{title}
{publish}
{head}
Bằng nhiều giải pháp tích cực, phù hợp, các cấp ủy đảng trên địa bàn tỉnh Quảng Trị huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân triển khai thực hiện công tác bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và đạt nhiều kết quả đáng kể. Thông qua các hoạt động bảo tồn văn hóa đã góp phần tăng cường đoàn kết giữa các dân tộc; xây dựng đời sống mới, nâng cao đời sống tinh thần cho người dân, tạo động lực thúc đẩy phát triển KT-XH, xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị vùng đồng bào DTTS của tỉnh ngày càng vững mạnh.
Học sinh Trường Phổ thông DTNT Hướng Hóa trình diễn trang phục truyền thống -Ảnh: Trường PTDTNT
Lan tỏa phong trào làm theo Bác
Quá trình triển khai thực hiện các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của cấp trên, đặc biệt là Nghị quyết số 33-NQ/TW, ngày 9/6/2014 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước, các địa phương gắn liền với thực hiện Chỉ thị số 05- CT/TW của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.
Lễ hội A Za (Mừng lúa mới) được phục dựng tại xã Lìa, huyện Hướng Hóa -Ảnh: K.S
Học tập và làm theo tấm gương Bác Hồ, nhiều nghệ nhân ở đại ngàn Trường Sơn lớn tuổi, sức khỏe suy giảm nhưng vẫn tâm huyết duy trì và truyền dạy nghề truyền thống đan lát; dệt thổ cẩm; chế tác, sử dụng nhạc cụ; hát, sáng tác lời dân ca...
Họ luôn truyền cảm hứng, tình yêu văn hóa truyền thống cho người dân ở địa phương, đặc biệt là thế hệ trẻ. Đam mê với tình yêu văn hóa dân tộc, họ là “ngọn lửa” bảo tồn văn hóa luôn rực cháy ở đại ngàn.
Tiêu biểu như: Nghệ nhân Ưu tú Mai Hoa Sen, người dân tộc Pa Kô ở xã Tà Rụt, huyện Đakrông. Ông biết làm nhiều loại nhạc cụ dân tộc và chơi được hầu hết các bản nhạc truyền thống, sáng tác lời dân ca, đan các loại vật dụng bằng tre, nứa, mây...
Phần lớn các lễ hội ở địa phương ông đều là người truyền đạt kinh nghiệm, cách thức sử dụng nhạc cụ, bố trí văn nghệ truyền thống phù hợp để thế hệ kế cận chuẩn bị cho lễ hội chu đáo, tổ chức thành công tốt đẹp.
Ông Mai Hoa Sen thường nói với đồng bào ở quê hương rằng: “Tôi yêu văn hóa của dân tộc Pa Kô như máu thịt trên cơ thể, tôi sẽ sống hết mình với việc gìn giữ, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống đến hơi thở cuối cùng”.
Hay ông Hồ Văn Chôn ở thôn Kỳ Tăng, xã Lìa, huyện Hướng Hóa là một trong số ít nghệ nhân người Pa Kô duy trì chế tác và sử dụng khèn bè, chế tác tù và, đàn môi. Nghệ nhân Hồ Pen ở thôn A Máy, xã Lìa, huyện Hướng Hóa được xem là người “giữ hồn” cồng chiêng khi ông vừa biểu diễn nhạc cụ cồng chiêng thành thạo vừa có thể sửa chữa nhiều loại nhạc cụ cồng chiêng bị hỏng, góp phần cho nghi lễ, lễ hội, các buổi sinh hoạt, chương trình biểu diễn văn hóa, văn nghệ của địa phương hay hơn...
Kế tiếp truyền thống của ông cha, thế hệ trẻ người đồng bào DTTS ở các địa phương đã có nhiều đóng góp cho công tác bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc. Điển hình như nghệ nhân Hồ Thị Thới ở Khối 6, thị trấn Khe Sanh, huyện Hướng Hóa luôn nỗ lực nghiên cứu, sưu tầm, học và thực hành các nhạc cụ, các làn điệu dân ca, dệt thổ cẩm, ẩm thực, tích cực tham gia các hoạt động văn hóa, văn nghệ truyền thống...
Là đảng viên trẻ, anh Hồ Văn Ngởi người Pa Kô ở bản A Môr, xã Lìa dành nhiều thời gian, tâm sức đi khắp các bản làng ở Hướng Hóa tìm hiểu truyền thống văn hóa đồng bào Pa Kô, Vân Kiều và ghi lại bằng những thước phim ý nghĩa, góp phần quảng bá rộng rãi tình yêu văn hóa truyền thống và chung tay gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc đến với mọi người.
