
{title}
{publish}
{head}
Cán bộ, công chức, viên chức được bố trí làm việc tại đơn vị hành chính mới sẽ được bảo lưu chế độ tiền lương, phụ cấp chức vụ hiện hưởng trong thời gian 6 tháng, trước khi áp dụng theo quy định mới; không phân biệt cán bộ, công chức Trung ương, cấp tỉnh hay cấp xã trong áp dụng chế độ, chính sách...là những nội dung quan trọng trong hướng dẫn của Bộ Nội vụ sau khi triển khai sắp xếp đơn vị hành chính và mô hình chính quyền địa phương 2 cấp.
Bảo lưu chế độ lương, phụ cấp chức vụ trong 6 tháng
Theo Bộ Nội vụ, khoản 4, Điều 11, Nghị quyết số 76/2025/UBTVQH15 ngày 14/4/2025 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính năm 2025 (Nghị quyết số 76/2025/UBTVQH15) quy định: “Giữ nguyên chế độ, chính sách tiền lương và phụ cấp chức vụ (nếu có) hiện hưởng của cán bộ, công chức, viên chức chịu ảnh hưởng của việc sắp xếp đơn vị hành chính mà vẫn là cán bộ, công chức, viên chức tại các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị trong thời gian 6 tháng kể từ khi có văn bản bố trí công tác. Sau thời gian này, thực hiện chế độ, chính sách và phụ cấp chức vụ theo quy định của pháp luật”.
Trung tâm phục vụ hành chính công xã Bà Nà (TP. Đà Nẵng) - Ảnh: VGP
Đồng thời tại Điều 13, Nghị quyết số 76/2025/UBTVQH15 quy định: Người dân, cán bộ, công chức viên chức, người lao động, người hưởng lương trong lực lượng vũ trang trên địa bàn đơn vị hành chính sau sắp xếp tiếp tục hưởng chế độ, chính sách đặc thù áp dụng theo vùng, theo khu vực hoặc theo đơn vị hành chính như trước khi sắp xếp cho đến khi có quyết định mới của cấp có thẩm quyền.
Giữ nguyên phạm vi, đối tượng và nội dung của các chế độ, chính sách theo quy định của trung ương và địa phương áp dụng đối với đơn vị hành chính như trước khi sắp xếp cho đến khi có quyết định khác của cấp có thẩm quyền.
Trường hợp có thay đổi tên gọi của đơn vị hành chính sau sắp xếp thì sử dụng tên gọi mới của đơn vị hành chính để tiếp tục tổ chức thực hiện các chế độ, chính sách đặc thù.
Tại điểm 1.1.4, khoản 1, Mục V, Phần thứ hai, Quyết định số 759/QĐ-TTg ngày 14/4/2025 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt đề án sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp (Quyết định số 759/QĐ-TTg) quy định: “Bảo lưu chế độ, chính sách tiền lương và phụ cấp chức vụ hiện hưởng (nếu có) của cán bộ, công chức, viên chức được bố trí làm việc tại đơn vị hành chính cấp tỉnh mới sau sắp xếp trong thời gian 6 tháng. Sau thời gian này sẽ thực hiện chế độ, chính sách tiền lương và phụ cấp chức vụ phù hợp với quy định mới của pháp luật”.
Đồng thời, tại điểm 1.2.4, khoản 1, Mục V, Phần thứ hai, Quyết định này quy định: “Bảo lưu chế độ, chính sách tiền lương và phụ cấp chức vụ hiện hưởng (nếu có) của cán bộ, công chức, viên chức được bố trí làm việc tại đơn vị hành chính cấp xã mới sau sắp xếp trong thời gian 6 tháng. Sau thời gian này sẽ thực hiện chế độ, chính sách tiền lương và phụ cấp chức vụ phù hợp với quy định mới của pháp luật”.
Thực hiện thống nhất từ Trung ương đến cấp xã
Một căn cứ pháp lý quan trọng được Bộ Nội vụ dẫn chiếu là Luật Cán bộ, công chức số 80/2025/QH15, vừa được Quốc hội khóa XV thông qua tại kỳ họp thứ 9 và chính thức có hiệu lực từ ngày 1/7/2025..
Luật mới có nhiều điểm đổi mới quan trọng, trong đó quy định rõ: Chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức từ Trung ương đến cấp xã được thực hiện thống nhất theo quy định của pháp luật hiện hành; không phân biệt cán bộ, công chức Trung ương, cán bộ, công chức cấp tỉnh và cán bộ, công chức cấp xã.
Trên cơ sở các quy định nêu trên, Bộ Nội vụ đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chỉ đạo các cơ quan liên quan, đặc biệt là Sở Nội vụ và Chủ tịch UBND cấp xã, phường, đặc khu thuộc phạm vi quản lý tổ chức triển khai thực hiện chế độ tiền lương, phụ cấp lương (nếu có) đối với cán bộ, công chức, viên chức được bố trí sau sắp xếp. Việc triển khai cần bảo đảm công khai, minh bạch, đúng đối tượng.
Chính sách bảo lưu chế độ tiền lương và phụ cấp chức vụ trong thời gian chuyển tiếp là giải pháp bảo đảm quyền lợi chính đáng cho cán bộ, công chức, viên chức, đồng thời hỗ trợ các địa phương ổn định tổ chức bộ máy trong giai đoạn sắp xếp lại đơn vị hành chính và triển khai mô hình chính quyền địa phương hai cấp.
Việc áp dụng thống nhất chính sách trong toàn hệ thống cũng giúp xóa bỏ khoảng cách giữa các cấp hành chính, tạo điều kiện cho cán bộ các cấp được đối xử bình đẳng về chế độ, chính sách và có cơ hội phát triển nghề nghiệp bình đẳng trong hệ thống chính trị.
Theo Chinhphu.vn
QTO - Ngày 1/7/2025 đi vào lịch sử khi tỉnh Quảng Trị (mới) chính thức được thành lập từ sự sáp nhập tỉnh Quảng Bình và Quảng Trị (cũ), đánh dấu một bước...
Trong ngày giỗ đầu cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, mỗi nén hương, mỗi bó hoa của người dân không chỉ thể hiện tấm lòng thành kính, sự tưởng nhớ mà còn là lời hứa noi gương cố...
Thay mặt Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trần Cẩm Tú đã ký ban hành Kết luận số 176- KL/TW của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về một số nội dung, nhiệm vụ trọng tâm trong hoạt...
QTO - Khi chính thức khép lại hành trình công tác sau hơn 40 năm gắn bó với quê hương, Đại biểu Quốc hội khóa XV, nguyên Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị...
QTO - Gần trọn hai thập kỷ đứng chân trên địa bàn xã Kim Ngân, tỉnh Quảng Trị, cùng với thực hiện tốt, duy trì nghiêm công tác huấn luyện, sẵn sàng chiến...
QTO - Ngày 1/7/2025, bộ máy hành chính 2 cấp tại Quảng Trị chính thức vận hành, đánh dấu một giai đoạn phát triển mới với mục tiêu tinh gọn, hiệu lực, hiệu...
Sáng 6/7, theo giờ địa phương, tức tối cùng ngày giờ Việt Nam, tại Rio de Janeiro, nhân dịp tham dự Hội nghị Thượng đỉnh BRICS mở rộng và thực hiện các hoạt động song phương...