răn đe giáo dục và tăng cường công tác tuần tra kiểm soát, xử lý các hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông.

Tại huyện miền núi Đakrông, địa hình nhiều đoạn đường đèo dốc, khúc cua nguy hiểm, hạn chế tầm nhìn; hạ tầng giao thông vẫn chưa được đầu tư đồng bộ.

Bên cạnh đó, trình độ nhận thức của người dân trên địa bàn còn hạn chế... nên tình hình trật tự an toàn giao thông luôn tiềm ẩn nhiều vấn đề phức tạp. Công an huyện Đakrông đã triển khai đồng bộ, quyết liệt các biện pháp công tác thực hiện có hiệu quả kế hoạch đặt ra.

Cụ thể, công an huyện đã tiến hành rà soát, lập danh sách gần 160 đối tượng thường xuyên hoặc có nguy cơ, điều kiện vi phạm pháp luật về giao thông trên địa bàn các xã, thị trấn; tổ chức ký cam kết chấp hành pháp luật về an toàn giao thông cho hơn 50 học sinh các trường học trên địa bàn huyện; tuyên truyền ký cam kết cho hơn 50 phụ huynh không giao xe mô tô cho con em chưa đủ điều kiện điều khiển phương tiện tham gia giao thông.

Ngoài ra, đơn vị tổ chức tuyên truyền và ký cam kết cho 6 doanh nghiệp vận tải và tập kết hàng hóa trên địa bàn, 3 doanh nghiệp khai thác cát sỏi; hướng dẫn kỹ năng lái xe cho khoảng 2.000 cán bộ, học sinh các trường học trên địa bàn huyện.

Thiếu tá Nguyễn Lý Tưởng, Đội trưởng Đội Cảnh sát giao thông - Trật tự, Công an huyện Đakrông, chia sẻ: Công an huyện Đakrông đã tham mưu, huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, các cơ quan, ban, ngành trên địa bàn với nhiều giải pháp phù hợp, thiết thực, quyết tâm chuyển hóa thành công địa bàn, tuyến trọng điểm, phức tạp về trật tự an toàn giao thông đường bộ, góp phần đảm bảo an toàn giao thông trên địa bàn.

Từ kết quả bước đầu của việc triển khai điểm chuyển hóa địa bàn, tuyến trọng điểm, phức tạp về trật tự an toàn giao thông đường bộ tại 2 huyện miền núi Đakrông và Hướng Hóa, lãnh đạo Công an tỉnh đã chỉ đạo công an các huyện, thị xã, thành phố triển khai kế hoạch, tạo sự đồng bộ, khép kín trên các tuyến giao thông.

Bám sát các nội dung triển khai kế hoạch, công an các địa phương đã kịp thời tổ chức điều tra cơ bản, xác định địa bàn, tuyến trọng điểm phức tạp về trật tự an toàn giao thông. Công an 2 huyện Hướng Hóa và Đakrông kịp thời xác định 17 tuyến, địa bàn trọng điểm, các điểm tiềm ẩn nguy cơ xảy ra tai nạn giao thông; rà soát 67 điểm bất hợp lý về tổ chức giao thông để kiến nghị, đề xuất đối với các cơ quan chức năng trong việc khắc phục; lập danh sách 270 cơ sở sửa chữa xe mô tô, xe gắn máy trên địa bàn để yêu cầu chủ cơ sở ký cam kết không sửa chữa, hoán cải phương tiện theo yêu cầu của chủ xe.

Bên cạnh đó, lực lương công an đã tiến hành rà soát, thống kê và lập danh sách gần 1.500 đối tượng là thanh, thiếu niên có biểu hiện, điều kiện, khả năng vi phạm pháp luật về giao thông như: điều khiển xe mô tô không gắn biển kiểm soát, không đội mũ bảo hiểm, lạng lách, đánh võng, phóng nhanh, vượt ẩu... nhằm tiến hành gọi hỏi, răn đe và tuyên truyền để không vi phạm Luật Giao thông đường bộ.