Cô giáo Lê Thiên Lý, giáo viên bộ môn Văn, Trường THCS Khe Sanh đam mê tìm hiểu, nghiên cứu, sưu tầm văn hóa đặc sắc của đồng bào Vân Kiều để làm nguồn “tư liệu sống”, lồng ghép giờ học văn, các buổi học ngoại khóa...
“Tôi muốn đem những hiểu biết của mình truyền hứng thú học tập cho học sinh và khơi dậy tinh thần đoàn kết, giữ gìn, bảo tồn văn hóa của người DTTS, góp phần đổi mới phương pháp dạy và học ở trường học miền núi”, cô Lý chia sẻ.
Nhiều kết quả phấn khởi
Chưa bao giờ, phong trào bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa của đồng bào DTTS ở các huyện, xã miền núi của Quảng Trị phát triển mạnh như những năm gần đây. Được Đảng, Nhà nước quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, ban hành các chủ trương, chính sách với nhiều chương trình, dự án ưu tiên bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống các DTTS, các cấp ủy, chính quyền trên địa bàn tỉnh tích cực lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện, tạo sự đồng thuận, hưởng ứng cao của đông đảo người dân.
Dù tuổi cao, sức yếu nhưng Nghệ nhân Ưu tú Mai Hoa Sen (cầm mic) vẫn tích cực tham gia các hoạt động bảo tồn văn hóa truyền thống -Ảnh: K.S
Nhiều phong tục đẹp của người Vân Kiều, Pa Kô được các địa phương quan tâm phục dựng sống động, tái hiện lại những nghi thức đẹp trong lễ tục tưởng chừng chỉ còn trong quá khứ thu hút sự tham gia của đông đảo nghệ nhân, người dân, góp phần thúc đẩy phát triển du lịch cộng đồng vùng đồng bào DTTS.
Tiêu biểu như Lễ hội Ariêu Piing (cải táng) được phục dựng tại xã Tà Rụt, A Bung (huyện Đakrông); Lễ hội A Za (mừng lúa mới) được phục dựng tại xã Hướng Phùng (huyện Hướng Hóa); lễ nối dây ân linh thần núi được phục dựng tại xã Tà Rụt...
Chị Hồ Thị Hồi ở thôn A Liêng, xã Tà Rụt, huyện Đakrông vui vẻ nói: “Tôi may mắn được sinh ra và lớn lên ở địa phương giàu bản sắc văn hóa truyền thống. Đặc biệt, tôi nhiều lần được tham gia, chứng kiến phục dựng các lễ hội lớn của quê hương nên tôi nắm khá rõ các lễ tục đẹp, được bồi đắp thêm tình yêu văn hóa của dân tộc mình. Từ đó, tôi có thể kể lại những câu chuyện đẹp các lễ hội, lễ tục; truyền dạy cách làm những món ăn truyền thống cho con, cháu, người dân trong thôn biết để cùng giữ gìn bản sắc văn hóa của người Pa Kô”.
Nhiều nét văn hóa đặc trưng của đồng bào DTTS được sưu tầm, lưu giữ. Các giá trị văn hóa truyền thống về trang phục, dân ca, dân vũ, nghề thủ công truyền thống, như: đan lát, dệt thổ cẩm, rèn, mộc, dược liệu, men lá... được bảo tồn và phát huy. Các loại nhạc cụ truyền thống như cồng, chiêng, trống, khèn; các làn điệu dân ca được bảo tồn...
Bí thư Chi bộ, Trưởng Phòng Văn hóa - Thông tin huyện Đakrông Phan Xuân Liệu thông tin: “Huyện đã xây dựng được 1 nhà dài truyền thống của đồng bào dân tộc Pa Kô tại xã A Ngo; khôi phục 16 ngôi nhà truyền thống của đồng bào Vân Kiều tại xã Đakrông. Toàn huyện hiện có hàng trăm chiếc cồng, chiêng được lưu giữ tại các hộ gia đình, với 11 lễ hội truyền thống, 20 loại nhạc cụ và trên 6 làn điệu dân ca đặc sắc được đưa vào hạng mục bảo tồn và phát triển. Duy trì được 4 đội cồng chiêng. Tham gia hội thi cồng chiêng quốc tế tại Tây Nguyên, làng văn hóa các dân tộc Việt Nam và các hoạt động văn hóa lớn của tỉnh, huyện đem về nhiều giải thưởng cao cho tỉnh, huyện”.
