{title}
{publish}
{head}
Hội nghị lần thứ 9 Ban Chấp hành (BCH) Trung ương Đảng khóa XI ban hành Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 9/6/2014 về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước với 5 quan điểm, trong đó có quan điểm “Văn hóa thực sự trở thành nền tảng tinh thần vững chắc của xã hội, là sức mạnh nội sinh quan trọng bảo đảm sự phát triển bền vững và bảo vệ vững chắc Tổ quốc vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. Với quan điểm này, vị trí, vai trò của văn hóa vô cùng quan trọng đối với sự phát triển bền vững đất nước và quan hệ chặt chẽ với kinh tế, chính trị và xã hội. Đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) Quảng Trị, trong quá trình phát triển KT-XH , trước tác động của nhiều yếu tố, bên cạnh những giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc được phát huy, thì cũng có nhiều nét văn hóa đặc trưng dần bị mai một, thành tựu trong lĩnh vực văn hóa chưa tương xứng; chưa đủ để tác động có hiệu quả trong việc xây dựng con người và KT-XH. Chính vì thế, nhiều chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước và các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương đầu tư bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống để vun đắp cho sự phát triển nền tảng tinh thần của đồng bào. |
Sống giữa đại ngàn Trường Sơn hùng vĩ, đời sống văn hóa của đồng bào DTTS ở tỉnh Quảng Trị kết tinh bao đời vô cùng phong phú và đa dạng, mang đậm đà bản sắc dân tộc. Trải qua bao biến thiên của lịch sử, do ảnh hưởng nhiều yếu tố tác động nên một số nét văn hóa đặc trưng của đồng bào nơi đây có nguy cơ bị mai một. Thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về bảo tồn và phát triển văn hóa, trong đó có chính sách bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa các DTTS, hệ thống chính trị các cấp trên địa bàn tỉnh đã cụ thể hóa và có nhiều cách làm hay, sáng tạo nhằm khơi dậy phong trào gìn giữ, phát triển những nét đẹp văn hóa của đồng bào DTTS.
Nguy cơ mai một
Quảng Trị có nhiều đồng bào DTTS đoàn kết sinh sống, trong đó người Vân Kiều và Pa Kô chiếm số đông với khoảng 14% dân số toàn tỉnh, sống tập trung dưới chân dãy Trường Sơn ở các huyện Đakrông, Hướng Hóa và một số ít ở Vĩnh Linh, Gio Linh, Cam Lộ.
Mỗi dân tộc đều có những nét văn hóa độc đáo, đặc trưng riêng. Cuộc sống của người Vân Kiều, Pa Kô gắn bó với núi rừng, tâm hồn hòa quyện với thiên nhiên nên phong tục, tập quán của họ vô cùng phong phú, đa dạng. Vì thế, văn hóa của đồng bào có nhiều nét đặc trưng khó lẫn vào đâu được từ ngôn ngữ, trang phục, lễ hội, nhạc cụ, dân ca, dân vũ đến ẩm thực, nghề thủ công truyền thống, các tục cưới, hỏi, ma chay, dựng nhà...
Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, cứu nước cũng như trong thời kỳ đổi mới, người Vân Kiều, Pa Kô một lòng theo Đảng, theo Bác Hồ, đóng góp sức người, sức của góp phần bảo vệ, xây dựng quê hương, đất nước. Đặc biệt, nhờ những phong tục, tập quán hay, độc lạ của mình, đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh đã giúp cán bộ cách mạng tránh được tai mắt của địch, hoàn thành xuất sắc nhiều nhiệm vụ quan trọng như: đúc khuyên tai rỗng để cất giấu tài liệu mật vận chuyển cho cán bộ cách mạng; dùng a chói (chiếc gùi) tiếp lương, tải đạn; sử dụng âm thanh các loại nhạc cụ như: đàn talư, sáo... tạo ra những bản nhạc phấn chấn, khích lệ tinh thần đấu tranh của Nhân dân chống giặc...
Kiến trúc nhà sàn của đồng bào dân tộc thiểu số ở Hướng Hóa đang có nguy cơ bị mai một - Ảnh: V.T.H
Cồng, chiêng được lưu giữ cẩn thận tại một gia đình người Pa Kô ở xã Tà Rụt, huyện Đakrông - Ảnh: K.S
Bước vào thời kỳ đổi mới, đồng bào DTTS ở Quảng Trị chung sức, đồng lòng khắc phục khó khăn, xây dựng cuộc sống mới, nhiều phong tục, tập quán của đồng bào DTTS được nghiên cứu, sưu tầm và phục dựng, nhiều giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc được phát huy...
Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của xã hội, sự giao thoa văn hóa nhiều vùng miền, sự phát triển của các loại hình văn hóa mới và nhiều nguyên nhân khác, một số nét văn hóa đặc sắc có nguy cơ bị mai một như: nghi lễ - lễ hội, nghề truyền thống, các trò chơi dân gian, nhạc cụ...
Đặc biệt, những nghệ nhân am hiểu sâu sắc và đang nắm giữ “linh hồn” của các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào các DTTS ngày càng ít và đang đứng trước nguy cơ thất truyền... Việc bảo tồn, khai thác giá trị văn hóa các DTTS ở các địa phương hiện vẫn chưa tương xứng với giá trị của sản phẩm văn hóa.
Công tác sưu tầm, biên soạn, lập hồ sơ khoa học về các di sản văn hóa truyền thống chưa được thực hiện. Điển hình tại huyện Hướng Hóa, theo thống kê chưa đầy đủ hiện chỉ còn 4 hộ lưu giữ nghề dệt thổ cẩm, 755 hộ giữ nghề đan lát, 99 hộ lưu giữ nghề làm rượu từ men lá rừng. Các lễ hội đặc sắc của đồng bào DTTS được tổ chức ít dần, chỉ có Lễ hội Mừng lúa mới phổ biến ở một số bản làng.
Tỉ lệ người mặc trang phục truyền thống ít. Kiến trúc nhà ở của đồng bào Vân Kiều, Pa Kô đã có phần cách tân, pha trộn kiến trúc của nhiều nơi, không còn giữ nguyên theo kiến trúc truyền thống...
Bí thư Huyện ủy Hướng Hóa Nguyễn Tăng cho hay: “Trước nguy cơ nhiều giá trị văn hóa đặc sắc của đồng bào Vân Kiều, Pa Kô dần mai một, công tác bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa của đồng bào các DTTS là nhiệm vụ quan trọng, cần thiết. Do đó, cần huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở trong triển khai thực hiện nhiệm vụ này và Nhân dân là chủ thể sáng tạo”.
Chủ trương của Đảng hợp lòng dân
Ông Hồ Văn Lập ở thôn A Rông, xã Lìa, huyện Hướng Hóa là một trong số ít người còn giữ được nghề rèn truyền thống - Ảnh: K.S
Xác định, công tác bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa các dân tộc nói chung, văn hóa các DTTS nói riêng là nhiệm vụ quan trọng, là động lực của sự phát triển, trên cơ sở các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo của trung ương, đặc biệt là Nghị quyết số 03- NQ/TW, ngày 16/7/1998, của BCH Trung ương tại Hội nghị Trung ương 5 (khóa VIII) về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; Nghị quyết số 33-NQ/TW, ngày 9/6/2014 của BCH Trung ương Đảng (khóa XI) về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước; quan điểm phát triển văn hóa tại Văn kiện Đại hội XIII của Đảng: “Khắc phục sự chênh lệch về trình độ phát triển và đời sống văn hóa giữa các vùng, miền, các giai tầng xã hội, đặc biệt quan tâm đến vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào các DTTS...
Quan tâm, tạo điều kiện phát triển văn hóa, văn nghệ của các DTTS”, Tỉnh ủy Quảng Trị đã có nhiều văn bản lãnh đạo, chỉ đạo công tác bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa các DTTS trên địa bàn tỉnh. Tỉnh ủy đặc biệt quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo các cấp ủy đảng tập trung lãnh đạo, chỉ đạo các đơn vị, địa phương liên quan khảo sát thực tế để nắm bắt tình hình, khó khăn, tồn tại, tham mưu giải pháp để tỉnh có những chính sách kịp thời hỗ trợ bảo tồn, phát huy phù hợp. Tập trung triển khai có hiệu quả các chính sách về công tác dân tộc, trong đó có bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa đặc sắc của đồng bào các DTTS.
Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Đăng Quang nhấn mạnh: “Gần đây nhất, Tỉnh ủy ban hành Chỉ thị số 14-CT/TU, ngày 15/12/2021 về tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng đối với công tác dân tộc. Theo đó, yêu cầu cụ thể hóa và tập trung triển khai các chính sách, chương trình, dự án phát triển KT-XH, đảm bảo QPAN; rà soát, đánh giá hiệu quả việc thực hiện các chính sách dân tộc, đồng thời, điều chỉnh, bổ sung phù hợp với vùng đồng bào DTTS và miền núi của tỉnh, giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030. Trong đó, đầu tư xây dựng hệ thống thiết chế văn hoá cơ sở, nâng cao mức hưởng thụ văn hóa của người dân; sưu tầm, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa tốt đẹp của các DTTS đi đôi với xóa bỏ các hủ tục”.
Cụ thể hóa các chính sách phát triển văn hóa phù hợp
Trong quá trình triển khai thực hiện các văn bản của Đảng, Nhà nước, UBND tỉnh cũng đã ban hành nhiều văn bản, kế hoạch chỉ đạo các đơn vị, địa phương trong công tác bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa đặc sắc của đồng bào DTTS ở địa phương. Ngày 25/7/2023, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Nam ký ban hành Kế hoạch số 162/KH-UBND triển khai thực hiện Dự án “Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các DTTS gắn với phát triển du lịch” giai đoạn 2021-2030 trên địa bàn tỉnh Quảng Trị. Mục đích của kế hoạch nhằm khôi phục, bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống, bồi dưỡng cán bộ văn hóa, nghệ nhân, hỗ trợ cơ sở vật chất, trang thiết bị, nâng cao mức hưởng thụ văn hóa cho đồng bào DTTS gắn với phát triển du lịch.
Tiếp thu sự lãnh đạo, chỉ đạo của trung ương, Tỉnh ủy và trên cơ sở quan điểm của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong bài viết “Ra sức xây dựng, giữ gìn và phát huy những giá trị đặc sắc của nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” đăng trên Tạp chí Cộng sản, số 979 (tháng 12/2021): “Văn hóa là hồn cốt của dân tộc, nói lên bản sắc của dân tộc. Văn hóa còn thì dân tộc còn...”, các tổ chức cơ sở đảng vùng đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh phát huy tốt vai trò của mình, có nhiều giải pháp tích cực, phù hợp trong khai thác và phát huy giá trị văn hóa truyền thống dân tộc theo các lĩnh vực cụ thể, tạo được sự đồng thuận trong Nhân dân.
Đakrông là huyện có khoảng 80% dân số là người Vân Kiều và Pa Kô. Để văn hóa các DTTS ở địa phương được bảo tồn, phát huy, các cấp ủy, chính quyền trên địa bàn huyện đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo triển khai thực hiện như: đổi mới, nâng cao chất lượng xây dựng đời sống văn hóa; đầu tư, bảo tồn, tôn tạo, chống xuống cấp hệ thống di tích lịch sử văn hóa; đổi mới, nâng cao chất lượng xây dựng đời sống văn hóa huyện Đakrông giai đoạn 2022-2025, định hướng đến 2030..., đặc biệt, có Chương trình hành động số 76-CTr/HU, ngày 6/1/2015 về việc thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW BCH Trung ương Đảng khóa XI về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước; Nghị quyết số 05-NQ/HU, ngày 11/11/2021 của BCH Đảng bộ huyện về xây dựng đời sống văn hóa giai đoạn 2001-2025 định hướng đến năm 2030; Đề án 143/ĐA-UBND, ngày 30/6/2022 của UBND huyện về việc thực hiện Chương trình MTQG phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS và miền núi huyện Đakrông giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030; Đề án số 229/ĐAUBND, ngày 29/11/2022 của UBND huyện về đổi mới, nâng cao chất lượng xây dựng đời sống văn hóa huyện Đakrông giai đoạn 2022-2025, định hướng đến 2030 và Nghị quyết 119/NQ-HĐND, ngày 15/12/2022 của HĐND huyện thông qua đề án này.
Bí thư Huyện ủy Đakrông Nguyễn Trí Tuân cho biết: “Ngay sau khi có các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn, các cấp ủy đảng, chính quyền trên địa bàn huyện nghiêm túc triển khai thực hiện công tác bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa của đồng bào các DTTS. Nhiều đảng ủy ban hành nghị quyết chuyên đề về công tác này và được đông đảo cán bộ, đảng viên, công nhân viên chức và Nhân dân hưởng ứng thực hiện có hiệu quả”.