Giải pháp thiết thực nhất trong công tác chuyển hóa địa bàn, tuyến trọng điểm, phức tạp về trật tự an toàn giao thông đường bộ đó là tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về Luật Giao thông đường bộ cho người dân, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số. Lực lượng cảnh sát giao thông đã tổ chức gần 100 buổi tuyên truyền phổ biến pháp luật với nhiều hình thức như: tuyên truyền kết hợp tặng mũ bảo hiểm tại các cơ sở giáo dục, thôn, bản, khu dân cư; tổ chức vận động cá biệt, gọi hỏi, răn đe giáo dục, ký cam kết chấp hành pháp luật về giao thông; tổ chức tuyên truyền Luật Giao thông đường bộ tại các trường học; duy trì hiệu quả mô hình “Cổng trường an toàn giao thông”, Câu lạc bộ “Mặt trận đoàn thể tham gia tự quản đoạn đường bảo đảm trật tự an toàn giao thông”... qua đó huy động được sự chung tay của các cấp, ngành trong công tác tuyên truyền pháp luật an toàn giao thông.

Giải pháp nổi bật trong thực hiện kế hoạch này là lực lượng cảnh sát giao thông đã xác định tuyến, địa bàn, đối tượng trọng điểm để bố trí lực lượng, phương tiện, tăng cường tuần tra kiểm soát, xử lý vi phạm; kết hợp giữa tuần tra kiểm soát với sử dụng hệ thống camera giám sát để phát hiện, xử lý vi phạm, nhất là đối tượng thanh thiếu niên sử dụng phương tiện không gắn biển kiểm soát, phóng nhanh, vượt ẩu, không chấp hành hiệu lệnh của lực lượng cảnh sát giao thông.

Trong 7 tháng, lực lượng cảnh sát giao thông toàn tỉnh đã tổ chức gần 1.300 ca tuần tra kiểm soát; phát hiện, lập biên bản hơn 2.900 trường hợp vi phạm, trong đó người vi phạm ở lứa tuổi thanh thiếu niên hơn 400 trường hợp. Các lỗi bị xử lý chủ yếu là vi phạm quy định tốc độ, điều khiển xe mô tô dương tính với chất ma túy, có nồng độ cồn, không có giấy phép lái xe, giao xe cho người chưa đủ tuổi điều khiển...

Thượng tá Hoàng Văn Trung, Trưởng Phòng Cảnh sát giao thông, Công an tỉnh cho biết: Kết quả sau hơn 7 tháng thực hiện kế hoạch chuyển hóa địa bàn, tuyến trọng điểm, phức tạp về trật tự an toàn giao thông đường bộ cho thấy chủ trương đúng đắn, kịp thời của Công an tỉnh, thể hiện sự quyết liệt, quyết tâm của lãnh đạo Công an tỉnh đối với lĩnh vực trật tự an toàn giao thông.

Lực lượng Cảnh sát giao thông toàn tỉnh đã bám sát các mục tiêu, yêu cầu của kế hoạch; huy động tối đa lực lượng, phương tiện, thiết bị kỹ thuật, tổ chức đồng bộ các biện pháp công tác. Nhờ vậy, tình hình an toàn giao thông tại các địa bàn thực hiện chuyển hóa đã có chuyển biến tích cực, đặc biệt là tình trạng thanh thiếu niên điều khiển phương tiện tụ tập, phóng nhanh, vượt ẩu giảm đáng kể.

Diệu Thúy

Tin liên quan:

Diệu Thúy

 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Hai vợ chồng đều làm thứ trưởng

Hai vợ chồng đều làm thứ trưởng
2024-05-01 05:30:00

QTO - Cách đây khá lâu tôi có nhận được quyển sách do gia đình bà Lê Thị Diệu Muội, nguyên Thứ trưởng Bộ Nội thương (nay là Bộ Công thương) gửi tặng. Quyển...

Đến với sứ mệnh “chữa lành”

Đến với sứ mệnh “chữa lành”
2024-04-04 05:45:00

QTO - Từ nước Anh xa xôi, Tổ chức MAG đã có mặt tại Việt Nam, đến Quảng Trị với mong muốn góp sức “chữa lành” cho mảnh đất từng hứng chịu bom đạn chiến...

Tin liên quan

Gợi ý

Thời tiết