Các địa phương còn quan tâm hỗ trợ xây dựng và quảng bá thương hiệu một số sản phẩm ẩm thực mang nét đặc trưng của người Vân Kiều, Pa Kô. Xây dựng thương hiệu một số sản phẩm ngành nghề thủ công truyền thống của đồng bào DTTS như: nghề dệt thổ cẩm ở thôn Klu (xã Đakrông), nghề đan lát vật dụng bằng các nguyên liệu bản địa ở xã Tà Long (huyện Đakrông), khóm Ka Tăng (thị trấn Lao Bảo, huyện Hướng Hóa), nghề làm chổi đót ở thôn Cu Pua (xã Đakrông), thôn Hà Lệt (xã Tân Thành - Hướng Hóa), rượu cần Nhất Hùng ở xã Hướng Hiệp, rượu men lá xã Pa Nang (huyện Đakrông)...
Tạo điều kiện để các sản phẩm hàng hóa của đồng bào Vân Kiều, Pa Kô tham gia gian hàng triển lãm vào các dịp hội chợ; triển lãm do tỉnh, huyện, xã, thị trấn tổ chức. Triển khai thực hiện nghiêm túc các chính sách đối với nghệ nhân Nhân dân, nghệ nhân Ưu tú.
Quan tâm tổ chức mở lớp học tiếng Brũ -Vân Kiều cho cán bộ, công chức, viên chức giúp họ có thể giao tiếp, am hiểu hơn về phong tục, tập quán, văn hóa của đồng bào DTTS trên địa bàn, góp phần hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Nhiều trường học đưa chương trình giáo dục văn hóa truyền thống lồng ghép vào các hoạt động của đơn vị, qua đó, giúp cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh trong nhà trường nâng cao ý thức bảo tồn và phát huy văn hóa đặc trưng cũng như bồi đắp thêm tình yêu văn hóa của dân tộc, tiêu biểu như ở các trường: PTDT nội trú huyện Hướng Hóa, PTDT nội trú huyện Đakrông, TH&THCS A Xing, Mầm non A Xing (Hướng Hóa), Tiểu học Tà Rụt, A Bung (Huyện Đakrông), THPT Hướng Hóa, THPT A Túc,...
Tại trung tâm huyện Hướng Hóa, Đakrông các thiết chế văn hóa được quan đầu tư xây dựng, cơ bản đáp ứng nhu cầu của đời sống tinh thần người dân như: Nhà văn hóa truyền thống đồng bào dân tộc Vân Kiều, Pa Kô phục vụ cho việc giới thiệu và trưng bày những tài liệu về sự nghiệp hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh, những hiện vật gắn với đời sống sinh hoạt hằng ngày của người dân tộc Vân Kiều, Pa Kô vào các dịp lễ lớn của quê hương.
Phần lớn nhà văn hóa xã đạt chuẩn; thôn, bản có nhà văn hóa được đầu tư thiết bị phục vụ sinh hoạt văn hóa. Thường xuyên tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao gắn với các truyền thống dân tộc Vân Kiều, Pa Kô như: lễ hội cồng chiêng, múa, hát, bóng đá, bóng chuyền, bắn cung, bắn nỏ, đẩy gậy, kéo co... trong các dịp lễ hội, ngày hội đại đoàn kết dân tộc.
Qua đó, tôn vinh truyền thống lịch sử, bản sắc văn hóa các DTTS, giáo dục truyền thống yêu nước, phát huy sức mạnh tổng hợp của khối đại đoàn kết toàn dân tộc; quảng bá, giới thiệu tiềm năng và lợi thế của địa phương trong phát triển du lịch cộng đồng, kêu gọi quảng bá, xúc tiến đầu tư, góp phần đưa các huyện miền núi ngày càng phát triển bền vững.
Bên cạnh bảo tồn các giá trị văn hóa trong cộng đồng, các địa phương đã có nhiều chủ trương kêu gọi các tổ chức hỗ trợ đồng bào các DTTS tổ chức các lớp tập huấn, đào tạo giáo viên dạy tiếng Brũ-Vân Kiều, nghệ nhân nhạc cụ truyền thống, nghệ nhân cồng chiêng, nghề dệt thổ cẩm... để gìn giữ, lưu truyền các giá trị văn hóa truyền thống cho các thế hệ sau.
“Nhìn chung, việc giữ gìn, phát huy, bảo tồn văn hóa của đồng bào các DTTS trên địa bàn huyện được thực hiện tích cực và đạt nhiều kết quả đáng kể. Ngân sách đầu tư cho lĩnh vực văn hóa không ngừng được nâng lên, các thiết chế văn hóa từng bước được hoàn thiện. Đã huy động được nguồn lực lớn đầu tư cho việc xây dựng các thiết chế văn hóa. Hiện nay, một số giá trị văn hóa truyền thống của các DTTS trên địa bàn huyện đang được định hướng xây dựng thành sản phẩm du lịch, góp phần thực hiện nhiệm vụ thúc đẩy du lịch dần trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của địa phương”, Bí thư Huyện ủy Nguyễn Tăng thông tin.