Huyện Hướng Hóa, nơi có gần 50% dân số là người Vân Kiều, Pa Kô cũng tích cực triển khai nhiều giải pháp bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa của đồng bào các DTTS. Đặc biệt, ngày 28/10/2021, BCH Đảng bộ huyện Hướng Hóa khóa XVII ban hành Nghị quyết số 02-NQ/HU về bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa đồng bào DTTS Vân Kiều, Pa Kô trên địa bàn huyện Hướng Hóa.
“Đây là nghị quyết quan trọng, với quan điểm không chỉ có nhiệm vụ gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa các DTTS mà còn là điều kiện cốt lõi để xây dựng môi trường du lịch, tạo ra các sản phẩm du lịch độc đáo, hấp dẫn, góp phần thúc đẩy ngành du lịch từng bước trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của huyện”, Bí thư Huyện ủy Hướng Hóa Nguyễn Tăng khẳng định.
Hiện thực hóa Nghị quyết số 02-NQ/HU, UBND huyện Hướng Hóa ban hành các kế hoạch cụ thể. Tập trung triển khai các giải pháp phù hợp, sát thực với điều kiện thực tế của địa phương. Gắn trách nhiệm, huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị trong thực hiện nhiệm vụ bảo tồn văn hóa các DTTS. Xây dựng kế hoạch đầu tư cơ sở vật chất, thiết chế văn hóa thôn, bản, phục vụ nhu cầu đời sống tinh thần của người dân.
Chú trọng xây dựng môi trường văn hóa truyền thống, đặc biệt là tổ chức các hoạt động văn hóa, phục dựng lễ hội, thành lập các câu lạc bộ di sản, tập huấn kỹ năng hát dân ca truyền thống và nghệ thuật biểu diễn cồng chiêng, sử dụng các loại nhạc cụ.
Tăng cường công tác truyền thông, quảng bá trên các phương tiện thông tin đại chúng về bản sắc văn hóa các DTTS nhằm nâng cao ý thức về việc bảo tồn văn hóa dân tộc trong Nhân dân.
Kô Kăn Sương - Võ Thái Hòa
Bài 2 : Đánh thức linh hồn dân tộc
QTO - Để thực hiện Công điện số 102/CĐ-TTg ngày 6/10/2024, Công điện số 117/CĐ-TTg ngày 18/11/2024, Chỉ thị số 42/CT-TTg ngày 09/11/2024 và Quyết định số...
QTO - Những năm qua, Chi bộ cơ quan Tỉnh đoàn đã đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh với nhiều cách làm đa dạng,...
QTO - Từ một vùng quê bị chiến tranh hủy diệt, phải xây dựng lại cơ đồ từ đói nghèo, lạc hậu sau ngày hòa bình, Vĩnh Linh đã từng bước làm nên điều kỳ diệu...
QTO - Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là nhà lãnh đạo tài năng, có cống hiến đặc biệt xuất sắc về lý luận của Đảng, nhà văn hoá lớn, người cộng sản trung...
QTO - Tình hình tội phạm và vi phạm pháp luật về hành vi mua bán, vận chuyển trái phép vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ và pháo trên tuyến biên giới...
QTO - Trải qua 70 năm (1954-2004) xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, lực lượng Công an Vĩnh Linh đã đồng hành với quê hương, đất nước trong sự nghiệp đấu...
QTO - Ngày 20/7/1954, Hiệp định Giơ-ne-vơ về lập lại hòa bình ở Đông Dương được ký kết, vĩ tuyến 17 là giới tuyến quân sự tạm thời. Lúc này, Vĩnh Linh là...
QTO - Phát huy truyền thống anh hùng của lực lượng công an nhân dân vũ trang giới tuyến năm xưa, ngày nay các đồn biên phòng Hướng Lập và Cửa Tùng không...
QTO - Tỉnh Quảng Trị có trên 187 km đường biên giới chung với các tỉnh Savannakhet và Salavan (Lào). Khu vực biên giới đất liền có 2 huyện Hướng Hóa và...
QTO - 79 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo của Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Quân khu 4, của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, được sự đùm bọc, nuôi dưỡng...
QTO - Chủ tịch Hồ Chí Minh - Lãnh tụ kính yêu của dân tộc Việt Nam. Cả cuộc đời Người đấu tranh không mệt mỏi vì độc lập, tự do cho Tổ quốc, vì hạnh phúc...
QTO - Khi nhắc đến đảo Cồn Cỏ, ngay từ thuở “khai thiên lập địa” cho đến tận bây giờ, trong tâm khảm người dân vùng Đông Vĩnh Linh, đảo Cồn Cỏ như một...