Những năm trở lại đây, với sự quan tâm, hỗ trợ từ trung ương đến địa phương, đặc biệt là nguồn vốn Dự án 6 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025, các địa phương hưởng lợi đã có nhiều hoạt động thiết thực trong công tác bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống.
Riêng trong năm 2023, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch triển khai nhiều hoạt động như: dẫn đoàn gồm 30 nghệ nhân và diễn viên quần chúng người đồng bào DTTS tham gia Ngày hội Văn hóa các dân tộc miền Trung tại tỉnh Bình Định năm 2023. Kết quả, tỉnh Quảng Trị đoạt 1 giải A , 4 giải B và 1 giải C.
Tổ chức 4 lớp tập huấn nghiệp vụ cho 120 học viên tại các xã vùng đồng bào DTTS; xây dựng phim tài liệu về văn hóa truyền thống của đồng bào DTTS với nội dung: “Hành trình cây lúa nước của đồng bào dân tộc Vân Kiều, Pa Kô”; hỗ trợ trang thiết bị cho 7 thôn tại xã Tà Rụt, huyện Đakrông; hỗ trợ xây dựng 25 tủ sách cộng đồng cho các xã tại vùng đồng bào DTTS; tổ chức thành công hội thi thể thao các DTTS tỉnh Quảng Trị lần thứ II năm 2024; tổ chức tập huấn về nghiệp vụ, truyền dạy văn hóa phi vật thể tại các huyện có đồng bào DTTS; ngày hội giao lưu, liên hoan về các loại hình văn hóa, nghệ thuật truyền thống của đồng bào DTTS...
Ngoài ra, Phân hội Văn học nghệ thuật các DTTS tỉnh sưu tầm, tổng hợp, biên soạn xuất bản tập 1 và tập 2 sách “Những giá trị văn hóa đặc sắc của người Bru - Vân Kiều và Pa Kô”. Trong đó, tập 1 đoạt giải B Giải thưởng Văn học nghệ thuật “Quảng Trị - 50 năm xây dựng, đổi mới và phát triển”; tập 2 đoạt giải A Giải thưởng Văn học nghệ thuật tỉnh Quảng Trị năm 2023; xuất bản tập sách “Người Vân Kiều, Pa Kô làm theo Bác Hồ” năm 2022.
Kô Kăn Sương - Võ Thái Hòa
Bài 5: Tạo sức sống cho giá trị văn hóa truyền thống
QTO - Xác định vai trò quan trọng của các mô hình trong phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc (BVANTQ) đối với công tác đảm bảo an ninh trật tự (ANTT)...
QTO - Giữa năm 1944, số phận của chủ nghĩa phát xít Đức - Ý- Nhật trong cuộc chiến tranh thế giới thứ hai đã được định đoạt. Nắm vững thời cơ, Đảng ta...
Thư cảm ơn của Huyện ủy - HĐND - UBND - Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Vĩnh Linh
QTO - Phát huy truyền thống tốt đẹp của những người con mang họ Bác Hồ, có không ít đảng viên đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) ở dọc dãy Trường Sơn hùng vĩ...
NDO - Theo Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường, Quốc hội sẽ kiện toàn chức danh Chủ tịch nước tại Kỳ họp thứ 8 vào tháng 10/2024 theo Nghị...
QTO - Xác định văn hóa là hồn cốt của dân tộc, trên cơ sở sự lãnh đạo, chỉ đạo, hướng dẫn của các cấp, nhiều cấp ủy đảng, chính quyền vùng đồng bào dân tộc...
QTO - Bằng những cách làm sáng tạo, nội dung thiết thực, những năm qua, cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Ba Tầng đã phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ...
QTO - Tối 25/8, tại thị trấn Hồ Xá, huyện Vĩnh Linh long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 70 năm truyền thống Vĩnh Linh 25/8 (1954 - 2024), đón nhận Huân chương...
QTO - Sống giữa đại ngàn Trường Sơn hùng vĩ, đời sống văn hóa của đồng bào DTTS ở tỉnh Quảng Trị kết tinh bao đời vô cùng phong phú và đa dạng, mang đậm đà...
QTO - Từ một vùng quê bị chiến tranh hủy diệt, phải xây dựng lại cơ đồ từ đói nghèo, lạc hậu sau ngày hòa bình, Vĩnh Linh đã từng bước làm nên điều kỳ diệu...
QTO - Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là nhà lãnh đạo tài năng, có cống hiến đặc biệt xuất sắc về lý luận của Đảng, nhà văn hoá lớn, người cộng sản trung...
QTO - Tình hình tội phạm và vi phạm pháp luật về hành vi mua bán, vận chuyển trái phép vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ và pháo trên tuyến biên giới...